Tổng quan thị trường M-Banking tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ mobile banking của khách hàng tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín khu vực TPHCM (Trang 35 - 38)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG M-BANKING TẠI SACOMBANK

2.1. Tổng quan thị trường M-Banking tại Việt Nam

2.1.1. Cơ sở pháp lý

Hệ thống luật về thương mại điện tử tại Việt Nam hiện nay được hình thành dựa vào hai trụ cột chính là Luật Giao dịch điện tử năm 2005 và Luật Công nghệ thông tin năm 2006. Ngày 1/3/2006, “Luật giao dịch điện tử” của Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, số 51/2005/QH11 chính thức có hiệu lực, mở ra một giai đoạn mới cho M-Banking khi các giao dịch điện tử đã được pháp luật Việt Nam thừa nhận và bảo hộ.

Ngày 08/03/2007 Nghị định số 35/2007/NĐ-CP của chính phủ quy định về giao dịch điện tử trong Ngân hàng được ban hành.Với sự ra đời của Nghị định này Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng, khung pháp lý cho hoạt động này đã cơ bản hoàn thành, đặt nền móng cho q trình mở rộng triển khai và phát triển M- Banking trong hoạt động ngân hàng. Ngồi ra cịn nhiều Văn bản luật khác làm nền tảng pháp luật vững chắc cho việc phát triển M-Banking tại Việt Nam.

2.1.2. Cơ sở hạ tầng công nghệ:

Theo số liệu thống kê trên của We are social (tháng 01/2014) số lượng thuê bao đang hoạt động là 134 triệu th bao, trung bình một người có 1,4 th bao. Trong đó số lượng thuê bao có kết nối 3G chiếm 16% (21 triệu máy), số liệu này tương thích với số lượng smartphone đi kèm là hơn 18,5 triệu máy tại thị trường Việt Nam. Điều này là khá tốt cho sự phát triển của ứng dụng di động nói chung và ứng dụng M- Banking nói riêng. (xem bảng 2.1)

Bảng 2.1: Số liệu thống kê tổng quan thị trường

Nội dung Số lượng Đơn vị

Tổng dân số 92.477.857 Người

Thành thị (chiếm 31%) 27.000.000 Người

Thuê bao di động đang hoạt động 134.066.000 Thuê bao

Thuê bao sử dụng 3G (chiếm 16%) 21.450.560 Thuê bao

Sử dụng smartphone để mua hàng, thanh toán (chiếm 60%)

11.097.342 Cái

Số lượng tài khoản cá nhân ngân hàng (chiếm 23% tổng dân số)

22.000.000 tài khoản

Nguồn: We are Social - Google’s “Our Mobile Planet” Report (tháng 01/2014)

2.1.3. Thực trạng của việc phát triển dịch vụ M-Banking tại các NHTM

Tại Việt Nam M-Banking xuất hiện từ đầu năm 2003, với dịch vụ đầu tiên là SMS Banking, và ngày nay M-Banking phát triển thêm nhiều dịch vụ mới hiện đại tiện lợi hơn là M-Banking Web và M-Banking App. Theo thống kê NHNN tính đến thời điểm cuối năm 2013 thì cả nước có khoản 46,7 triệu tài khoản (chiếm gần 50% dân số hiện tại). có 42 triệu thẻ ATM đã được phát hành (trong đó 94% thẻ nội địa và 6% thẻ quốc tế); 13.500 cây ATM, trên 500.000 ví điện tử (theo http://sbv.gov.vn/ ngày 15/05/2014). Tuy nhiên hiện tại M-Banking tại Việt Nam chỉ hơn 3 triệu khách hàng sử dụng và tốc độ tăng trưởng 20-30% mỗi tháng (theo số liệu http://kinhdoanh.vnexpress.net/, truy cập 16/9/2014).

Ngày 28/3/2014, tại Tp.HCM, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) và Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế - IDG ASEAN phối hợp tổ chức tọa đàm E-Banking lần 3 với chủ đề "Sự phát triển của thanh tốn điện tử". Theo ơng Nguyễn Đức Huỳnh, Trưởng VPĐD Smartlink tại TP.HCM thi Việt Nam là thị trường đầy hứa hẹn cho thanh tốn điện tử, trong đó 50% ngân hàng triển khai M-Banking và E-Baking (Ajzen, 1991), 48% ngân hàng triển khai SMS/Phone Banking; Trên cơ sở hiện trạng kênh thanh toán điện tử là xu hướng phát triển của thanh toán điện tử là xu thế tất yếu của các NHTM tại Việt Nam.

Mặt khác theo Vụ Thanh toán (NHNN) khẳng định, hiện nay có khoản 40 NHTM cung cấp dịch vụ I-Banking và 19 NHTM cung cấp M-Banking cho khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp. Một số NHTM bước đầu triển khai các dịch vụ hiện đại để thanh toán tiền điện, tiền nước, cước phí điện thoại, viễn thơng, truyền hình cáp, phí bảo hiểm, học phí…

Như vậy M-Banking tuy đã được triển khai trong một thời gian dài (gần 11 năm) theo nhận định tình hình phát triển M-Banking tại Việt Nam đang trong giai đoạn đầu

phát triển, và với những điều kiện trên thì khả năng đây sẽ là một kênh bùng nổ trong thời gian tới.

Khó khăn của việc phát triển dịch vụ M-Banking ở Việt Nam

Hệ thống mua bán, thanh toán trực tuyến chưa phát triển: đây là một trong

những khó khăn lớn khơng tạo động lực cho dịch vụ M-Banking phát triển tại Việt Nam Các dịch vụ, phương tıện thanh tốn chưa phong phú và tiện ích chưa cao. Mặc dù thời gian qua, NHNN đã triển khai một số chương trình mang tính định hướng thị trường nhằm mục tiêu thúc đẩy phát triển mạng lưới POS thẻ nội địa, tuy nhiên, việc mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ nội địa vẫn gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại. Do phần lớn khách hàng sử dụng thẻ nội địa là người Việt Nam, vốn quá quen với việc sử dụng tiền mặt và lại ln có sẵn tiền mặt cũng như dễ dàng tiếp cận với nguồn tiền mặt có tại các ATM, nên việc sử dụng các phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt còn rất hạn chế. Các phương tıện thanh toán hiện nay chưa được triển khai trên diện rộng để đáp ứng nhu cầu thanh toán trong nền kinh tế. Các phương tıện thanh tốn này cịn mới mẻ và bỡ ngỡ với phần lớn người dân; tâm lý e dè, sợ rủi ro đã ngăn cản việc tiếp cận của người tiêu dùng với các phương tıện thanh toán mới. Các thanh toán trong khu vực dân cư phần lớn vẫn sử dụng tiền mặt, ngay cả ở thành thị, nơi có điều kiện thuận lợi cho phát triển các phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt, việc sử dụng tiền mặt vẫn còn phổ biến. Dịch vụ thẻ ngân hàng mới có sự gia tăng về số lượng nhưng chưa có sự chuyển biến thực sự về chất lượng; mục tiêu cuối cùng là sử dụng thẻ để thanh tốn hàng hóa, dịch vụ thay vì dùng tiền mặt nhưng thực tế là 83% giao dịch thực hiện tại hệ thống ATM là để rút tiền mặt, việc chuyển khoản chủ yếu được thực hiện trong nội bộ từng ngân hàng; dịch vụ đi kèm ATM đã có nhưng chưa nhiều. Hệ thống POS chưa phát triển rộng, thanh tốn qua POS cịn hạn chế; số lượng giao dịch qua POS cịn ít (chỉ đạt chưa đến 5% doanh số bán hàng).

Chuộng giao dịch bằng tiền mặt: việc sử dụng M-Banking để thanh toán là một

vấn đề rất khó khăn đặt ra cho mỗi ngân hàng đang hoạt động ở Việt Nam. Thanh tốn khơng dùng tiền mặt ở Việt Nam rất thấp, khoản 24-25%. Vì vậy, hầu hết các ngân hàng đều ít nhiều khó khăn khi triển khai M-Banking đối với các ứng dụng này.

Công nghệ chưa cao: Để triển khai M-Banking, địi hỏi phải có một nền tảng

rất lớn về cơ sở hạ tầng và công nghệ. Mặc dù công nghệ viễn thông ngày càng phát triển nhưng so với các nước trong khu vực và quốc tế, nước ta vẫn còn thiếu kém rất nhiều mặt gây trở ngại cho việc triển khai một cách tốt nhất các ứng dụng của M- Banking.

Nguồn nhân lực chất lượng cao hạn chế: Các thiếu hụt về lao động cũng đặt ra

cho các ngân hàng một bài tốn khó. Bên cạnh một nền tảng về cơ sở vật chất, các ngân hàng cần có một đội ngũ lao động có tay nghề, có kiến thức về cơng nghệ cao để ngăn chặn các nguy hiểm, rủi ro từ bên ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ mobile banking của khách hàng tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín khu vực TPHCM (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)