Diện tích, dân số trung bình và mật độ dân số của Vùng

Một phần của tài liệu Chương trình giảng dạy kinh tế fulbright đề cương luận văn (Trang 27)

Địa phƣơng Diện tích

(km2) Dân số trung bình (Nghìn ngƣời) Mật độ dân số (Ngƣời/ km2) CẢ NƢỚC 330.972,40 89.708,90 271,0 Vùng Đông Nam Bộ 23.590,8 15.459,6 655 Vùng 8.922 10.236 1.150 Hà Nội 3.324,3 6.936,9 2.087 Vĩnh Phúc 1.238,6 1.029,4 831 Bắc Ninh 822,7 1.114 1.354 Thái Nguyên 3.536,4 1.156 327 So với cả nƣớc 2,70% 11,41% 4,24 lần So với Vùng ĐNB 0,38 0,66 1,76 lần

3.2. Năng lực cạnh tranh cấp độ địa phƣơng 3.2.1. Cơ sở hạ tầng xã hội

3.2.1.1. Văn hóa, giáo dục

Là vùng tập trung nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống như Kinh, Tày, Nùng, Sán dìu, H’mơng, Sán chay, Hoa và Dao, Cao lan,…. Văn hóa rất đa dạng nhưng cũng khá đồng nhất với phần lớn là người dân tộc kinh. Vùng là nơi tập trung rất đông các trường đại học và cao đẳng của cả nước với 2 trung tâm đào tạo lớn của cả nước là Hà Nội: 79 trường đại học, cao đẳng, 74 trường trung cấp chuyên nghiệp, 182 trường Phổ thông, 151 cơ sở dạy nghề, 113 cơ quan nghiên cứu khoa học và Thái Nguyên với Đại học Thái Nguyên (8 trường đại học thành viên); 25 trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và 52 cơ sở đào tạo nghề. Ngoài ra Vĩnh Phúc và Bắc Ninh cũng tập trung 8 trường đại học, học viện, 12 trường cao đẳng, 20 trường trung cấp và 103 cơ sở, trung tâm dạy nghề với đa dạng các ngành nghề.

3.2.1.2. Hạ tầng y tế

Theo số liệu thống kê năm 2013, số lượng cơ sở y tế của Vùng là 1.612 cơ sở, trong đó có 127 bệnh viện (Vùng Đơng Nam Bộ là 1.033 cơ sở với 113 bệnh viện) và Hà Nội là nơi tập trung nhiều nhất với 70 bệnh viện, Thái Nguyên 23 bệnh viện. Vùng cũng là nơi tập trung các bệnh viện lớn của cả khu vực công và tư, các trường đại học, trung tâm, viện nghiên cứu lớn của cả nước về y tế như bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức, 108, 103, Viện K, Việt – Pháp, Viện Nhi,… và các Đại học Y Hà Nội, Dược Hà Nội, Y Thái Nguyên, Y tế Cộng đồng,….

Năm 2013, Vùng có 26.214 giường bệnh, 14.010 bác sỹ, 21.018 y sỹ và y tá. Tỷ lệ bác sỹ/10.000 dân là 13,7 dân cao hơn nhiều mức 7,5 bác sỹ/10.000 dân7 của cả nước (Phụ

lục 10). Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ, trình độ cán bộ y tế và cơ sở vật chất có chênh lệch

lớn giữa các địa phương đặc biệt là vùng nông thôn, vùng núi tại Thái Nguyên, Vĩnh Phúc.

7

3.2.2. Hạ tầng kỹ thuật 3.2.2.1. Hạ tầng giao thông 3.2.2.1. Hạ tầng giao thông

Đường hàng không: Sân bay Nội Bài là đầu mối giao thông kết nối tới 40 điểm đến

quốc tế tại Châu Mỹ, Châu Á, Châu Âu và Châu Úc8 tạo lợi thế rất lớn trong giao thương và du lịch.

Đường sắt: với Hà Nội là trung tâm kết nối 5 tuyến đường gồm: Hà Nội – Lào Cai –

Trung Quốc, Hà Nội – Hạ Long – Quảng Ninh; Hà Nội – Lạng Sơn; Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội – Thái Nguyên.

Đường bộ: có các Quốc lộ: 1A (Hà Nội – Lạng Sơn, Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh), 2

(Hà Nội – Vĩnh Phúc – Hà Giang), 18 (Hà Nội – Bắc Ninh – Quảng Ninh), 38, 3 (Hà Nội – Thái Nguyên – Cao Bằng), Cao tốc Nội Bài – Vĩnh Phúc – Lào Cai, Cao tốc Bắc Thăng Long – Nội Bài,…mức độ liên thông giữa các hệ thống giao thông đường bộ rất cao với trung tâm là Nội Bài, Hà Nội.

Đường thủy: có Hà Nội là đầu mối giao thơng quan trọng với bến Phà Đen đi Hưng

Yên, Nam Định, Thái Bình, Việt Trì và bến Hàm Tử Quan đi Phả Lại, Thái Nguyên với tuyến Đa Phúc - Hải Phòng, Đa Phúc - Hòn Gai,… tuy nhiên hạ tầng hệ thống giao thơng thủy cịn rất hạn chế, chưa được đầu tư và khai thác đúng mức.

3.2.2.2. Hạ tầng điện

Hệ thống điện khá tốt với hệ thống các trạm biến áp và đường dây 220kV, 500kV, 32 trạm biến áp 110kV tại Hà Nội, các trạm 110/35/22KV, 220/22KV tại các tỉnh. Tại mỗi KCN có trạm biến áp 22KV/0,4 KV,…Nhìn chung, hệ thống điện khá ổn định và hoàn chỉnh, đáp ứng được yêu cầu sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, Vùng cũng phải đối mặt với tình trạng mất điện do tình trạng thiếu điện của Việt Nam và hiện nay với việc đưa một loạt các nhà máy điện lớn như thủy điện Sơn La, Tuyên Quang,… vào hoạt động, tình hình cung ứng điện đã được cải thiện đáng kể.

8

3.2.2.3. Hạ tầng bƣu chính, viễn thơng

Đa dạng các loại hình dịch vụ, phủ sóng tồn bộ các địa phương với chất lượng tốt, đặc biệt là ở các khu đô thị, KCN. Hạ tầng đường truyền sử dụng hệ thống cáp quang, băng thông rộng, tốc độ cao kết nối trong nước và quốc tế. Mức độ cạnh tranh giữa các DN cung cấp hạ tầng, dịch vụ bưu chính viễn thơng trong Vùng rất cao khi tập trung tất cả DN viễn thông hiện nay như VNPT, Vietel, Mobifone, FPT,….

3.2.2.4. Hạ tầng cấp, thoát nƣớc

Hạ tầng cấp thoát nước tại các địa phương được chú trọng đầu tư, tuy nhiên chỉ có Bắc Ninh, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc có hạ tầng đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho sinh hoạt tại các đô thị và phát triển công nghiệp. Hà nội với 18 nhà máy nước, công suất từ 4.000 đến 98.000 m3/ngày chỉ đảm bảo mức cấp nước trung bình 120 lít/người/ngày đối với 96-97% dân số đơ thị. Hệ thống thốt, xử lý nước thải được xây dựng tại các khu đô thị và KCN tuy nhiên tính đồng bộ chưa cao và chất lượng hoạt động cịn hạn chế. Nhìn chung hạ tầng này cần phải được cải thiện để đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị và công nghiệp của Vùng.

3.2.3. Chính sách tài khóa, đầu tƣ, tín dụng 3.2.3.1. Chính sách tài khóa

a) Thu ngân sách: Năm 2008, tổng thu của Vùng đạt 87.585,3 tỷ đồng đến năm 2013

đạt 204.411,1 tỷ đồng tăng gấp 2,3 lần so với năm 2008, trong đó thu ngân sách trên địa bàn luôn chiếm trên 57%, đạt cao nhất 66,91% (2009), bình quân giai đoạn 2008-2013 là 62,41%. Tốc độ tăng tổng thu ngân sách và thu ngân sách trên địa bàn bình quân giai đoạn 2008-2013 lần lượt là 22,2% và 23,3%.

Bảng 3.2. Tổng thu ngân sách nhà nƣớc của Vùng (Đơn vị tính: Tỷ đồng) Tổng thu NSNN 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Hà Nội 72.407 85.448 108.301 121.919 145.701 164.050 Bắc Ninh 2.477 3.790 6.099 7.215 9.444 11.450 Thái Nguyên 1.535 1.731 2.725 3.662 4.056 4.607 Vĩnh Phúc 11.166 14.293 20.273 23.503 21.583 24.305 Vùng 87.585 105.261 137.399 156.299 180.785 204.411 Tốc độ tăng (%) 40,3 20,2 30,5 13,8 15,7 13,1 Bình qn 2008-2013 22,2%

Nguồn: NGTK và Quyết tốn NSNN của các địa phương từ 2008-2013.

Có sự chênh lệch rất lớn trong tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) và thu ngân sách trên địa bàn của các tỉnh, thành trong Vùng với Hà Nội, Vĩnh Phúc bình quân chiếm 94% tổng thu NSNN và 86% tổng thu ngân sách trên địa bàn. Đây cũng là các địa phương đóng góp cho ngân sách trung ương với tỷ lệ phân chia giai đoạn 2008-2010 lần lượt là 45% và 67%; giai đoạn 2011-2013 lần lượt là 42% và 60%, giai đoạn này Bắc Ninh cũng gia nhập các tỉnh, thành đóng góp cho ngân sách trung ương với tỷ lệ phân chia là 93%.

Bảng 3.3. Tổng thu ngân sách địa phƣơng của các tỉnh, thành trong Vùng

(Đơn vị tính: Tỷ đồng) Tổng thu NSĐP 2008 2009 2010 2011 2012 2013 BQ 2008- 2013 Hà Nội 36.473 51.396 66.819 67.781 84.583 83.002 Bắc Ninh 3.458 4.627 6.486 6.979 7.870 9.242 Thái Nguyên 3.686 4.493 5.828 7.129 8.200 9.172 Vĩnh Phúc 7.152 9.914 12.732 14.579 14.856 15.363 Vùng 50.769 70.429 91.866 96.468 115.509 116.778 Tốc độ tăng (%) 44,64 38,73 30,44 5,01 19,74 1,10 23,28 NSĐP/NSNN (%) 57,97 66,91 66,86 61,72 63,89 57,13 62,41 Hà Nội và Vĩnh Phúc/Vùng (%) 86 87 87 85 86 84 86

Mức độ phụ thuộc ngân sách trung ương của Thái Nguyên vẫn còn khá lớn, chiếm 40%-45% tổng thu ngân sách địa phương. Bắc Ninh mức độ phụ thuộc giảm dần nhưng vẫn chiếm 4%-16%, Hà Nội và Vĩnh Phúc, tỷ lệ này không đáng kể chiếm khoảng 2%-5% tổng thu ngân sách.

b) Chi ngân sách:

Tổng chi NSNN của Vùng năm 2013 đạt 110.099,3 tỷ đồng chiếm 11,26% dự toán cả nước và gấp 2 lần so với năm 2008, tỷ trọng so với cả nước được giữ khá ổn định trong cả giai đoạn.

Chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu chi, năm 2008 chiếm 28,2% và tăng lên 41,7% năm 2013, tiếp đến là chi đầu tư phát triển (ĐTPT) với 34,2% năm 2013, tuy nhiên mức tăng so với năm 2008 là không cao. Đáng lưu ý, chi chuyển nguồn của Vùng khá cao và có giảm dần trong những năm gần đây nhưng vẫn chiếm tới 19,6% cơ cấu chi năm 2013, tỷ trọng này cần phải được giảm thiểu để đảm bảo hiệu quả đầu tư.

Hình 3.2. Cơ cấu chi NSNN của Vùng giai đoạn 2008-2013

3.2.3.2. Chính sách đầu tƣ, tín dụng

Vốn đầu tư là yếu tố vật chất trực tiếp quyết định đến tăng trưởng kinh tế, chính sách đầu tư, tín dụng có tác động trực tiếp đến đầu tư từ NSNN và vốn đầu tư toàn xã hội của Vùng.

Bảng 3.4. Tổng vốn đầu tƣ và đầu tƣ từ ngân sách của Vùng từ 2008-2013

(Đơn vị tính: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tổng vốn đầu tư phát

triển toàn xã hội 152.412 184.666 216.579 259.612 309.971 356.568

Tổng vốn đầu tư từ

NSNN 15.537,3 23.317,1 26.186,8 31.480,4 44.168,7 45.566,8

Tỷ trọng vốn

NSNN/Tổng đầu tư 10,19% 12,63% 12,09% 12,13% 14,25% 12,78%

Nguồn: NGTK các địa phương trong Vùng từ 2008-2013.

Có thể thấy, tổng vốn đầu tư toàn xã hội của Vùng liên tục tăng trong giai đoạn 2008-2013, năm 2013 đạt 356.568 tỷ đồng gấp 2,3 lần năm 2008. Trong khi đó, tổng vốn đầu tư từ NSNN (khơng gồm vốn vay, vốn tự có của DN nhà nước và vốn huy động khác) năm 2013 đạt 45.566,8 tỷ đồng, chiếm 12,78% tổng vốn đầu tư toàn xã hội cao hơn gần 3 lần so với 15.537,3 tỷ đồng năm 2008. Với vị trí trung tâm có vai trị, đóng góp quan trọng, Hà Nội là địa phương chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn đầu tư xã hội (78,3%) và vốn đầu tư từ NSNN (83%) của Vùng.

Hình 3.3. Bình quân tổng đầu tƣ/GPD của Vùng với các địa phƣơng, 2010-2013

Nguồn: Tác giả thực hiện từ số liệu NGTK các địa phương, 2010-2013.

Tỷ trọng bình qn tổng vốn đầu tư tồn xã hội, tổng vốn đầu tư từ NSNN với GDP trong giai đoạn 2010-2013 cho thấy quy mô và mức độ tác động vào tăng trưởng kinh tế của các nguồn vốn này trong Vùng. Bình quân giai đoạn 2010-2013 tổng vốn đầu tư từ NSNN bằng 7,54% GDP bình quân Vùng, trong khi tổng vốn đầu tư xã hội bằng 58,43% GDP bình quân Vùng, các chỉ tiêu này đều cao hơn TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Hải Phịng nhưng thấp hơn so với Quảng Ninh. Trên thực tế, các nguồn vốn này đã cải thiện đáng kể cơ sở hạ tầng tại các địa phương trong Vùng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng giao thơng, điện, cấp thốt nước,…; hạ tầng KCN; khu đô thị.

3.3. Năng lực cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp 3.3.1. Môi trƣờng kinh doanh 3.3.1. Môi trƣờng kinh doanh

Đánh giá môi trường kinh doanh của Vùng theo chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) cho thấy: Kết quả xếp hạng từ 2008-2013, Bắc Ninh và Thái Nguyên có những nỗ lực cải thiện thứ hạng, Hà Nội khơng có sự cải thiện đột phá và Vĩnh Phúc thiếu sự nỗ lực, quyết tâm để duy trì vị trí và cải thiện PCI so với các tỉnh, thành khác. Nhìn chung năm

2013, các địa phương trong Vùng đều nằm trong nhóm xếp hạng khá. Tuy nhiên so với một số địa phương lân cận như Quảng Ninh (hạng 4), Hải Phịng (hạng 15) thì các địa phương trong Vùng vẫn còn khoảng cách lớn, điều này đặt ra những thách thức trong cạnh tranh thu hút đầu tư cũng như đòi hỏi nỗ lực cải thiện chỉ số PCI của mỗi địa phương.

Bảng 3.5. Chỉ số PCI của các địa phƣơng trong Vùng từ 2008-2014

Xếp hạng 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Hà Nội 31 33 43 36 51 33 Bắc Ninh 16 10 6 2 10 12 Thái Nguyên 53 31 42 57 17 25 Vĩnh Phúc 3 6 15 17 43 26 Địa phƣơng so sánh Quảng Ninh 27 26 7 12 20 4 Hải Phòng 48 36 48 45 50 15 TP. Hồ Chí Minh 10 Nguồn: VCCI. 3.3.2. Trình độ phát triển cụm ngành

Vùng là tập hợp các địa phương có nền kinh tế phát triển năng động, là trung tâm của nhiều ngành công nghiệp, dịch vụ của cả nước và là nơi tập trung nhiều DN cùng hoạt động trong một lĩnh vực nhất định như: công nghiệp sản xuất ô tô, xe máy ở Vĩnh Phúc, Hà Nội với các DN dẫn đầu là Toyota, Honda, Piaggio, Yamaha…; công nghiệp luyện kim ở Thái Nguyên; công nghiệp điện tử,.... Tuy nhiên, các cụm ngành này hình thành, phát triển mang tính tự phát nhiều hơn là do định hướng. Hiện nay với việc tiếp cận khái niệm về cụm ngành, việc hoạch định chính sách phát triển công nghiệp, khu KCN tại các địa phương đã có sự điều chỉnh theo hướng hình thành cụm ngành.

3.3.2.1 Cụm ngành sản xuất xe máy

Các DN trong cụm ngành tập trung trong phạm vi địa lý hẹp và hoạt động theo các cụm (1) Công nghệ nguyên vật liệu; (2) Công nghệ chế tạo linh kiện; (3) Công nghệ lắp

ráp cụm. Mức độ cạnh tranh của cụm ngành là rất cao, đặc biệt trong cụm công nghệ lắp ráp và công nghệ chế tạo linh phụ kiện.

Hình 3.4. Sơ đồ cụm ngành sản xuất, lắp ráp xe máy

Nguồn: FETP, Dự án nhóm Phát triển Vùng và Địa phương MPP6, “Phát triển cụm ngành xe máy ở Vĩnh Phúc” (2014).

3.3.2.2. Cụm ngành điện tử

Phạm vi, quy mô rộng hơn cụm ngành sản xuất ĐTDĐ là cụm ngành điện tử, trong đó Vùng là nơi hội tụ nhiều DN dẫn đầu như: Cannon, Samsung, Nokia, Foxcon,…Đây là yếu tố giúp nâng cao NLCT của Vùng cho phát triển cụm ngành sản xuất ĐTDĐ.

Hình 3.5. Sơ đồ cụm ngành điện tử

Nguồn: FETP.

3.3.3. Hoạt động và chiến lƣợc của doanh nghiệp

Môi trường cho thành lập và phát triển DN của các địa phương trong Vùng được đánh giá khá tốt qua các chỉ số thành phần của PCI như: gia nhập thị trường; tính minh bạch; hỗ trợ DN; đào tạo lao động,…Điểm bình quân Vùng của một số chỉ số không

chênh lệch nhiều so với địa phương đứng đầu là Đà Nẵng như tính minh bạch đạt 6,22 điểm so với 6,49 điểm; đào tạo lao động đạt 6,04 điểm so với 6,53 điểm hay hỗ trợ DN đạt 5,75 điểm cao hơn so với 5,36 điểm của Đà Nẵng (Phụ lục 11).

Vùng là nơi tập trung trụ sở của nhiều hiệp hội trong cả nước như: Hiệp hội các DN đầu tư nước ngoài, Hiệp hội DN điện tử, Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam,…. Tại mỗi địa phương cũng thành lập ra nhiều hiệp hội, câu lạc bộ DN theo ngành nghề. Tuy nhiên, hiện nay chỉ một số ít hiệp hội phát huy được vai trị của mình và thực sự có đóng góp cho sự phát triển của các DN thành viên.

CHƢƠNG 4

CỤM NGÀNH SẢN XUẤT ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG VÀ

MƠ HÌNH KIM CƢƠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÙNG TRONG PHÁT TRIỂN CỤM NGÀNH SẢN XUẤT ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG

4.1. Lịch sử hình thành cụm ngành sản xuất điện thoại di động của Vùng

Sự có mặt của các DN điện tử lớn trong Vùng là khá sớm với Canon là nhà đầu tư đầu tiên, năm 2001 tại KCN Thăng Long. Sau những thành công ban đầu, Canon bắt đầu mở rộng sản xuất với các nhà máy tại Bắc Ninh năm 2005, 2006 đưa Vùng có mặt trong bản đồ sản xuất thiết bị điện tử trên thế giới. Canon cũng thu hút một loạt các DN cung cấp linh kiện điện tử đầu tư vào KCN Thăng Long - Hà Nội, Quế Võ và Tiên Sơn - Bắc Ninh,… Hiệu ứng này cùng với sự thành công của Samsung Vina tại Việt Nam và vị trí địa kinh tế quan trọng, gần nguồn cung cấp linh phụ kiện là nền tảng tác động tới chiến lược đầu tư sản xuất ĐTDĐ của Samsung vào Vùng và sau này là Microsoft.

Một phần của tài liệu Chương trình giảng dạy kinh tế fulbright đề cương luận văn (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)