Nghiên cứu sơ bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ mobile banking của khách hàng tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín khu vực TPHCM (Trang 52 - 55)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Phương pháp nghiên cứu

3.1.2.1. Nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định tính:

Nghiên cứu sơ bộ với phương pháp nghiên cứu định tính thơng qua thảo luận nhóm tập trung, nhằm mục đích:

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng M-Banking tại Sacombank dựa trên các yếu tố tác giả đề xuất (xem mục 1.5)

- Hiệu chỉnh, bổ sung các biến quan sát đo lường các khái niệm nghiên cứu từ thang đo sơ bộ trước khi áp dụng vào Việt Nam

- Đối tượng tham gia thảo luận gồm nhóm 10 khách hàng (5 nam và 5 nữ) của Sacombank được lựa chọn ngẫu nhiên, đang sống và làm việc tại Tp.HCM và có biết đến M-Banking của Sacombank.

- Phương thức thảo luận: các thành viên tham gia thảo luận trình bày quan điểm cá nhân theo dàn bài thảo luận chuẩn bị trước, và dưới sự dẫn dắt của tác giả.

- Nội dung thảo luận: thảo luận về các yếu tố tác động đến ý định sử dụng M- Banking của Sacombank và các biến khảo sát đo lường, cũng như các khái niệm nghiên cứu được đề cặp trong dàn bài thảo luận (xem Phụ lục 03). Dàn bài thảo luận được xây dựng dựa vào các lý thuyết, nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây liên quan đến M-Banking và các khái niệm: ý định sử dụng, nhận thức hữu ích, tính dễ sử dụng, chuẩn mực xã hội, tính tương thích, sự tín nhiệm, nhận thức rủi ro, chi phí.

Kết quả nghiên cứu định tính

Với các câu hỏi được đưa ra trong buổi thảo luận về các yếu tố có ảnh hưởng đến ý định sử dụng M-Banking thì những người tham gia thảo luận có nhiều ý kiến khác nhau.

- Hầu hết những người tham gia cho biết họ có biết, và đang sử dụng M-Banking của Sacombank. Họ rất hào hứng về dịch vụ hiện đại này và đồng ý với rất nhiều lợi ích mà dịch vụ mang lại. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có một số ý kiến lo ngại về khó khăn sử dụng, sự tín nhiệm, cũng như rủi ro về bảo mật thông tin, tài khoản, hacker,...

- Ngoài ra với đặc điểm giao dịch là khách hàng tự mình thực hiện giao dịch khơng phụ thuộc vào thời gian, địa điểm nên rất thuận lợi cho các giao dịch với giá trị nhỏ, và đôi khi một số khách hàng ngại sĩ diện (thanh toán tiền nợ vay, nộp tiền giá trị rất thấp,...). Ngược lại một số ý kiến trái ngược là muốn tới phòng giao dịch để nhân viên Ngân hàng thao tác cho chắc chắn.

- Bên cạnh đó nhiều ý kiến bày tỏ quan điểm việc sử dụng điện thoại di động để thực hiện giao dịch M-Banking gặp nhiều khó khăn; khơng nhớ cú pháp SMS Banking, sử dụng M-Plus thì khơng thành thạo qua đó họ khơng tự tin việc sử dụng M-Banking của Sacombank.

- Một số ý kiến cũng rất đáng lưu ý là một số khách hàng chưa hiểu rõ về M- Banking cũng như các tiện ích mà dịch vụ mang lại, điều này tác động rất lớn

đến ý định sử dụng của họ. Nên cần sự hướng dẫn, truyền thông của Sacombank đến rõ khách hàng, để họ biết rõ và tự tin sử dụng.

- Mặt khác, nhiều ý kiến lo ngại về chi phí sử dụng M-Banking, ngồi chi phí sử dụng dịch vụ hàng tháng thì chi phí 3G/Wifi/GPRS là khoản phí tương đối với nhiều người, chưa kể chi phí đầu tư thiết bị di động hiện đại để có thể sử dụng M-Banking. Tuy nhiên ý kiến khác cho rằng những chi phí này bình thường họ đã chịu cho hoạt động thường ngày, nên nếu sử dụng M-Banking thì chi phí khơng bị ảnh hưởng.

Như vậy, có nhiều ý kiến khác nhau được thu thập trong buổi thảo luận về yếu tố có ảnh hưởng đến ý định sử dụng M-Banking của Sacombank nhưng kết quả thảo luận điều thống nhất với 7 yếu tố chính là: (xem bảng 3.1)

Bảng 3.1: Mã hóa thang đo

STT THANG ĐO MÃ HÓA

1 Nhận thức sự hữu ích (perceived USEfullness) USE 2 Nhận thức dễ sử dụng (perceived EASe of use) EAS 3 Nhận thức tương thích (perceived COMpatibility) COM 4 Nhận thức chuẩn mực xã hội (subjective NORms) NOR 5 Nhận thức về tín nhiệm (perceived CREdibility) CRE 6 Nhận thức về rủi ro (perceived RISk) RIS 7 Nhận thức về chi phí (perceived COSt) COS

Ý định sử dụng M-Banking (Intention Behavior

M-Banking service) IB

Như vậy, thang đo sơ bộ đã được thống nhất, thiết lập bảng câu hỏi nháp (xem Phụ Lục 04), bảng câu hỏi gồm 29 câu hỏi tương ứng với 29 biến quan sát. Nghiên cứu sử dụng thang đo likert với 5 mức độ:

[1] Hồn tồn Khơng đồng ý [2] Không đồng ý

[3] Trung hịa, khơng có ý kiến [4] Đồng ý

Bên cạnh đó bảng câu hỏi cũng có thêm một số câu hỏi thơng tin chung khách hàng, dùng để gạn lọc chất lượng khảo sát. Và một số câu hỏi về yếu tố nhân khẩu học: giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, học vấn và thu nhập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ mobile banking của khách hàng tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín khu vực TPHCM (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)