Nguồn: FETP.
3.3.3. Hoạt động và chiến lƣợc của doanh nghiệp
Môi trường cho thành lập và phát triển DN của các địa phương trong Vùng được đánh giá khá tốt qua các chỉ số thành phần của PCI như: gia nhập thị trường; tính minh bạch; hỗ trợ DN; đào tạo lao động,…Điểm bình quân Vùng của một số chỉ số không
chênh lệch nhiều so với địa phương đứng đầu là Đà Nẵng như tính minh bạch đạt 6,22 điểm so với 6,49 điểm; đào tạo lao động đạt 6,04 điểm so với 6,53 điểm hay hỗ trợ DN đạt 5,75 điểm cao hơn so với 5,36 điểm của Đà Nẵng (Phụ lục 11).
Vùng là nơi tập trung trụ sở của nhiều hiệp hội trong cả nước như: Hiệp hội các DN đầu tư nước ngoài, Hiệp hội DN điện tử, Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam,…. Tại mỗi địa phương cũng thành lập ra nhiều hiệp hội, câu lạc bộ DN theo ngành nghề. Tuy nhiên, hiện nay chỉ một số ít hiệp hội phát huy được vai trị của mình và thực sự có đóng góp cho sự phát triển của các DN thành viên.
CHƢƠNG 4
CỤM NGÀNH SẢN XUẤT ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG VÀ
MƠ HÌNH KIM CƢƠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÙNG TRONG PHÁT TRIỂN CỤM NGÀNH SẢN XUẤT ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG
4.1. Lịch sử hình thành cụm ngành sản xuất điện thoại di động của Vùng
Sự có mặt của các DN điện tử lớn trong Vùng là khá sớm với Canon là nhà đầu tư đầu tiên, năm 2001 tại KCN Thăng Long. Sau những thành công ban đầu, Canon bắt đầu mở rộng sản xuất với các nhà máy tại Bắc Ninh năm 2005, 2006 đưa Vùng có mặt trong bản đồ sản xuất thiết bị điện tử trên thế giới. Canon cũng thu hút một loạt các DN cung cấp linh kiện điện tử đầu tư vào KCN Thăng Long - Hà Nội, Quế Võ và Tiên Sơn - Bắc Ninh,… Hiệu ứng này cùng với sự thành công của Samsung Vina tại Việt Nam và vị trí địa kinh tế quan trọng, gần nguồn cung cấp linh phụ kiện là nền tảng tác động tới chiến lược đầu tư sản xuất ĐTDĐ của Samsung vào Vùng và sau này là Microsoft.