Vị trí cụm các DN trong cụm ngành sản xuất ĐTDĐ tại Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Chương trình giảng dạy kinh tế fulbright đề cương luận văn (Trang 44)

Ghi chú: Diện tích = 10.000 lao động

Nguồn: Số liệu từ Ban quản lý các KCN Vĩnh Phúc, Bản đồ nền từ http://vinhphuc.tourism.vn/index.php?cat=2001&itemid=518.

4.5. Mơ hình kim cƣơng năng lực cạnh tranh của Vùng 4.5.1. Điều kiện nhân tố đầu vào

4.5.1.1. Cơ sở hạ tầng

Vùng tập trung đầy đủ các loại hình giao thơng, tuy nhiên hệ thống giao thơng đường thủy, đường sắt không thuận lợi cho công nghiệp sản xuất ĐTDĐ khi điều kiện cơ sở hạ tầng, kho bãi, thiết bị phục vụ bốc dỡ, vận chuyển chưa đáp ứng được yêu cầu.

Hình 4.8. Bản đồ giao thơng kết nối cụm ngành của Vùng

Nguồn: Tác giả thực hiện từ bản đồ tại http://yenbinhcorp.com/.

Hạ tầng giao thông đường hàng không với sân bay Nội Bài đang được mở rộng, được kết nối tới 40 điểm đến quốc tế tại Châu Mỹ, Châu Á, Châu Âu và Châu Úc. Hiện nay, ĐTDĐ được xuất khẩu qua đường hàng không tại Cảng hàng không Nội Bài qua ga hàng hóa của Cơng ty TNHH Nhà ga hàng hóa ALS (phục vụ riêng cho Samsung). Năm 2013, khoảng 80.000 tấn hàng hóa của Samsung qua Nội Bài, chiếm 35-40% tổng lượng hàng xuất nhập khẩu quốc tế. Dự kiến, lượng hàng này đạt khoảng 130.000-150.000 tấn vào

năm 2014, tăng trưởng từ 20-30%/năm trong 5 năm tới14

. ĐTDĐ của Samsung được vận chuyển qua các hãng chính như Korean Air, Vietnam Air, Qantas Airways,…

Với hệ thống các đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, Hà Nội – Lào Cai, đường Võ Nguyên Giáp,…vừa đưa vào sử dụng kết hợp với hệ thống cao tốc Nội Bài – Bắc Ninh, quốc lộ 2,… hiện có đã hình thành nên hệ thống giao thơng đường bộ rất thuận lợi trong Vùng. Đặc biệt, hệ thống đường cao tốc đi qua các KCN nơi đặt nhà máy của Samsung và các DN phụ trợ như KCN Bình Xuyên, Quang Minh, Thăng Long, Yên Phong, Yên Bình,… và kết nối thuận tiện với các cửa khẩu tại Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh. So với vùng Đông Nam Bộ trong phát triển cụm ngành sản xuất ĐTDĐ, Vùng có ưu thế rất lớn về khoảng cách và khả năng kết nối với nguồn cung cấp linh phụ kiện từ thị trường lớn Trung Quốc, Hàn Quốc qua cả đường biển, đường hàng không và đường bộ. Đây là lợi thế lớn

của Vùng [+]. Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất tác động tới quá trình hình

thành cụm ngành sản xuất ĐTDĐ trong Vùng. Kết hợp với hệ thống giao thông là số lượng lớn [+]các DN cung cấp dịch vụ logistic cho Samsung như: Công ty TNHH Samsung SDS GSCL Việt Nam, E.I Freight Forwarding Co. Ltd, KGL, Schenker, Agility, DHL Global,….

Hạ tầng cung cấp điện là yếu tố hàng đầu khi xem xét đầu tư với yêu cầu cao nhất về độ ổn định cung cấp và chất lượng điện năng. Để thu hút được Samsung, Microsoft và các DN điện tử hạ tầng cung cấp điện luôn phải đi trước một bước. Đại diện nhiều DN trong và ngoài nước đang hoạt động tại các KCN, khu cơng nghệ cao trong đó có Samsung đã khẳng định, đến thời điểm này, về cơ bản hệ thống điện của Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu cho sản xuất, kinh doanh15. Đây là lợi thế [+] của Vùng.

Các DN sản xuất ĐTDĐ cũng có yêu cầu cao về chất lượng cơ sở hạ tầng viễn thơng. Dịch vụ viễn thơng cịn là một trong các yếu tố tác động lớn đến quy mô thị trường ĐTDĐ của Vùng. Theo thống kê, số thuê bao di động trả sau năm 2013 của Hà Nội là 2,6 triệu, Bắc Ninh 1,1 triệu (gồm thuê bao trả trước), Vĩnh Phúc gần 900.000 thuê bao,… Hiện nay, hạ tầng này được đánh giá khá tốt với đa dạng các loại hình dịch vụ, phủ sóng tồn bộ các

14 Chí Hiếu – Công Thành (2014). 15

địa phương với chất lượng tốt, tốc độ cao đặc biệt là ở các khu đô thị, KCN. Đây là lợi thế

[+]của Vùng.

Hạ tầng cấp thoát, xử lý nước thải tại các địa phương trong Vùng được chú trọng đầu tư và cải thiện trong những năm gần đây. Tuy nhiên, tính đồng bộ và chất lượng hoạt động còn hạn chế, đặc biệt là hệ thống cấp thoát, xử lý nước thải được xây dựng tại các khu đô thị và KCN. Đây là điểm bất lợi [-]của Vùng.

Vị trí và hạ tầng các KCN hiện có mang lại lợi thế [+] cho Vùng, tuy nhiên tỷ lệ lấp

đầy cũng khá cao [-], do vậy Vùng cần đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hạ tầng các KCN theo quy hoạch để sẵn sàng hạ tầng thu hút DN đầu tư.

4.5.1.2. Hạ tầng nhân lực

Hà Nội, Thái Nguyên là trung tâm đào tạo lớn, trong đó có nhiều trường đào tạo chuyên sâu và chất lượng về lĩnh vực điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin như: Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Bưu chính, Viễn thơng,… cùng với đó là hệ thống trường dạy nghề đã cung cấp lao động có chất lượng cho các DN.

Năm 2013, tổng số lao động trên 15 tuổi của Vùng là 5,8 triệu người, chiếm 11% tổng số lao động trên 15 tuổi cả nước và bằng 3/5 số lượng lao động Vùng Đông Nam Bộ. Năm 2012, tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào tạo bình quân của Vùng là 23,5% thấp hơn so với TP. Hồ Chí Minh (31,1%), Quảng Ninh (31,8%), tương đương với Hải Phịng (24%) nhưng cao hơn nhiều so với Bình Dương (14,4%), Đồng Nai (13%). Trong đó, Hà Nội là địa phương có tỷ lệ lao động đã qua đào tạo cao nhất, tiếp đến là Thái Nguyên, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc.

Hình 4.9. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào tạo của Vùng so với các địa phƣơng khác

Nguồn: Số liệu từ http://thongtincoban.molisa.gov.vn/so-lieu-tinhtp_t592c0tn.aspx.

NSLĐ bình quân khu vực CN-XD (trong đó có cơng nghiệp sản xuất ĐTDĐ) của Vùng năm 2012 là 146,6 triệu đồng/người/năm, thấp hơn so với TP. Hồ Chí Minh và Quảng Ninh nhưng cao hơn so với Hải Phịng, Bình Dương là các trung tâm kinh tế, cơng nghiệp của cả nước.

Hình 4.10. NSLĐ khu vực CN-XD của Vùng so với các địa phƣơng

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ số liệu Bộ LĐ-TB&XH và NGTK các địa phương.

Mức độ tập trung, tỷ lệ lao động qua đào tạo, tinh thần làm việc được đánh giá cao

[+]. Tuy có sự chênh lệch lớn về tỷ lệ lao động đã qua đào tạo và NSLĐ giữa các địa

phương trong Vùng nhưng khả năng dịch chuyển lao động giữa các địa phương trong Vùng thuận tiện, đảm bảo cung ứng lao động cho các DN [+]. Mặt khác, tình trạng chung khơng chỉ của Vùng đó là sự thiếu hụt lao động kỹ năng cao, mức độ liên kết giữa các trường Đại học, dạy nghề với các DN vẫn còn rất yếu và thiếu vai trị kiến tạo mơi trường kết nối giữa nhà trường và DN của nhà nước. Đây là điểm bất lợi [-] của Vùng.

4.5.1.3. Hạ tầng đổi mới sáng tạo

Hiện nay, Samsung đã có Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ĐTDĐ tại Việt Nam (SVMC) để (i) phát triển phần mềm cho các thiết bị di động thương mại ở thị trường Đông

Nam Á sử dụng nền tảng Android và Tizen, (ii) nghiên cứu, phát triển các giải pháp kỹ thuật trên nền tảng di động:hệ thống nhúng, giao thức truyền thông, dịch vụ đa phương tiện, giải pháp Spen và bảo mật. Với 1.000 nhân viên, đây là trung tâm nghiên cứu và phát

triển ĐTDĐ lớn nhất của Samsung tại khu vực Đơng Nam Á. Chính sách của Samsung là dành 1% doanh thu cho công tác nghiên cứu và phát triển (R&D)16, 2015 chỉ tiêu này là tối thiểu 0,5% trên tổng doanh thu thuần17. Ngồi ra, cịn có hệ thống các trường đại học, viện, trung tâm nghiên cứu tập trung trong Vùng. Đây là lợi thế lớn [+] của Vùng.

4.5.2. Điều kiện cầu

4.5.2.1. Thị trƣờng thế giới

Tổng số ĐTDĐ bán tới người sử dụng từ các hãng sản xuất giai đoạn 2009 - 2013 tăng 1,5 lần từ 1.213,25 triệu chiếc năm 2009 lên 1.878,98 triệu chiếc năm 2014, mặc dù trong các năm 2012, 2013 mức tiêu thụ có chiều hướng giảm. Trong đó, Samsung, Apple lượng bán ra có xu hướng tăng; Nokia, LG, HTC số lượng bán ra giảm đáng kể, bên cạnh đó là sự vươn lên của các hãng như Huawei, Xaomi, Lenovo (Phụ lục 15).

Hình 4.11. Số lƣợng ĐTDĐ bán ra theo nhà cung cấp giai đoạn 2009-2014

Nguồn: Statista Inc tại ttp://www.statista.com

16 Nguyên Đức (2013). 17

Năm 2013, Samsung dẫn đầu thị phần với 24,58%, tăng 5,15% so với năm 2009, Nokia bị mất tới 22,47% thị phần nhưng vẫn giữ vị trí thứ 2 với 13,86%. Đặc biệt, Apple tăng 6,28% để vươn lên vị trí thứ 3 với 8,33% thị phần, các Hãng Sony, LG, Motorola, HTC mất dần thị phần vào tay các hãng TCL, Lenovo, Xiaomi, Micromax,…

Hình 4.12. Thị phần thị trƣờng ĐTDĐ thế giới năm 2009, 2013

Năm 2009 Năm 2013

Nguồn: Tác giả thực hiện trên số liệu của Statista Inc tại ttp://www.statista.com.

Theo dự báo của hãng nghiên cứu thị trường IDC, thị trường ĐTDĐ đến năm 2018 sẽ đạt 2.227,5 triệu chiếc, tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2013-2018 đạt 4%. Dự báo cũng cho thấy lượng ĐTDĐ bán ra sẽ tăng cao, đặc biệt là ĐTDĐ thông minh giá rẻ hướng tới các thị trường mới nổi18[+].

4.5.2.2. Thị trƣờng Việt Nam và Vùng

Việt Nam được đánh giá là một thị trường năng động với dân số trẻ và đầy tiềm năng cho sản phẩm công nghệ. Năm 2013, tổng số thuê bao ĐTDĐ tại Việt Nam đạt 123,74 triệu thuê bao, trong đó thuê bao 3G đạt 19,68 triệu thuê bao, tăng gần 4 triệu thuê bao so với năm 2012 (15,69 triệu thuê bao)19. Quy mô thị trường theo số lượng ĐTDĐ được bán

18 Llamas và Stofega (2014). 19

ra năm 2013 đạt 25,4 triệu chiếc (ĐTDĐ thông minh 7,4 triệu chiếc), quy mô này khá nhỏ, chỉ gần bằng 1/10 công suất sản xuất của Samsung và Nokia [-].

Xu hướng chuyển từ ĐTDĐ phổ thông sang sử dụng ĐTDĐ thông minh diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam. Hiện nay, tỷ lệ người dùng ĐTDĐ thông minh đã chiếm 52% tổng số người dùng di động và tỷ lệ này được dự báo sẽ bắt kịp các thị trường đã phát triển trong tương lai gần.

Hình 4.13. Tỷ lệ sử dụng ĐTDĐ thông minh tại một số quốc gia

Nguồn: Nielsen 2014.

So với các địa phương, Vùng có quy mơ thị trường lớn với tốc độ phát triển kinh tế cao, số dân lớn với thu nhập cao. Nhìn chung, mức độ địi hỏi và khắt khe của người tiêu dùng trong Vùng ngày càng tăng, đặc biệt là các u cầu về cơng nghệ, tính năng, thương hiệu, mẫu mã,….[+]

4.5.2.3. Thị hiếu ngƣời dùng điện thoại di động

Xu hướng thị trường ĐTDĐ cho thấy, khơng có người dẫn đầu mãi mãi và cũng khơng có người đi sau mãi mãi do công nghệ và thị hiếu người dùng ĐTDĐ thay đổi rất

nhanh. Do vậy, cạnh tranh giữa các thương hiệu diễn ra rất khốc liệt. Bài học Nokia, Phần Lan cho thấy, vị trí dẫn đầu có thể mất đi nhanh chóng trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt với công nghệ và thị hiếu người dùng thay đổi rất nhanh.

4.5.3. Bối cảnh cho chiến lƣợc và cạnh tranh

Kim ngạch xuất nhập khẩu, số lượng lớn các dự án FDI đầu tư trong Vùng cho thấy mức độ thơng thống về thương mại, đầu tư và môi trường kinh doanh của Vùng [+]. Bên cạnh đó, hiện nay các địa phương trong Vùng có những ưu đãi (thuế, tiếp cận đất đai, phí, thủ tục,…) cho các DN FDI, đặc biệt là các DN lớn như Samsung, Microsoft và môi trường này tác động lớn đến chiến lược đầu tư, kinh doanh của các DN FDI trong Vùng song cũng tạo ra sự bất bình đẳng giữa các DN FDI và các DN vừa và nhỏ [-].

Mặt khác, với Samsung, Microsoft, quá trình dịch chuyển đầu tư cần nhiều thời gian và cả hai đều chưa kỳ vọng vào sự phát triển của ngành CNHT sản xuất ĐTDĐ tại Việt Nam trong tương lai gần. Do vậy, chiến lược ban đầu của các DN này chỉ là dịch chuyển

đến quốc gia thay thế Trung Quốc trong chuỗi giá trị lắp ráp, nơi giá nhân cơng, chi phí sản xuất rẻ hơn, đồng thời gần thị trường Trung Quốc để đảm bảo nguồn cung linh phụ kiện từ thị trường này [+].

Với rào cản ra nhập ngành rất cao và hiện chỉ có 2 DN sản xuất ĐTDĐ trong cụm ngành, trong đó Samsung chiếm vị trí ưu thế cho thấy mức độ cạnh tranh là yếu giữa các nhà sản xuất. Đây là điểm yếu [-] cho NLCT của Vùng.

4.5.4. Các ngành hỗ trợ và liên quan 4.5.4.1. Công nghiệp hỗ trợ 4.5.4.1. Công nghiệp hỗ trợ

Các DN hiện có của cụm ngành điện tử cũng tham gia cung cấp linh kiện cho sản xuất ĐTDĐ. Hiện tại, có 79 DN là đối tác cung cấp linh phụ kiện cho Samsung, nhiều DN cung cấp cho cả Samsung và Microsoft [+]. Trong đó, có 60 DN FDI Hàn Quốc, 6 DN

FDI Nhật Bản, 4 DN Việt Nam, 3 DN FDI Trung Quốc, còn lại là các DN FDI đến từ Anh, Singapore, HongKong, Đài Loan và Malaysia.

Bảng 4.2. Số DN và sản phẩm phụ trợ trong cụm ngành của Vùng

Sản phẩm phụ trợ Tổng số DN

Vùng

Tổng DN lao động Tổng

Pallet gỗ, sắt, giấy, bao bì xốp, tem, nhãn mác,

sách HDSD, sơn và các sản phẩm nhựa 24 19 5.139

Modul màn hình, tai nghe, pin, bản mạch và linh

kiện 43 31 67.533

Đinh vít, ốc vít, vỏ, khn, bàn phím 12 10 8.212

Tổng số 79 60 80.884

Nguồn: Samsung Việt Nam, BQL các KCN các địa phương Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nội; http://www.thainguyen.gov.vn; http://baodautu.vn; http://www.congdoanhanoi.org.vn;

http://www.goldsunpackaging.com.vn.

Có tổng số 60 DN trong Vùng, trong đó tập trung nhiều nhất tại Bắc Ninh với 43 DN, Hà Nội 9 DN, Vĩnh Phúc 4 DN và Thái Ngun 4 DN. Ngồi ra khơng tính đến các DN thuộc Tập đoàn Samsung như SDBN, SEMV (Phụ lục 16). Trong đó, với 43 DN lắp ráp cụm và sản xuất linh kiện, 24 DN cung cấp nhựa bao bì, sơn, nhãn mác và 12 DN cung cấp vỏ, khn, ốc vít. Có thể thấy, đa phần là các DN thuộc cụm công nghiệp chế tạo và lắp cụm tổng thành. Có rất ít các DN thuộc cụm cơng nghiệp vật liệu như nhựa, chất kết dính, cao su và chưa có DN cung cấp sắt, thép kỹ thuật, cơ khí chính xác. Đây là yếu tố bất

lợi [-] cho NLCT của cụm ngành, của Vùng.

4.5.4.2. Thể chế hỗ trợ

Chính phủ và chính quyền các địa phƣơng

Phần lớn các DN trong cụm ngành là các DN FDI, do vậy đều nhận được sự ưu ái lớn từ các chính quyền địa phương [+]. Đối với các DN lớn như Samsung, Microsoft

ngồi những ưu tiên của chính quyền địa phương cịn có sự ủng hộ của Chính phủ khi đồng ý với những ưu đãi vượt khung [+]. Ngoài ra, một loạt các chính sách phát triển công

CNHT tại Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg; chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến 2025 tầm nhìn 2030 tại Quyết định số 879/QĐ-TTg (2014);…được ban hành đã thể hiện quyết tâm phát triển CNHT nói chung và ngành điện tử, ĐTDĐ nói riêng của Chính phủ. Tuy nhiên, tính đồng bộ, đầy đủ và năng lực thực thi các chính sách này cho đến nay là rất hạn chế [-].

Hiệp hội

Hiệp hội DN điện tử Việt Nam (VEIA), Hiệp hội DN đầu tư nước ngoài (VAFIE) là các hiệp hội có ảnh hưởng lớn nhất đến các DN trong cụm ngành. Tuy nhiên, hiện nay vai trò của VEIA khá hạn chế trong hoạt động kết nối các DN Việt Nam cũng như tham gia kiến nghị chính sách. Trong khi đó, VAFIE hoạt động khá tích cực, có những tác động nhất định đến xây dựng chính sách, tổ chức kết nối giữa các DN FDI trong cụm ngành và với các DN trong nước, điển hình là hội thảo “Phát triển CNHT tại Việt Nam” đồng tổ chức với Samsung. Tuy nhiên, đây là các hoạt động khơng mang tính thường xun và do vậy vai trò của hiệp hội với cụm ngành vẫn hạn chế [-].

CHƢƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

5.1. Kết luận

Kết quả nghiên cứu NLCT nền tảng của Vùng

Một phần của tài liệu Chương trình giảng dạy kinh tế fulbright đề cương luận văn (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)