Chỉ số giá tiêu dùng – CPI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của hệ thống ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 46)

2.2 PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ MÔ ĐẾN

2.2.1 Chỉ số giá tiêu dùng – CPI

Diễn biến của chỉ số giá tiêu dùng và chỉ số tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy

động của hệ thống NHTM giai đoạn 2007 – 2014 được trình bày ở hình 2.4

Hình 2.4 Diễn biến chỉ số CPI và tốc độ tăng trưởng DEPOSIT

Nguồn: GSO, HOSE

Năm 2007

Đặc biệt, do tác động của tình hình kinh tế thế giới và trong nước, chỉ số giá tiêu

dùng có xu hướng tăng cao so với các năm trước đây đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của nhân dân. Tháng 1 và

tháng 2, CPI tăng cao hơn so với các tháng trước lần lượt là 1,1% và 2,2%, phù hợp với tập quán tăng tiêu dùng vào tháng Chạp của năm âm lịch, nhưng đến tháng 3 chỉ số CPI giảm 0,2% do ảnh hưởng của sau Tết Nguyên Đán. Từ tháng 4 cho đến

tháng 10 chỉ số CPI tăng đều nhỏ hơn 1%/ tháng nhưng đến tháng 11 và 12 chỉ số CPI bắt đầu tăng tốc với mức tăng là 1,23% và 2,1% khi xuất hiện những bất ổn trong nền kinh tế vĩ mô do sự tăng trưởng nóng ở năm 2006 – 2007 . Kết thúc năm 2007, chỉ số CPI tăng 12,63% cao hơn mức tăng 6,6% của năm 2006, lạm phát tăng từ 7,45% lên 8,3%. Trong mức tăng của lạm phát, nhóm lương thực – thực phẩm chiếm khoảng 65%, là động lực chủ yếu tác động làm lạm phát tăng cao. Nguyên

nhân chủ yếu do tác động bất lợi của kinh tế toàn cầu, nhất là sự tăng giá mạnh của các mặt hàng thiết yếu như dầu thô, lương thực, thép…đồng thời trong điều kiện mở cửa của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới, khoảng 70% hàng xuất khẩu có nguyên liệu từ hàng nhập khẩu thì việc thế giới tăng giá có tác động đến giá cả

trong nước.

Với sự gia nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, ngành ngân hàng đã đạt được những thành tựu đáng kể, tổng nguồn vốn huy động của hệ thống NHTM tăng vượt bậc so với những năm trước. Qua diễn biến của chỉ số CPI và chỉ số tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động trong năm 2007, mối quan hệ cùng chiều của hai chỉ số

này không phù hợp với lý thuyết. Khi lạm phát tăng cao, người dân có khuynh

hướng chuyển qua các kênh đầu tư khác như vàng, bất động sản,… để đảm bảo

được giá trị của đồng tiền. Tuy nhiên trong năm 2007 nguồn vốn huy động của hệ

thống ngân hàng tăng cao do có nhiều tác động tốt từ nền kinh tế.

Năm 2008

Tiếp tục xu hướng tăng mạnh trong hai tháng cuối năm 2007, chỉ số CPI tiếp tục

gia tăng nhanh với tốc độ bình quân 1,53%/tháng trong năm 2008. Tháng 9/2008 CPI tăng thấp nhất từ đầu năm do giá trên thị trường thế giới của một số hàng hoá nước ta nhập khẩu đã giảm và sản xuất nông nghiệp trong nước được mùa, nhưng

yếu tố quan trọng nhất là do những nỗ lực của các cấp, các ngành trong việc thực hiện 8 nhóm giải pháp của Chính phủ. Do đó dưới tác động của chính phủ trong việc thực hiện 8 giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, trong 3 tháng cuối năm diễn biến của CPI có xu hướng tích cực đều giảm lần lượt là 0,19%; 0,76% và 0,68%. Tính cả năm 2008, chỉ số CPI tăng 19,89% và trong năm 2008 tốc

độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của hệ thống NHTM chỉ đạt 22,87% (thấp hơn

nhiều so với mức tăng của năm 2007). Như vậy năm 2008, chỉ số CPI và nguồn vốn

huy động có mối quan hệ ngược chiều nhau.

Năm 2009, Chính phủ quyết tâm hơn trong việc phòng chống lạm phát và đạt

được những kết quả nhất định. Chỉ số CPI năm tương đối ổn định, ngoài tháng 2 và

tháng 12 chỉ số tiêu dùng tăng trên 1%, các tháng còn lại giảm hoặc tăng thấp nên cả năm 2009 CPI chỉ ở mức 6,52%,tính bình qn cả năm tăng ở mức 6,88% và đạt mục tiêu dưới 10% do Quốc hội đề ra, và thấp hơn nhiều so với năm 2007. Tuy nhiên, nếu so sánh với các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới thì CPI ở Việt Nam vẫn ở mức cao.

Đối mặt với nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, cùng với việc bám sát vào mục tiêu và giải pháp của chính phủ, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ chủ động, góp phần trong việc đạt được các kết quả tích cực của nền kinh tế cũng như của hệ thống ngân hàng. Cụ thể là tổng nguồn vốn huy động của hệ thống NHTM có mức

tăng vượt hơn so với năm 2008, cụ thể tăng 29,88%.

Diễn biến của CPI năm 2009 có xu hướng giảm do tác động của các chính sách kiềm chế lạm phát của chính phủ, trong khi đó tổng nguồn vốn huy động thì lại có mức tăng khả quan hơn so với năm trước nhưng nhìn chung cả hai chỉ số này có mối quan hệ ngược chiều trong năm 2009.

Năm 2010

Tiếp theo đà của sự thành cơng trong việc phịng ngừa lạm phát tăng cao của

năm 2009, Chính phủ tiếp tục đưa ra chính sách phát triển kinh tế năm 2010 nhằm

phấn đấu phục hồi tốc độ tăng trưởng, ngăn chặn lạm phát cao trở lại,…Tuy chỉ số giá tiêu dùng có dấu hiệu gia tăng trở lại vào tháng 1 và tháng 2 với mức bình quân

1,66%/tháng nhưng sang tháng 3 đến hết tháng 9 mức bình quân đã giảm xuống còn

0,21%/tháng. Trong những tháng cuối năm, thị trường giá cả có nhiều biến động

phức tạp, giá nhiều hàng hóa có xu hướng tăng cao, chỉ số giá tiêu dùng của tháng

11 và tháng 12 tăng cao ở mức 1,86% và 1,98%, tính cả năm 2010, chỉ số CPI tăng ở mức hai con số 11,75% so với năm trước. Trong khi các biến số kinh tế vĩ mô không được khả quan, thị trường vàng bị siết chặt, bất động sản chưa có dấu hiệu

khốn trầm lắng, giao dịch ít, thì kênh huy động vốn của ngân hàng đạt được kết quả khả quan hơn so với năm 2009, tổng nguồn vốn huy động tăng 36,24%. Như vậy mối quan hệ giữa CPI và tổng nguồn vốn huy động trong năm 2010 không phù hợp với lý thuyết.

Năm 2011

Lạm phát cuối kỳ tăng 18,13%, cao hơn mức 11,75% của năm 2010. Lạm phát

có xu hướng chậm lại từ tháng 5 trước các giải pháp thắt chặt chính sách vĩ mơ của

Chính phủ. Hơn nữa lạm phát cuối năm 2011 bình quân đạt 0,94%/tháng, thấp hơn nhiều so với mức bình quân 2,33%/tháng của 4 tháng đầu năm 2011. Trong năm này, lạm phát là biến số vĩ mô được quan tâm đặc biệt bởi những diễn biễn phức tạp của nó. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán cũng chịu nhiều ảnh hưởng và khó khăn, các doanh nghiệp phần lớn không đạt được kế hoạch doanh thu và lợi nhuận đặt ra, hệ thống ngân hàng cũng gặp khó khăn về thanh khoản, tốc độ huy động vốn

của hệ thống ngân hàng thương mại tăng trưởng huy động ở mức thấp. Tính cả năm 2011, tổng huy động vốn từ nền kinh tế của hệ thống ngân hàng tăng đạt được ở

mức khá thấp 12,46% so với cuối năm trước. Trong khi mức tăng trưởng của tổng nguồn vốn huy động tăng ở mức thấp thì lạm phát lại tăng lên khá cao so với năm

trước. Như vậy mối quan hệ ngược chiều giữa CPI và nguồn vốn huy động của hệ

thống NHTM Việt Nam năm 2011 phù hợp với lý thuyết.

Năm 2012

Chất lượng kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong năm 2012 đã được cải thiện đáng kể, lạm phát giảm xuống nhiều (so với mức 18,13% của năm 2011), chỉ tăng ở mức 6,8%, một con số khá lạc quan đối với nền kinh tế và đạt được mục tiêu đề ra của Chính phủ là dưới 10%. Nhìn lại, lạm phát năm 2012 chỉ nhỉnh hơn mức tăng

6,52% của năm 2009 – năm suy giảm kinh tế mạnh. Điều này cho thấy tính kịp thời và hiệu quả của việc thực hiện các chủ trương, chỉ thị của Chính phủ về việc kiềm chế lạm phát, ổn định tình hình kinh tế vĩ mơ.

Năm 2012 có thể là một năm khó khăn của ngành ngân hàng về nhiều mặt, tăng

trưởng tín dụng thấp, nợ xấu tăng vọt, lợi nhuận giảm sút, nhiều TCTD làm ăn thua

lỗ, một số ngân hàng yếu kém buộc phải cơ cấu. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có một số mặt tích cực ngành ngân hàng đạt được như thanh khoản của hệ thống được đảm bảo, tỷ giá ổn định, lãi suất giảm mạnh, đặc biệt là tổng nguồn vốn huy động tăng

17,9% - mức tăng cao hơn so với năm 2011.

Như vậy trong năm 2011 lạm phát có xu hướng tăng chậm hay ổn định, nền

kinh tế vĩ mơ có chiều hướng tốt hơn, người gửi tiền chọn kênh gửi tiền tại ngân hàng là kênh đầu tư an toàn và nhận được mức lãi suất thực cao hơn. Do đó, tốc độ

tăng trưởng nguồn vốn huy động của hệ thống NHTM trong năm nay có xu hướng tăng nhiều hơn so với năm trước, điều này phù hợp với lý thuyết về mối quan hệ ngược chiều của hai chỉ số CPI và tổng nguồn vốn huy động.

Năm 2013

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2013 tăng 0,51% so với tháng trước và tăng

6,04% so với tháng 12/2012. Đây là năm có chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Trong năm nay, CPI tăng cao vào quý I và quý III với mức

tăng bình quân tháng là 0,8%; quý II và quý IV, CPI tương đối ổn định và tăng ở

mức thấp với mức tăng bình quân tháng là 0,4%. Đây là sự thành cơng của Chính phủ trong việc điều chỉnh lạm phát và chính sách thắt chặt tiền tệ, do đó từ năm

2011, lạm phát ở mức 2 con số nhưng đến 2013 chỉ còn ở mức 6,04%/năm.

Tiếp tục với diễn biến của tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động thì trong

năm 2013 tốc độ tăng trưởng ổn định qua các tháng, tính cả năm, chỉ số này tăng

19,91% so với năm 2012.

Lạm phát trong năm 2013 tiếp tục được kiềm chế tốt và có xu hướng giảm nhẹ,

đạt ở mức 6,04%, đồng thời tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động chỉ tăng

19,91% - cao hơn mức tăng của năm 2012. Như vậy mối quan hệ giữa hai chỉ số này có quan hệ ngược chiều – điều này phù hợp với lý thuyết.

Chỉ số giá tiêu dùng CPI trong năm 2014 tiếp tục giảm mạnh, cả năm CPI chỉ tăng 4,09% so với năm 2013. Mức lạm phát này thấp hơn nhiều so với mục tiêu 7%

mà Quốc hội giao. Đặc biệt trong năm 2014 CPI có xu hướng giảm ở những tháng cuối năm, cụ thể giảm 0,27% và 0,24% ở tháng 11 và 12. Điều này cho thấy CPI năm 2014 tăng thấp kỷ lục, phá vỡ quy luật tăng ở những tháng cuối năm. Trong khi đó tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động cũng có xu hướng giảm nhẹ so với năm 2013 chỉ đạt 16,96% so với năm 2013. Như vậy trong năm 2014 CPI và tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động có mối quan hệ cùng chiều khi hai chỉ số này đều giảm.

Nhận xét mối quan hệ giữa chỉ số giá tiêu dùng CPI và chỉ số tốc độ tăng

trưởng nguồn vốn huy động của hệ thống NHTM giai đoạn 2007 – 2014

Khi CPI tăng cao ở những năm 2008 và 2011 thì mức độ tăng của chỉ số tổng nguồn vốn huy động lại có xu hướng giảm so với năm trước. Đồng thời trong năm 2009, 2012 và 2013 khi CPI giảm thì chỉ số tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy

động có mức tăng cao hơn so với năm trước đó. Riêng năm 2007 và 2010, CPI và

nguồn vốn huy động cũng có quan hệ cùng chiều nhau khi cả hai chỉ số này đều

tăng so với năm trước. Năm 2014 hai chỉ số này giảm so với năm trước thể hiện mối

quan hệ cùng chiều. Các mối quan hệ giữa CPI và nguồn vốn huy động được thể

hiện ở bảng 2.1.

Bảng 2.1 Quan hệ giữa CPI và nguồn vốn huy động của hệ thống NHTM Việt Nam

Năm CPI DEPOSIT Mối quan hệ

2007, 2010 Tăng Tăng Cùng chiều

2008, 2011 Tăng cao Giảm Ngược chiều

2009, 2012, 2013 Giảm Tăng Ngược chiều

INTEREST 0 5 10 15 20 J a n -0 7 J u l- 0 7 J a n -0 8 J u l- 0 8 J a n -0 9 J u l- 0 9 J a n -1 0 J u l- 1 0 J a n -1 1 J u l- 1 1 J a n -1 2 J u l- 1 2 J a n -1 3 J u l- 1 3 J a n -1 4 J u l- 1 4 % DEPOSIT 0.00 20.00 40.00 60.00 J a n -0 7 J u l- 0 7 J a n -0 8 J u l- 0 8 J a n -0 9 J u l- 0 9 J a n -1 0 J u l- 1 0 J a n -1 1 J u l- 1 1 J a n -1 2 J u l- 1 2 J a n -1 3 J u l- 1 3 J a n -1 4 J u l- 1 4 2.2.2 Lãi suất

Diễn biến của lãi suất và nguồn vốn huy động của hệ thống NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2007 – 2014 được trình bày trong Hình 2.5

Hình 2.5: Diễn biến của lãi suất và tốc độ tăng trưởng DEPOSIT

Nguồn: IMF

Năm 2007

Năm 2007, để tránh tác động không thuận lợi đối với tăng trưởng kinh tế,

NHNN giữ nguyên các mức lãi suất do NHNN cơng bố, do đó lãi suất huy động tiền gửi nhìn chung được duy trì ở mức ổn định ở mức 7 – 8%/ năm. Lãi suất trong bốn

tháng đầu năm có sự điều chỉnh tăng nhẹ từ 0,06% - 0,12%, nhưng từ tháng 5 đến

11/2007, lãi suất có xu hướng giảm nhẹ từ 0,1% - 0,2%/năm. Từ giữa tháng 11 đến cuối năm 2007, lãi suất có biểu hiện tăng cục bộ ở một số NHTM cổ phần nhưng

chưa ảnh hưởng đến đến mặt bằng chung của lãi suất do lãi suất của nhóm NHTM

nhà nước (chiếm 60% thị phần) vẫn duy trì ổn định. Trong thời gian này, tốc độ

tăng trưởng nguồn vốn huy động của hệ thống nhìn chung tăng khá mạnh và vượt

bậc, trong khi lãi suất ở mức ổn định, điều này cho thấy dường như lãi suất khơng có sự ảnh hưởng nào lên tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của hệ thống

NHTM trong năm này.

Ngay từ đầu năm, lạm phát gia tăng mạnh, các ngân hàng gặp khó khăn trong

cơng tác huy động vốn, nhiều ngân hàng phải đẩy lãi suất huy động tăng mạnh với

mức tăng từ 0,6%/năm lên đến 3,36%/năm, lãi suất huy động tiền gửi cao nhất lên

đến 13,8%/năm. Nhiều NHTM còn áp dụng các chương trình siêu lãi suất, khiến

cho mặt bằng lãi suất lên đến 13 – 14,4%/năm. Trước tình hình đó, NHNN đã đưa

ra cơng điện u cầu các NHTM không được vượt quá mức 12%/năm. Đến tháng 6/2008, NHNN điều chỉnh lãi suất cơ bản từ 12%/năm lên 14%/năm, nhiều NHTM

đã điều chỉnh tăng lãi suất nhằm ngăn chặn việc giảm vốn huy động, mức lãi suất

huy động lên đến 16% – 18%. Lãi suất huy động tăng mạnh một phần nhằm kiềm

chế lạm phát, ổn định vĩ mô, và một phần do sự phát triển quá nóng của TTCK, nên

tăng lãi suất để giảm bớt lượng tiền đổ vào chứng khoán và thu hút tiền gửi qua

kênh ngân hàng. Từ quý 3/2008, chỉ số CPI có xu hướng tăng chậm và giảm, cho thấy được tín hiệu khả quan về kiềm chế lạm phát, NHNN đã từng bước nới lỏng chính sách tiền tệ, lãi suất huy động được điều chỉnh giảm về mức 8%/năm vào cuối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của hệ thống ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)