Cơ cấu chi NSNN của Vùng giai đoạn 2008-2013

Một phần của tài liệu Chương trình giảng dạy kinh tế fulbright đề cương luận văn (Trang 32)

3.2.3.2. Chính sách đầu tƣ, tín dụng

Vốn đầu tư là yếu tố vật chất trực tiếp quyết định đến tăng trưởng kinh tế, chính sách đầu tư, tín dụng có tác động trực tiếp đến đầu tư từ NSNN và vốn đầu tư toàn xã hội của Vùng.

Bảng 3.4. Tổng vốn đầu tƣ và đầu tƣ từ ngân sách của Vùng từ 2008-2013

(Đơn vị tính: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tổng vốn đầu tư phát

triển toàn xã hội 152.412 184.666 216.579 259.612 309.971 356.568

Tổng vốn đầu tư từ

NSNN 15.537,3 23.317,1 26.186,8 31.480,4 44.168,7 45.566,8

Tỷ trọng vốn

NSNN/Tổng đầu tư 10,19% 12,63% 12,09% 12,13% 14,25% 12,78%

Nguồn: NGTK các địa phương trong Vùng từ 2008-2013.

Có thể thấy, tổng vốn đầu tư toàn xã hội của Vùng liên tục tăng trong giai đoạn 2008-2013, năm 2013 đạt 356.568 tỷ đồng gấp 2,3 lần năm 2008. Trong khi đó, tổng vốn đầu tư từ NSNN (khơng gồm vốn vay, vốn tự có của DN nhà nước và vốn huy động khác) năm 2013 đạt 45.566,8 tỷ đồng, chiếm 12,78% tổng vốn đầu tư toàn xã hội cao hơn gần 3 lần so với 15.537,3 tỷ đồng năm 2008. Với vị trí trung tâm có vai trị, đóng góp quan trọng, Hà Nội là địa phương chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn đầu tư xã hội (78,3%) và vốn đầu tư từ NSNN (83%) của Vùng.

Hình 3.3. Bình quân tổng đầu tƣ/GPD của Vùng với các địa phƣơng, 2010-2013

Nguồn: Tác giả thực hiện từ số liệu NGTK các địa phương, 2010-2013.

Tỷ trọng bình quân tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tổng vốn đầu tư từ NSNN với GDP trong giai đoạn 2010-2013 cho thấy quy mô và mức độ tác động vào tăng trưởng kinh tế của các nguồn vốn này trong Vùng. Bình quân giai đoạn 2010-2013 tổng vốn đầu tư từ NSNN bằng 7,54% GDP bình quân Vùng, trong khi tổng vốn đầu tư xã hội bằng 58,43% GDP bình quân Vùng, các chỉ tiêu này đều cao hơn TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Hải Phòng nhưng thấp hơn so với Quảng Ninh. Trên thực tế, các nguồn vốn này đã cải thiện đáng kể cơ sở hạ tầng tại các địa phương trong Vùng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng giao thông, điện, cấp thốt nước,…; hạ tầng KCN; khu đơ thị.

3.3. Năng lực cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp 3.3.1. Môi trƣờng kinh doanh 3.3.1. Môi trƣờng kinh doanh

Đánh giá môi trường kinh doanh của Vùng theo chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) cho thấy: Kết quả xếp hạng từ 2008-2013, Bắc Ninh và Thái Nguyên có những nỗ lực cải thiện thứ hạng, Hà Nội khơng có sự cải thiện đột phá và Vĩnh Phúc thiếu sự nỗ lực, quyết tâm để duy trì vị trí và cải thiện PCI so với các tỉnh, thành khác. Nhìn chung năm

2013, các địa phương trong Vùng đều nằm trong nhóm xếp hạng khá. Tuy nhiên so với một số địa phương lân cận như Quảng Ninh (hạng 4), Hải Phòng (hạng 15) thì các địa phương trong Vùng vẫn còn khoảng cách lớn, điều này đặt ra những thách thức trong cạnh tranh thu hút đầu tư cũng như đòi hỏi nỗ lực cải thiện chỉ số PCI của mỗi địa phương.

Bảng 3.5. Chỉ số PCI của các địa phƣơng trong Vùng từ 2008-2014

Xếp hạng 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Hà Nội 31 33 43 36 51 33 Bắc Ninh 16 10 6 2 10 12 Thái Nguyên 53 31 42 57 17 25 Vĩnh Phúc 3 6 15 17 43 26 Địa phƣơng so sánh Quảng Ninh 27 26 7 12 20 4 Hải Phòng 48 36 48 45 50 15 TP. Hồ Chí Minh 10 Nguồn: VCCI. 3.3.2. Trình độ phát triển cụm ngành

Vùng là tập hợp các địa phương có nền kinh tế phát triển năng động, là trung tâm của nhiều ngành công nghiệp, dịch vụ của cả nước và là nơi tập trung nhiều DN cùng hoạt động trong một lĩnh vực nhất định như: công nghiệp sản xuất ô tô, xe máy ở Vĩnh Phúc, Hà Nội với các DN dẫn đầu là Toyota, Honda, Piaggio, Yamaha…; công nghiệp luyện kim ở Thái Nguyên; công nghiệp điện tử,.... Tuy nhiên, các cụm ngành này hình thành, phát triển mang tính tự phát nhiều hơn là do định hướng. Hiện nay với việc tiếp cận khái niệm về cụm ngành, việc hoạch định chính sách phát triển công nghiệp, khu KCN tại các địa phương đã có sự điều chỉnh theo hướng hình thành cụm ngành.

3.3.2.1 Cụm ngành sản xuất xe máy

Các DN trong cụm ngành tập trung trong phạm vi địa lý hẹp và hoạt động theo các cụm (1) Công nghệ nguyên vật liệu; (2) Công nghệ chế tạo linh kiện; (3) Công nghệ lắp

ráp cụm. Mức độ cạnh tranh của cụm ngành là rất cao, đặc biệt trong cụm công nghệ lắp ráp và công nghệ chế tạo linh phụ kiện.

Hình 3.4. Sơ đồ cụm ngành sản xuất, lắp ráp xe máy

Nguồn: FETP, Dự án nhóm Phát triển Vùng và Địa phương MPP6, “Phát triển cụm ngành xe máy ở Vĩnh Phúc” (2014).

3.3.2.2. Cụm ngành điện tử

Phạm vi, quy mô rộng hơn cụm ngành sản xuất ĐTDĐ là cụm ngành điện tử, trong đó Vùng là nơi hội tụ nhiều DN dẫn đầu như: Cannon, Samsung, Nokia, Foxcon,…Đây là yếu tố giúp nâng cao NLCT của Vùng cho phát triển cụm ngành sản xuất ĐTDĐ.

Hình 3.5. Sơ đồ cụm ngành điện tử

Nguồn: FETP.

3.3.3. Hoạt động và chiến lƣợc của doanh nghiệp

Môi trường cho thành lập và phát triển DN của các địa phương trong Vùng được đánh giá khá tốt qua các chỉ số thành phần của PCI như: gia nhập thị trường; tính minh bạch; hỗ trợ DN; đào tạo lao động,…Điểm bình quân Vùng của một số chỉ số không

chênh lệch nhiều so với địa phương đứng đầu là Đà Nẵng như tính minh bạch đạt 6,22 điểm so với 6,49 điểm; đào tạo lao động đạt 6,04 điểm so với 6,53 điểm hay hỗ trợ DN đạt 5,75 điểm cao hơn so với 5,36 điểm của Đà Nẵng (Phụ lục 11).

Vùng là nơi tập trung trụ sở của nhiều hiệp hội trong cả nước như: Hiệp hội các DN đầu tư nước ngoài, Hiệp hội DN điện tử, Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam,…. Tại mỗi địa phương cũng thành lập ra nhiều hiệp hội, câu lạc bộ DN theo ngành nghề. Tuy nhiên, hiện nay chỉ một số ít hiệp hội phát huy được vai trị của mình và thực sự có đóng góp cho sự phát triển của các DN thành viên.

CHƢƠNG 4

CỤM NGÀNH SẢN XUẤT ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG VÀ

MƠ HÌNH KIM CƢƠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÙNG TRONG PHÁT TRIỂN CỤM NGÀNH SẢN XUẤT ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG

4.1. Lịch sử hình thành cụm ngành sản xuất điện thoại di động của Vùng

Sự có mặt của các DN điện tử lớn trong Vùng là khá sớm với Canon là nhà đầu tư đầu tiên, năm 2001 tại KCN Thăng Long. Sau những thành công ban đầu, Canon bắt đầu mở rộng sản xuất với các nhà máy tại Bắc Ninh năm 2005, 2006 đưa Vùng có mặt trong bản đồ sản xuất thiết bị điện tử trên thế giới. Canon cũng thu hút một loạt các DN cung cấp linh kiện điện tử đầu tư vào KCN Thăng Long - Hà Nội, Quế Võ và Tiên Sơn - Bắc Ninh,… Hiệu ứng này cùng với sự thành công của Samsung Vina tại Việt Nam và vị trí địa kinh tế quan trọng, gần nguồn cung cấp linh phụ kiện là nền tảng tác động tới chiến lược đầu tư sản xuất ĐTDĐ của Samsung vào Vùng và sau này là Microsoft.

Hình 4.1. Quá trình hình thành cụm ngành sản xuất ĐTDĐ của Vùng

Bắt đầu bằng sự xuất hiện của Samsung vào tháng 3/2008, tiếp đó là q trình tăng vốn và chuyển hướng đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam của Samsung đã đưa Việt Nam trở thành “điểm đầu tư chiến lược”, “cứ điểm sản xuất toàn cầu hoàn chỉnh của Samsung”. Sau những thành công ban đầu, Nokia (nay là Microsoft) vào năm 2012 và mới đây nhất LG vào năm 2014 là nhà hai đầu tư tiếp theo sản xuất ĐTDĐ tại Vùng và Việt Nam (Phụ

lục 12).

Quá trình dịch chuyển, lựa chọn địa điểm đầu tư được thúc đẩy nhanh bởi quyết tâm chính trị của chính quyền Bắc Ninh, Thái Nguyên và sự ủng hộ của Chính phủ khi chấp nhận SEV, Microsoft là DN công nghệ cao (năm 2010 theo Luật Công nghệ cao SEV chưa đáp ứng tiêu chuẩn) và cho các địa phương này dành nhiều ưu đãi “vượt trần” cho

Samsung, Microsoft như: dùng ngân sách hỗ trợ 50% phí sử dụng hạ tầng, hỗ trợ kinh phí đào tạo lao động là người dân của tỉnh 12 tỷ đồng (1,5 triệu đồng/người)9, và ưu đãi hưởng thuế thu nhập DN 10% trong 30 năm (theo khung là 15 năm), sau đó tiếp tục được giảm 50% thuế thu nhập DN trong 3 năm tiếp theo10 sau khi hưởng ưu đãi theo khung là 9 năm. Ngồi ra cịn có các ưu đãi khác về lĩnh vực hải quan khi 3 DN của Samsung được: miễn kiểm tra hồ sơ hải quan và hàng hóa thực tế; khai hải quan 1 lần; được ưu tiên áp dụng chế độ tự thanh khoản, hồn thuế trước và sau kiểm tra… trong q trình thơng quan, trước và sau thơng quan; ngồi ra cịn các ưu đãi về nghiên cứu và phát triển (R&D),...

4.2. Những tác động của Samsung, Microsoft và cụm ngành

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã từng nói rằng, SEV như một điển hình trong thu hút FDI ở Việt Nam, bởi quy mô đầu tư lớn, sức lan tỏa mạnh mẽ đối với kinh tế - xã hội Việt Nam11 và Vùng cũng khơng nằm ngồi tác động này.

4.2.1. Thúc đẩy thƣơng mại và cạnh tranh

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ĐTDĐ năm 2013 đạt 29,29 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 21,24 tỷ USD, chiếm 16,1% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước và tăng 86,7 lần so với năm 2009 (0,2 tỷ USD); nhập khẩu cũng tăng lên qua từng năm, năm 2013 là 8,05 tỷ USD, tăng 5,4 lần so với năm 2010 (1,49 tỷ USD).

9 Tâm An (2014). 10 Anh Minh (2013). 11

CNHT cho sản xuất ĐTDĐ chưa phát triển nên phần lớn linh phụ kiện được nhập khẩu, thị trường nhập khẩu chủ yếu là Trung Quốc, Hàn Quốc. Năm 2011, thị trường nhập khẩu ĐTDĐ và các linh kiện lớn nhất từ Trung Quốc với 67,3%, Hàn Quốc 28,8%; năm 2013 Trung Quốc chiếm tới 70,8%, Hàn Quốc giảm cịn 27,4%, Đài Loan 0,8%.

Quy mơ thị trường trong Vùng và cả nước khá nhỏ. Các sản phẩm ĐTDĐ sản xuất trong Vùng chủ yếu được xuất khẩu tới hơn 50 quốc gia, gồm các nước EU, Nga, UAE, Ấn Độ, HongKong, ASEAN. Năm 2011, thị trường xuất khẩu chính gồm các nước EU chiếm 42,6%, HongKong 9,6%, Nga 7,8%, Ấn độ 5,4%; năm 2013, thị trường xuất khẩu chính là các nước EU chiếm 38,4%, UAE 16,1%; ASEAN 11,7%, HongKong 4,2%.

Bảng 4.1. Sản lƣợng, giá trị xuất nhập khẩu ĐTDĐ và linh kiện giai đoạn 2008-2013

Năm (Triệu chiếc) Sản lƣợng

Xuất khẩu Nhập khẩu

Giá trị XK-NK (Tỷ USD) Giá trị (Tỷ USD) Tỷ trọng trong tổng GTXK(%) Giá trị (Tỷ USD) Tỷ trọng trong tổng GTNK(%) 2008 - - - - - 2009 6,4 0,245 - - - 2010 37,5 2,31 3,2 1,49 1,76 0,82 2011 79,6 6,89 7,1 2,59 2,4 4,3 2012 109,4 12,72 11,1 5,04 4,4 7,68 2013 104,8 21,24 16,1 8,05 6,1 13,19

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của TCTK, Tổng cục Hải Quan giai đoạn 2008-2013.

Hiệu ứng đầu tư của Samsung, Microsoft cùng với sự bùng nổ của thị trường Viễn thông đã kéo theo sự ra đời của các DN sản xuất, lắp ráp ĐTDĐ thương hiệu Việt như: Q- mobile (2008), Mobiistar (2009), FPT Mobile (2009), Viettel (2011), HiPT Mobile (2011), VNPT (Avio), Mobell (2012), CMC (BluePhone),… Tuy nhiên, một điểm chung của tất cả các thương hiệu Việt là toàn bộ linh phụ kiện đều được gia công tại Trung Quốc.

4.2.2. Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng

Đóng góp dễ nhận thấy nhất là giải quyết việc làm, phát triển dịch vụ, thu ngân sách, chuyển dịch cơ cấu kinh tế,… tại các địa phương đặt nhà máy sản xuất ĐTDĐ. Kể từ khi đi vào hoạt động, Samsung đã nộp thuế cho Bắc Ninh từ 19,74 tỷ đồng năm 2009, 82,52 tỷ đồng năm 2010, hơn 137,67 tỷ đồng năm 2011, gần 425 tỷ đồng năm 2012 và lên đến hơn

1.000 tỷ đồng năm 2013 chiếm 8,73% tổng thu NSNN năm 2013 của Bắc Ninh, lũy kế số thuế đã nộp trong 5 năm hoạt động là hơn 1.665 tỷ đồng. Với Microsoft, con số này thấp hơn rất nhiều, chỉ 1,46 triệu USD năm 2013.

Samsung, Microsoft và các DN phụ trợ đã tạo việc làm cho 179.435 lao động, trong đó làm việc tại Bắc Ninh là 100.227 lao động, Hà Nội là 9.141 lao động, Thái Nguyên là 59.500 lao động và Vĩnh Phúc là 10.567 lao động (Phụ lục 16).

4.2.3. Thúc đẩy thu hút đầu tƣ, phát triển công nghiệp hỗ trợ

Samsung, Microsoft đã thu hút nhiều DN vệ tinh tham gia vào chuỗi sản xuất ĐTDĐ đầu tư vào Bắc Ninh, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và các tỉnh thành lân cận. Hết năm 2014, đã có 79 DN cung cấp linh phụ kiện cho Samsung, trong đó có 61 DN tập trung trong Vùng. Tỷ lệ nội địa hóa của SEV năm 2012 đạt 16%12, năm 2013 đạt 33%13

(tỉ lệ nội địa hóa này gồm của các DN Việt Nam và FDI tại Việt Nam) cho thấy mức độ phụ thuộc vào linh kiện nhập khẩu đã giảm đồng nghĩa với việc các DN phụ trợ đã đi vào hoạt động và cung cấp linh phụ kiện cho công nghiệp sản xuất ĐTDĐ trong Vùng.

Các chính sách hỗ trợ, chuyển giao cơng nghệ, mua hàng,… của Samsung, Nokia có tác động lớn đến sự phát triển CNHT sản xuất ĐTDĐ và cụm ngành. Tháng 9/2014, qua

“Hội thảo phát triển CNHT tại Việt Nam” Samsung đã đối thoại và đưa ra yêu cầu cung

cấp 170 linh phụ kiện gồm: màn hình, sạc pin, bộ thích ứng, loa, mic, angten, động cơ, bàn phím, đinh vít, hộp, tem nhãn, miếng đệm,… (Phụ lục 13) cho các DN trong nước. Cùng với đó là cơng khai quy trình, quy định và các ngun tắc, chuẩn mực trong hợp tác, kinh doanh với Samsung (Phụ lục 14). Đáng chú ý, các quy định về R - Sự đáp ứng nhanh, D -

giao hàng linh hoạt, đáp ứng các yêu cầu khẩn trong chính sách mua hàng của Samsung

mang lại lợi thế lớn trong thu hút các DN phụ trợ đầu tư vào Vùng, nơi gần nhà máy sản xuất ĐTDĐ của Samsung.

4.3. Sơ đồ cụm ngành sản xuất điện thoại di động

Từ quy trình sản xuất ĐTDĐ của Samsung (Hình 4.2) và những đánh giá tổng quan

về cụm ngành, tác giả xây dựng sơ đồ cụm ngành sản xuất ĐTDĐ của Vùng (Hình 4.3).

12 Ông Shim Won Hwan - Tổng Giám đốc SEV trong cuộc gặp gỡ với truyền thông ngày 9/7/2013. 13

Hình 4.2. Quy trình sản xuất ĐTDĐ của Samsung

Nguồn: Samsung Electronics Việt Nam.

Hình 4.3. Sơ đồ cụm ngành sản xuất ĐTDĐ của Vùng

4.4. Bản đồ vị trí hoạt động kinh tế của cụm ngành

Hình 4.4. Vị trí cụm các DN sản xuất linh phụ kiện ĐTDĐ tại Hà Nội

Ghi chú: Diện tích > 2.000 lao động

Nguồn: Số liệu từ http://www.congdoanhanoi.org.vn, Bản đồ nền tại http://hanoi.gov.vn/.

Hình 4.5. Vị trí cụm các DN trong cụm ngành sản xuất ĐTDĐ tại Bắc Ninh

Ghi chú: Diện tích = 10.000 lao động

Hình 4.6. Vị trí cụm các DN trong cụm ngành sản xuất ĐTDĐ tại Thái Nguyên

Ghi chú: Diện tích = 10.000 lao động

Nguồn: http://bqlkcnthainguyen.gov.vn/Trangch%E1%BB%A7.aspx.

Hình 4.7. Vị trí cụm các DN trong cụm ngành sản xuất ĐTDĐ tại Vĩnh Phúc

Ghi chú: Diện tích = 10.000 lao động

Nguồn: Số liệu từ Ban quản lý các KCN Vĩnh Phúc, Bản đồ nền từ http://vinhphuc.tourism.vn/index.php?cat=2001&itemid=518.

4.5. Mơ hình kim cƣơng năng lực cạnh tranh của Vùng 4.5.1. Điều kiện nhân tố đầu vào

4.5.1.1. Cơ sở hạ tầng

Vùng tập trung đầy đủ các loại hình giao thơng, tuy nhiên hệ thống giao thơng đường thủy, đường sắt không thuận lợi cho công nghiệp sản xuất ĐTDĐ khi điều kiện cơ sở hạ tầng, kho bãi, thiết bị phục vụ bốc dỡ, vận chuyển chưa đáp ứng được yêu cầu.

Hình 4.8. Bản đồ giao thơng kết nối cụm ngành của Vùng

Nguồn: Tác giả thực hiện từ bản đồ tại http://yenbinhcorp.com/.

Hạ tầng giao thông đường hàng không với sân bay Nội Bài đang được mở rộng, được kết nối tới 40 điểm đến quốc tế tại Châu Mỹ, Châu Á, Châu Âu và Châu Úc. Hiện nay,

Một phần của tài liệu Chương trình giảng dạy kinh tế fulbright đề cương luận văn (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)