Ma trận tương quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ mobile banking của khách hàng tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín khu vực TPHCM (Trang 77)

3.2.5. Phân tích hồi quy:

Theo kết quả kiểm định hệ số tương quan trên, các nhân tố điều có tương quan chặt chẽ với biến phụ thuộc, nên tác giả dự đốn mơ hình hồi quy đa bội có dạng sau:

IB22 = β0 + β1*CRE + β2*EAS + β3*COS + β4*RIS + β5*USE + β6*COR+ ε

CRE EAS COS RIS USE COR IB22

CRE Pearson Correlation 1 .037 .112 .196** .500** .615** .454** Sig. (2-tailed) .567 .085 .003 .000 .000 .000 N 236 236 236 236 236 236 EAS Pearson Correlation 1 .080 -.034 .103 .093 .167* Sig. (2-tailed) .218 .608 .115 .153 .010 N 236 236 236 236 236 COS Pearson Correlation 1 .046 .048 .046 -.038 Sig. (2-tailed) .478 .468 .486 .560 N 236 236 236 236 RIS Pearson Correlation 1 .139* .306** .036 Sig. (2-tailed) .033 .000 .584 N 236 236 236 USE Pearson Correlation 1 .514** .521** Sig. (2-tailed) .000 .000 N 236 236 COR Pearson Correlation 1 .505** Sig. (2-tailed) .000 N 236 IB22 Pearson Correlation 1 Sig. (2-tailed) N

Trong đó: β0: Hằng số hồi quy;

β1,β2,β3,β4,β5,β6: Trọng số hồi quy ε: Sai số

Thực hiện mơ hình hồi quy bằng lệnh Regresion với phương pháp enter đưa tất cả các biến cùng lúc.

Kết quả phân tích ANOVA (phụ lục 09) cho thấy giá trị kiểm định F= 24.337 với mức ý nghĩa thống kê sig.= 0.000 <5%. Nghĩa là giả thuyết H0: tập hợp các biến độc lập khơng có mối liên hệ với biến phụ thuộc, bị bác bỏ.

Tiếp theo tác giả đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình thơng qua hệ số xác định R2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square). Hệ số R² hiệu chỉnh của mơ hình là 37,3% có ý nghĩa là 37,3% sự biến thiên của ý định sử dụng M-Banking được giải thích bởi mối liên hệ tuyến tính của các biến độc lập.

Hệ số VIF của các nhân tố đều < 10 chứng tỏ thang đo không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Do đó mơ hình phù hợp với tất cả các biến đều ảnh hưởng đến ý định sử dụng M-Banking.

Dựa vào bảng kết quả hồi quy:

- Sig.(CRE) = 0.024 < 0.05  đủ cơ sở bác bỏ H0 hay biến CRE “Nhận thức về tín nhiệm” có ý nghĩa trong mơ hình

- Sig.(EAS) = 0.044 <0.05  đủ cơ sở để bác bỏ H0 hay biến EAS “Nhận thức dễ sử dụng” có ý nghĩa trong mơ hình.

- Sig.(COS) = 0.100 >0.05  đủ cơ sở để bác bỏ H1 hay biến COS “Nhận thức về chi phí” khơng có ý nghĩa trong mơ hình.

- Sig.(RIS) = 0.035 <0.05  đủ cơ sở để bác bỏ H0 hay biến RIS “Nhận thức về rủi ro” có ý nghĩa trong mơ hình.

- Sig.(USE) = 0.000 <0.05  đủ cơ sở để bác bỏ H0 hay biến USE “Nhận thức sự hữu ích” có ý nghĩa trong mơ hình.

- Sig.(COR) = 0.000 <0.05  đủ cơ sở để bác bỏ H0 hay biến COR – “Nhận thức sự tương thích & chuẩn mực xã hội” có ý nghĩa trong mơ hình.

Với kết quả trên, mơ hình hồi quy biểu thị các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng M-Banking tại Sacombank của khách hàng được xác định như sau:

IB = 1.746 + 0.157*CRE + 0.133*EAS - 0.126*RIS + 0.275*USE + 0.210*COR + ε

Biến “Nhận thức về tín nhiệm” có hệ số hồi quy là 0.157 nghĩa là khi thay đổi 1 đơn vị thì “ Ý định hành vi sử dụng M-Banking” của khách hàng sẽ thay đổi cùng chiều 0.157 đơn vị.

Biến “Nhận thức dễ sử dụng” có hệ số hồi quy là 0.133 nghĩa là khi thay đổi 1 đơn vị thì “ Ý định hành vi sử dụng M-Banking” của khách hàng sẽ thay đổi cùng chiều 0.133 đơn vị.

Biến “Nhận thức về rủi ro” có hệ số hồi quy là -0.126 nghĩa là khi thay đổi 1 đơn vị thì “ Ý định hành vi sử dụng M-Banking” của khách hàng sẽ thay đổi ngược chiều 0.126 đơn vị.

Biến “Nhận thức sự hữu ích” có hệ số hồi quy là 0.275 nghĩa là khi thay đổi 1 đơn vị thì “ Ý định hành vi sử dụng M-Banking” của khách hàng sẽ thay đổi cùng chiều 0.275 đơn vị.

Biến “Nhận thức sự tương thích & chuẩn mực xã hội” có hệ số hồi quy là 0.210 nghĩa là khi thay đổi 1 đơn vị thì “ Ý định hành vi sử dụng M-Banking” của khách hàng sẽ thay đổi cùng chiều 0.210 đơn vị.

Như vậy, trong 5 biến ảnh hưởng ý định hành vi sử dụng M-Banking Sacombank thì biến nhận thức hữu dụng, và nhận thức tương thích& chuẩn mực xã

3.3 Kiểm định sự khác biệt yếu tố nhân khẩu học ảnh hưởng đến ý định sử dụng M-Banking Sacombank. dụng M-Banking Sacombank.

3.3.1 Kiểm định sự khác biệt trung bình ý định sử dụng theo nhóm giới tính của khách hàng.

Tác giả sử dụng phương pháp kiểm định Independet – Sample T – Test bằng phiên bản SPSS 20.0 với mẫu độc lập là 2 nhóm khách hàng nam và nữ. Theo kết quả phân tích thì giá trị Sig. của kiểm định Levene = 0.051 > 0.05, nên phương sai của 2 nhóm giới tính khơng khác nhau, ta sử dụng kết quả kiểm định T-Test ở phần phương sai bằng nhau Equality of Means. Giá trị Sig. của kiểm định T-Test là 0.371 > 0.05. do đó kết luận khơng có sự khác biệt giữa nam và nữ trong việc sử dụng M-Banking của Sacombank,

3.3.2 Kiểm định sự khác biệt trung bình ý định sử dụng theo nhóm độ tuổi của khách hàng.

Do có 5 nhóm độ tuổi nên tác giả sử dụng phương pháp kiểm định ANOVA cho đặt điểm độ tuổi của khách hàng, kiểm định có hay khơng sự khác biệt trong về giá trị trung bình của 5 tổng thể mẫu độc lập được phân loại theo nhóm tuổi.

Kết quả kiểm định Levene ở bảng Test of Homogeneity of Variances với giá trị Sig. =0.01 < 0.05 tức là có sự khác biệt trong phương sai của các nhóm độ tuổi. trong đó giá trị trung bình của nhóm tuổi từ 35 – 44 tuổi có giá trị cao nhất 4.6842, thấp nhất là nhóm tuổi trên 55 tuổi với giá trị 4.3.57.

3.3.3 Kiểm định sự khác biệt trung bình ý định sử dụng theo nhóm học vấn của khách hàng.

Do có 5 nhóm trình độ học vấn khác nhau nên tác giả sử dụng phương pháp kiểm định ANOVA cho đặt điểm trình độ học vấn của khách hàng, kiểm định có hay khơng sự khác biệt trong về giá trị trung bình của 5 tổng thể mẫu độc lập được phân loại theo học vấn.

Kết quả kiểm định Levene ở bảng Test of Homogeneity of Variances với giá trị Sig. =0.01 < 0.05 tức là có sự khác biệt trong phương sai của các nhóm trình độ học vấn. trong đó nhóm khách hàng có trình độc học vấn khác có tác động xu hướng ý định sử dụng M-Banking cao nhất với giá trị trung bình cao nhất 4.7391. Tuy nhiên

nhóm khác này là tập hợp của nhiều trả lời khác nhau nên ta có thể xem nhóm học vấn đại học với giá trị cao thứ 2 là 4.6 có tác động đến xu hướng ý định sử dụng M- Banking.

3.3.4 Kiểm định sự khác biệt trung bình ý định sử dụng theo nhóm nghề nghiệp của khách hàng.

Tương tự có 5 nhóm nghề nghiệp nên tác giả sử dụng phương pháp kiểm định ANOVA cho đặt điểm độ tuổi của khách hàng, kiểm định có hay khơng sự khác biệt trong về giá trị trung bình của 5 tổng thể mẫu độc lập được phân loại theo nhóm nghề nghiệp

Kết quả kiểm định Levene ở bảng Test of Homogeneity of Variances với giá trị Sig. =0.992 > 0.05 tức là khơng có sự khác biệt trong phương sai của các nhóm độ tuổi. Ta xem tiếp bảng ANOVA với giá trị Sig. = 0.903 > 0.05. cho thấy khơng có sự khác biệt giữa các nhóm nghề nghiệp đến ý định sử dụng M-Banking của Sacombank.

3.3.5 Kiểm định sự khác biệt trung bình ý định sử dụng theo nhóm thu nhập của khách hàng.

Tác giả sử dụng phương pháp kiểm định ANOVA cho 5 nhóm thu nhập của khách hàng, kiểm định có hay khơng sự khác biệt trong về giá trị trung bình của 5 tổng thể mẫu độc lập được phân loại theo nhóm thu nhập.

Kết quả kiểm định Levene ở bảng Test of Homogeneity of Variances với giá trị Sig. =0.00 < 0.05 tức là có sự khác biệt trong phương sai của các nhóm độ tuổi. trong đó giá trị trung bình của nhóm khách hàng có thu nhập từ 10-14 triệu/ tháng được xếp hạng trung bình cao nhất 4.7387.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3:

Thơng qua cơ sở lý thuyết chương 1 và chương 2, trong chương 3 này tác giả đã giới thiệu chi tiết phương pháp nghiên cứu và kết quả mà cơng trình nghiên cứu thu được về các yếu tố tác động đến ý định sử dụng M-Banking của Sacombank. Và qua kết quả phân tích từ 318 mẫu khảo sát thu thập, sau khi gạn lọc đạt yêu cầu là 236 mẫu, thì kết quả cho thấy có 5 nhóm nhân tố có tác động đến ý định sử dụng M- Banking Sacombank gồm: Nhận thức về tín nhiệm; Nhận thức dễ sử dụng; Nhận thức

sự hữu ích; Nhận thức tương thích& chuẩn mực xã hội có tác động tích cực, cùng

chiều. Cịn Nhận thức về rủi ro thì các tác động tiêu cực, ngược chiều với ý định sử dụng M-Banking của Sacombank. Bên cạnh đó kết quả nghiên cứu cũng cho thấy một số yếu tố nhân khẩu học có mối tương quan đến ý định hành vi sử dụng dịch vụ M-Banking Sacombank. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở cho giải pháp ở chương 4 tiếp theo.

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT HÀM Ý:

4.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Bằng phương pháp phân tích, kiểm định mơ hình, nghiên cứu dữ liệu từ 236 mẫu kết quả thu được cho thấy có sự tác động của một số yếu tố lên ý định hành vi sử dụng Mobile Banking của khách hàng Sacombank. Trong đó ảnh hưởng nhiều nhất

nhận thức hữu dụng với hệ số β là 0.275, tiếp theo nhận thức tương thích& chuẩn mực xã hội (0.210), nhận thức sự tín nhiệm (0.157), nhận thức dễ sử dụng là (0.133).

Và nhân tố nhận thức rủi ro ( -0.126) có tương quan ngược với ý định hành vi.

Hình 4.1: Sơ đồ các yếu tố tác động đến ý định sử dụng M-Banking

Qua kiểm định mối tương quan các yếu tố nhân khẩu học với ý định sử dụng M-Banking Sacombank kết quả như sau:

- Luận án đã chỉ ra rằng khơng có đủ bằng chứng để kết luận có sự khác biệt đối với ý định sử dụng M-Banking giữa nam, và nữ, và giữa các nhóm nghề nghiệp.

- Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy các nhóm độ tuổi khác nhau, các nhóm trình độ học vấn khác nhau, và các nhóm thu nhập lại có ảnh hưởng, tác động đến ý định sử dụng M-Banking Sacombank. trong đó:

o Khách hàng có nhóm tuổi từ 35 – 44 tuổi, và nhóm tuổi từ 45-54 là ảnh hưởng đến ý định sử dụng đến M-Banking nhiều hơn so với các nhóm khác.

0.157 0.133 - 0.126 0.275 0.210 R2= 37,3% Nhận thức về tín nhiệm (CRE) Nhận thức dễ sử dụng (EAS) Nhận thức về rủi ro (RIS) Nhận thức sự hữu ích (USE)

Nhận thức tương thích&chuẩn mực xã hội (COR)

Ý định sử dụng dịch vụ M- Banking (Intention Behavior M- Banking service)

o Nhóm khách hàng có trình độ học vấn khác chiếm tỷ lệ cao nhất, kế đến là nhóm khách hàng có trình độ học vấn đại học, cao đẵng, sau đại học, và trung cấp. Vậy Hầu hết người tiêu dùng sử dụng dịch vụ M-Banking là có trình độ học vấn cao.

o Nhóm thu nhập khác nhau có ảnh hưởng đến ý định sử dụng M-Banking Sacombank, và qua kết quả phân tích thì nhóm thu nhập 10-14 triệu có giá trị trung bình cao nhất.

- Ngồi ra qua phân tích thống kê 318 mẫu khảo sát trước khi gạn lọc, cho thấy: o Khách hàng có tài khoản hoặc thẻ tại Sacombank chiếm tỷ lệ rất cao 90,6%.

Kết quả này cao như thế có thể một phần là do phương pháp chọn mẫu thuận tiện của đề tài nghiên cứu.

o 67,3% người sử dụng Smartphone, 37,1% sử dụng điện thoại phổ thông, và máy tính bảng có 17,6% người sử dụng. Cho thấy mức độ phổ thơng hóa của cơng nghệ thơng tin là rất tốt cho điều kiện sử dụng và phát triển M-Banking.

o Trong mẫu khách hàng khảo sát thì có 74,2% người biết đến M-Banking của Sacombank. Và qua sự giới thiệu phần lớn là từ sự tư vấn chân tình của nhân viên Sacombank với giá trị 55,1%.

o Nhu cầu khách hàng sử dụng dịch vụ M-Banking rất đa dạng: trong đó tra cứu số dư tài khoản được nhiều người lựa chọn nhất (68,2%) và chuyển khoản (54,2%). Các dịch vụ khác hiện vẫn còn ở mức khiêm tốn.

o Và đặc biệt kết quả nghiên cứu cũng cho thấy những khách hàng chưa biết, chưa sử dụng M-Banking thì hơn 65% khách hàng trong số đó mong muốn tìm hiểu, sử dụng M-Banking trong tương lai.

4.2. Một số khuyến nghị

4.2.1. Khuyến nghị để tăng cường nhận thức về sự hữu ích:

Qua kết quả nghiên cứu thì cho thấy đây là yếu tố có tác động nhiều nhất đến ý định hành vi của khách hàng sử dụng M-Banking. Nên Khuyến nghị cải thiện nhận thức hữu ích này sẽ được chú trọng nhất.

Gia tăng danh mục sản phẩm, dịch vụ Mobile Banking. Ngân hàng cần tiếp tục hồn thiện thêm sản phẩm các tiện ích dịch vụ của M-Banking nhằm thõa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng như: mua vé tàu, vé máy bay, xem thơng tin tỷ giá ngoại tệ, tìm kiếm, định vị ATM gần nhất, vv…. Xét thấy khách hàng thường sử dụng thiết bị hiện đại smartphone, máy tính bảng để truy cập M-Banking, và các thiết bị này hầu như đều có chức năng hỗ trợ định vị. Và từ nhu cầu thực tế chủ quan của tác giả muốn tìm máy ATM/ phịng giao dịch gần nhất thì chưa có ứng dụng nào hỗ trợ việc này, đa phần phải xem danh sách địa chỉ mà website cung cấp. Nên nếu M-Banking tích hợp được tính năng này trong Mobile Banking sẽ mang lại thêm hữu ích cho khách hàng.

M-Banking App là một trong những kênh giúp cho nhà quản lý kết hợp quảng bá thông tin sản phẩm rất tốt trong thời đại thông tin ngày nay, bên cạnh đó cũng có nhiều quảng cáo quá đà gây khó chịu cho người sử dụng, nên tác giả khuyến nghị chú ý hơn nội dung trong việc quảng cáo trên M-Banking app này. Ví dụ: chỉ nên chạy các chương trình khuyến mãi hiện tại của Sacombank, thơng tin về lãi suất tiền gửi tiết kiệm, hoặc tỷ giá ngoại tệ được cập nhật hàng ngày.

Ngoài những dịch vụ cơ bản mà M-Banking mang lại cho khách hàng thì theo xu hướng mới tích hợp Over The Top (OTT) để cung cấp âm thanh, hình ảnh, video vào M-Banking tăng sự hấp dẫn cho ứng dụng. Giúp cho M-Banking có thể giữ chân khách hàng khi đăng nhập vào phần mềm này càng lâu càng tốt, hơn là hiện tại khách hàng chỉ truy cập kiểm tra tài khoản rồi thôi. (theo http://kinhdoanh.vnexpress.net/ truy cập 22/9/2014). Tuy nhiên phải đặc biệt chú ý ảnh hưởng tính năng bảo mật khách hàng.

Đại bộ phận khách hàng của Sacombank vẫn chưa biết đến hết các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đang cung cấp nên ngân hàng cần tiến hành mở rộng phạm vi quảng bá, giới thiệu sản phẩm dịch vụ tới mọi đối tượng khách hàng đã có, và chưa có tài khoản tại ngân hàng với tinh thần làm cho khách hàng biết, thấy được các hữu ích mà M-Banking mang lại, tập trung giới thiệu với nội dung và hình ảnh rõ ràng, dễ hiểu nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng.

4.2.2. Khuyến nghị về việc tăng cường sự tương thích và ảnh hưởng xã hội

Theo như kết quả nghiên cứu nhóm nhân tố tương thích và chuẩn mực xã hội đề xuất ban đầu qua phân tích gọp thành một nhóm nhân tố là sự tương thích và chuẩn mực xã hội. Nhiều ý kiến đồng ý với phát biểu“Người thân/ bạn bè/ đồng nghiệp của

tơi cho rằng nên sử dụng M-Banking”.Vì vậy ngân hàng có thể tận dụng yếu tố này

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ mobile banking của khách hàng tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín khu vực TPHCM (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)