CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp nghiên cứu
3.1.3.1. Mẫu nghiên cứu
Qua đánh giá các phương pháp chọn mẫu của các nghiên cứu trước đây, tác giả nhận thấy phương pháp lấy mẫu thuận tiện là phù hợp với nghiên cứu này nhất. Nên tác giả tiến hành phân phát bảng câu hỏi bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp khách hàng đến giao dịch tại Sacombank- Chi nhánh quận 8- Phịng giao dịch Rạch Ơng (xem phụ lục 04).Bên cạnh đó kết hợp việc khảo sát trực tuyến bằng Google Documents, được gửi đến một số diễn đàn, mạng xã hội của học viên cao học (Link: https://docs.google.com/forms/d/1ruNkfuqdy2GS3peAZgYmZpYg0NPcy3jv4f5Yw TE76f8/viewform khảo sát trực tuyến)
Kích thước mẫu được xác định theo phương pháp phân tích đa biến. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích nhân tố và phương pháp hồi quy đa biến. Trong phân tích nhân tố, kích thước mẫu nên càng lớn càng tốt nhưng phải đảm bảo số lượng tối thiểu khơng ít hơn 5 lần số biến quan sát và tốt nhất khơng ít hơn 100 mẫu. Theo bảng khảo sát chính thức có 29 biến, nên kích thước mẫu tối thiểu là 29x5 = 145 mẫu (>100 mẫu)
Mặt khác theo phương pháp hồi quy đa biến, kích thước mẫu tối thiểu n= 50 +15m (trong đó m: số biến độc lập) (Tabachnich and Fidell, 1996). Với mơ hình nghiên cứu này ta có 7 biến độc lập. Nên kích thước mẫu tối thiểu n = 50 +15*7 = 155 mẫu
So sánh 2 yêu cầu trên, nghiên cứu này chỉ thỏa mãn với kích thước mẫu tối thiểu là 155 mẫu. Tuy nhiên để tăng khả năng chính xác, và tăng mức ý nghĩa với kết quả thu thập, tác giả chọn 300 bảng khảo sát trực tiếp sẽ được gửi đến khảo sát khách hàng của Sacombank, và kết hợp thêm khảo sát trực tiếp trên các mạng xã hội.