Tăng trưởng huy động vốn theo loại tiền năm 2011

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của hệ thống ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 41 - 44)

Về cơ cấu đồng tiền, tốc độ huy động vốn bằng VND và ngoại tệ chậm dần qua

các tháng, trong đó từ tháng 8/2011 huy động vốn bằng ngoại tệ chậm hơn hẳn so

với huy động vốn bằng VND. Đến cuối năm 2011, huy động vốn VND tăng 14,6% so với cuối năm 2010; huy động ngoại tệ cũng chỉ tăng 4,1% - đây là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2004. Tháng 4/2011, NHNN áp dụng chính sách trần lãi suất huy

động vốn bằng đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại các TCTD, tốc độ tăng của huy động vốn ngoại tệ đã chậm lại rõ rệt, làm giảm bớt tình trạng đơ la hóa.

2.1.6 Năm 2012

Nền kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp dưới tác động của khủng hoảng nợ công Châu Âu. Ở trong nước, kinh tế vĩ mô, tiền tệ cũng đối mặt với nhiều khó

khăn, thách thức. Lạm phát vẫn ở mức cao vào năm 2011, mặt bằng lãi suất cho vay

cao, tỷ giá biến động và chịu áp lực gia tăng. Nhiều TCTD gặp khó khăn thanh khoản, tiềm ẩn rủi ro hệ thống. Trên cơ sở bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ

và chỉ đạo của Chính phủ, NHNN đã chủ động xây dựng các chỉ tiêu định hướng, đề ra các biện pháp, điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng, triển khai quyết liệt trong toàn hệ thống và đã đạt được các kết quả đáng kể góp phần quan trọng vào công cuộc ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tốc độ tăng trưởng huy động vốn tăng 17,9% trong năm 2012, cao hơn đáng kể so với mức 12,4% năm 2011 cho thấy kênh đầu tư gửi tiền tại hệ thống ngân hàng là khá hấp dẫn trong năm 2012 so với các kênh đầu tư khác như thị trường chứng

khốn sụt giảm mạnh, bất động sản đóng băng, ngoại tệ ít biến động cịn thị trường vàng bị siết chặt do NHNN mạnh tay quản lý. Bên cạnh đó, chênh lệch lãi suất VND và lãi suất ngoại tệ được duy trì hợp lý kết hợp với các biện pháp chống đô la

hóa khác như thu hẹp đối tượng được vay ngoại tệ, duy trì tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối

với tiền gửi ngoại tệ cao hơn đối với tiền gửi VND, ổn định tỷ giá,… đã giúp giảm mạnh tình trạng đơ la hóa, thể hiện rõ rệt qua cơ cấu đồng tiền huy động năm 2012.

Đến cuối năm 2012, huy động vốn VND tăng 25,1% so với năm 2011, cao hơn mức tăng 14,6% của năm 2011 trong khi huy động vốn ngoại tệ giảm 11,8%.

2.1.7 Năm 2013

Nền kinh tế thế giới có tín hiệu phục hồi nhưng chưa ổn định và bền vững. Nền kinh tế một số nước trên thế giới cũng đang dần hồi sinh do có tác động của hàng loạt chính sách kích thích kinh tế. Trong nước, nền kinh tế vĩ mô cũng đạt được một số mục tiêu quan trọng như kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị tiền đồng,.. Bên cạnh

đó cũng cịn khá nhiều chỉ tiêu vẫn chưa đạt được như kỳ vọng khi tăng trưởng

GDP chỉ đạt 5,42%, tổng cầu nền kinh tế suy giảm, số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể ngày càng gia tăng, thị trường bất động sản tiếp tục đóng băng và dịng vốn chưa thể khai thơng trong nền kinh tế. Trong bối cảnh của nền kinh tế vĩ mô, ngành ngân hàng cũng đã thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ và đã được những kết quả đáng kể như kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá, quản lý thị trường

vàng khơng gây bất ổn,… Tính đến tháng 9, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của hệ thống ngân hàng tăng 11,74% trong đó huy động bằng VND tăng 11,63% và bằng ngoại tệ tăng 12,43%. Đến cuối tháng 12, chỉ số này chỉ tăng ở mức 19,91%

trong đó bằng ngoại tệ tăng 13,7%, bằng VND tăng khá cao 15,93% so với cuối

năm 2012.

2.1.8 Năm 2014

Năm 2014, kinh tế - xã hội nước ta diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới phục

hồi chậm sau suy thối tồn cầu. Các nền kinh tế lớn phát triển theo hướng đẩy

nhanh tăng trưởng nhưng có nhiều yếu tố rủi ro trong việc điều chỉnh chính sách

tiền tệ. Sản xuất kinh doanh trong nước chịu áp lực từ những bất ổn về kinh tế và chính trị của thị trường thế giới, cùng với những khó khăn từ những năm trước chưa

được giải quyết triệt để như áp lực về khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chưa

cao; sức ép nợ xấu cịn nặng nề; hàng hóa trong nước tiêu thụ chậm; năng lực quản lý và cạnh tranh của doanh nghiệp thấp... Hoạt động ngân hàng tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn trong đó tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của hệ thống

HUY ĐỘNG VỐN TỪ NỀN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2006 - 2014 0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000 3,500,000 4,000,000 4,500,000 5,000,000 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 T đ n g 0 10 20 30 40 50 60 %

NHTM tại Việt Nam cũng có xu hướng chậm lại. Tính đến cuối năm 2014, tốc độ này chỉ đạt được 16,96% ( giảm so với mức 19,91% của năm 2013).

Nhận xét diễn biến nguồn vốn huy động của hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam giai đoạn 2007 – 2014

Quy mô của nguồn vốn huy động và tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động giai đoạn 2006 – 2014 được thể hiện ở hình 2.3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của hệ thống ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 41 - 44)