Nâng cao cảm giác an toàn cho khách hàng khi gửi tiền tại ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại CP khu vực TPHCM (Trang 81)

3.2. Giải pháp pháp nâng cao tác động tích cực của các nhân tố tác động đến quyết

3.2.4. Nâng cao cảm giác an toàn cho khách hàng khi gửi tiền tại ngân hàng

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, nhân tố cảm giác an tồn có mức độ tác động xếp thứ 4 trong các nhân tố tác động đến quyết định gửi tiền vào ngân hàng của khách hàng cá nhân. Để thu hút khách hàng cá nhân gửi tiền vào ngân hàng, các ngân hàng cần nâng cao cảm giác an toàn cho khách hàng khi gửi tiền vào ngân hàng mình. Trong đó, bao gồm bảo mật thơng tin tốt, tình hình vốn và tài sản ổn định, tình hình kinh doanh ổn định, các điểm giao dịch có an ninh cao.

Ta thấy bản chất ngành tài chính ngân hàng là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm. Trong đó, vốn, tài sản và tình hình kinh doanh ổn định thì mức độ rủi ro trong hoạt động ngân hàng thấp, khả năng cạnh tranh trên thị trường cao. Do vậy, các ngân hàng cần không ngừng nâng cao vốn và tài sản, đưa hoạt động của ngân hàng đi vào ổn định và phát triển. Bên cạnh đó, một khi tình hình kinh doanh của ngân hàng ổn định, tăng trưởng tốt và đều sẽ tạo được danh tiếng trên thị trường, thu hút được lượng khách hàng mới ngày một tăng và ổn định lượng khách hàng hiện có.

Theo quy định về bảo hiểm tiền gửi thì, khoản chi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của mỗi khách hàng tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tối đa là 50 triệu đồng (bao gồm cả gốc và lãi). Nếu khoản tiền gửi được bảo hiểm (bao gồm cả tiền gốc và lãi) của khách hàng vượt quá hạn mức trả tiền bảo hiểm thì sẽ được giải quyết trong quá trình xử lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, mức vốn điều lệ và tổng tài sản của các ngân hàng thương mại hiện nay nhìn chung vẫn cịn thấp. Điều này khơng khuyến khích người dân gửi những khoản tiền lớn vào ngân hàng đồng thời tạo tâm lý e ngại khi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng. Do đó, các ngân hàng cần gia tăng vốn điều lệ, tăng tài sản ngân hàng, xử lý nợ tồn đọng, nâng cao khả năng cạnh tranh, giảm rủi ro trong hoạt động.

Giải pháp đề xuất nhằm nâng cao vốn điều lệ của ngân hàng: Sử dụng các biện pháp tăng vốn nhanh và an toàn như: lợi nhuận để lại, phát hành cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, chia cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành thêm cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược và cổ đông

hiện hữu. Tăng vốn điều lệ thông qua sáp nhập, hợp nhất. Đảm bảo hệ số CAR (vốn tự có/tổng tài sản có) 9% theo quy định.

Bên cạnh đó, nhằm nâng cao tính bảo mật thơng tin và tăng cường an ninh tại các điểm giao dịch, tác giả đề xuất một số giải pháp sau:

- Lắp đặt hệ thống camera theo dõi tại các quầy giao dịch, điểm giao dịch, ATM 24/24. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, bảo trì để duy trì sự hoạt động ổn định của hệ thống camera cũng như hệ thống quầy giao dịch tự động, ATM…

- Đầu tư phát triển công nghệ và tăng cường sự bảo mật thông tin trong hệ thống ngân hàng.

- Quản lý một cách hiệu quả hệ thống công nghệ, quan tâm đúng mức đến việc hồn thiện các quy trình nghiệp vụ nhằm bảo mật thơng tin khách hàng cũng như việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn an ninh cho các điểm giao dịch của ngân hàng gồm có các chi nhánh, các phịng giao dịch và cả các điểm đặt máy ATM.

3.3.5. Tăng cƣờng lợi ích tài chính cho khách hàng

Trong bối cảnh thị trường tiền gửi ngân hàng đang được Ngân hàng Nhà nước áp trần lãi suất huy động thì vấn đề thu hút khách hàng thơng qua cơng cụ lãi suất gặp khó khăn. Tuy nhiên việc áp trần lãi suất áp dụng đối với kỳ hạn dưới 6 tháng, do vậy các ngân hàng thương mại cổ phần có thể cân nhắc việc cung cấp lãi suất hấp dẫn trong khuôn khổ cho phép đối với tiền gửi dài hạn.

Cung cấp nhiều chính sách ưu đãi và chương trình chăm sóc khách hàng dành cho các khách hàng có mối quan hệ gắn bó, lâu năm với ngân hàng để nâng cao lợi ích của khách hàng và tạo niềm tin, sự ưa thích của khách hàng về ngân hàng.

Bên cạnh đó, việc đưa ra mức phí sử dụng dịch vụ mang tính cạnh tranh sẽ thu hút được lượng lớn khách hàng tham gia gửi tiền và sử dụng dịch vụ.

3.3.6. Một số giải pháp khác

Đẩy mạnh công nghệ: Kết quả nghiên cứu các nhân tố tác động đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại cổ phần khu vực TP.Hồ Chí Minh khơng bao gồm nhân tố công nghệ. Tuy nhiên, theo tác giả nhận định, hiện nay giới trẻ tiếp xúc và hầu như là ưa thích những dịch vụ ứng dụng cơng nghệ và đây là lượng khách hàng lớn, tiềm năng trong tương lai. Do đó, tác giả đề xuất các ngân hàng thương mại cổ phần nên đầu tư nghiên cứu và đưa ra những dịch vụ ngân hàng ứng dụng giải pháp kỹ thuật cơng nghệ. Bên cạnh đó, các ngân hàng cần luôn nâng cấp, phát triển hệ thống an ninh mạng, đảm bảo an toàn cho các giao dịch điện tử.

Đẩy mạnh xây dựng danh tiếng, thương hiệu cho ngân hàng. Để đạt được mục tiêu này, các ngân hàng cần phải có tăng trưởng ổn định, vững chắc, sản phẩm, dịch vụ mới trên thị trường được khách hàng chấp nhận nhanh chóng. Đây là những mục tiêu khó đạt được. Do vậy, các ngân hàng cần có chiến lược kinh doanh phù hợp, có quan hệ mật thiết với chiến lược phát triển thương hiệu ngân hàng.

Đẩy mạnh việc sử dụng các kênh thông tin truyền thông khác nhau để khẳng định vị thế của ngân hàng mình thu hút sự quan tâm của khách hàng, chẳng hạn như xây dựng kế hoạch nhận biết thương hiệu ngân hàng qua logo, nhạc quảng cáo (đề xuất theo phương thức đã thực hiện của ACB), hình ảnh ngân hàng tài trợ các chương trình xã hội. Đồng thời, cần có chính sách chăm sóc khách hàng thân thiết thích hợp, điều này sẽ giúp tên tuổi, hình ảnh ngân hàng đi xa và đi sâu vào lòng khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới.

Thực hiện thường xun cơng tác bảo trì và cung cấp thêm tiền mặt cho các máy ATM, nhất là vào kỳ nhận lương hay đối với khu vực đông dân cư sống hoặc thường xuyên tập trung dân cư, đảm bảo thuận tiện cho khách hàng.

Bên cạnh đó, các ngân hàng có thể triển khai một số chương trình cung cấp dịch vụ miễn phí đối với những dịch vụ nhỏ, chẳng hạn như: định kỳ chuyển tiền lãi từ gửi tiết kiệm sang tài khoản thanh toán, định kỳ chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi của khách hàng

để nộp tiền bảo hiểm nhân thọ nếu khách hàng có sử dụng sản phẩm bảo hiểm nhân thọ liên kết với ngân hàng, hay là miễn phí dịch vụ chuyển tiền đóng học phí… nhằm tăng sự thuận tiện cho khách hàng như là tự chuyển lãi tài khoản tiết kiệm sang ATM khi đến kỳ nhận lãi hay tự chuyển tiền đóng phí bảo hiểm từ tài khoản tiết kiệm khi đến hạn đóng phí.

Ngồi ra, bên cạnh việc thực hiện nghiêm túc quy định về bảo hiểm tiền gửi, các ngân hàng có thể vừa ổn định tâm lý và bảo vệ quyền lợi người gửi tiền được tốt hơn, cũng như tạo sự khác biệt và ưu thế trong thu hút khách hàng tiền gửi bằng cách liên kết với các công ty bảo hiểm để cho ra đời các sản phẩm tiền gửi được bảo hiểm với mức chi trả tương đối cao bao quát nhiều rủi ro mà khách hàng có thể gặp phải trong q trình gửi tiền, ngồi rủi ro từ ngân hàng bị đỗ vỡ, cần tạo thêm niềm tin cho khách hàng bằng việc bảo hiểm cho các loại rủi ro khác như: thương tật, tử vong, rủi ro rút tiền, rủi ro giao dịch gian lận…tác giả đề xuất áp dụng mơ hình tiền gửi của ngân hàng TMCP Á Châu khi liên kết với công ty Bảo hiểm Prévior Việt Nam cho ra đời nhiều dòng sản phẩm tiền gửi tặng kèm bảo hiểm với giá trị bồi thường lên đến 200% số tiền gửi tiết kiệm, ngoài ra với các dịch vụ thẻ cũng mang đến khách hàng 9 loại bảo hiểm miễn phí…khiến khách hàng an tâm đồng thời tạo lợi thế cạnh tranh so với các ngân hàng khác.

3.3.7. Kiến nghị đối với Chính Phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc

Kinh doanh ngân hàng là một ngành chịu sự quản lý chặt chẽ bởi các quy định pháp luật và chịu sự điều chỉnh bởi nhiều bộ luật, chính sách nhà nước từng thời kỳ như: chính sách tiền tê, lãi suất, tín dụng…Vậy nên đối với các cơ quan quản lý nhà nước cần ban hành các bộ luật phù hợp tránh chèn ép gây khó trong việc huy động vốn của các NHTM đồng thời khơng lỏng lẻo dễ gây tình trạng lách luật.

Tiếp tục thực hiện chính sách mở cửa đối với thị trường, tạo điều kiện cho nhiều NHTM nước ngồi tham gia nhằm góp phần phát triển thị trường tài chính tiền tệ, từ đó đem lại nhiều lợi ích hơn cho nhà nước cũng như khách hàng, đồng thời giúp các ngân hàng trong nước có thể tiếp thu cơng nghệ, trình độ quản trị, kiểm sốt rủi ro của ngân hàng bạn nhằm hồn thiện chính sách và hoạt động của ngân hàng mình, mặc khác cũng tăng

tính cạnh tranh nhằm giúp các ngân hàng có thể phát huy tốt nhất nội lực vốn có nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.

Xây dựng và ban hành các chính sách phát triển, biện pháp quản lý cụ thể, rõ ràng, minh bạch nhằm thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, đem lại mơi trường kinh doanh bình đẳng cho các NHTM.

Tăng cường kiểm tra, giám sát thường xuyên hoạt động của các ngân hàng nhằm bảo vệ lợi ích cho khách hàng và đảm bảo thị trường phát triển bền vững. NHNN cần theo dõi, có các biện pháp giúp đỡ cho NHTM nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định của các NHTM.

Điều chỉnh hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi cho phù hợp với tình hình thực tế và qua đó củng cố thêm lịng tin cho khách hàng, bởi lẽ khi kinh tế phát triển, thu nhập người dân ngày một nâng cao, mặt bằng giá của Việt Nam liên tục tăng, số tiền bình quân gửi tại ngân hàng của một khách hàng đã tăng, thì mức chi trả 50 triệu (theo quy định năm từ năm 2005) đã khơng cịn phù hợp và cần phải được điều chỉnh tăng lên. Theo Tiến sĩ Trần Du Lịch- trưởng đoàn đại biểu Quốc Hội TPHCM - con số này nên điều chỉnh thành 150 - 200 triệu là hợp lý.

3.3. Những hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo

Nghiên cứu này đem lại kết quả nhất định trong việc xác định các nhân tố tác động đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn TP.HCM; giúp hiểu được phần nào thái độ, đánh giá và mong muốn của khách hàng trong quá trình xem xét và quyết định gửi tiền vào ngân hàng.

Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng bao gồm một số hạn chế sau:

- Phạm vi nghiên cứu giới hạn tại TP.Hồ Chí Minh, bao gồm một số quận trong thành phố và dữ liệu được lấy theo phương pháp thuận tiện. Do đó, khả năng tổng quát hóa của nghiên cứu chưa cao.

- Nghiên cứu giới hạn ở quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân và giới hạn đối với các ngân hàng thương mại cổ phần. Do đó các nhân tố mang tính tổng qt, hầu

hết các ngân hàng đều quan tâm. Tuy nhiên, mỗi ngân hàng có những đặc điểm riêng biệt nên mức độ quan trọng của các yếu tố sẽ khác nhau đối với mỗi ngân hàng.

- Tác giả thực hiện khảo sát đối với khách hàng đã và đang gửi tiền tại ngân hàng do đó đã bỏ qua nhóm khách hàng tiềm năng.

Hướng nghiên cứu tiếp theo:

Trên cơ sở các hạn chế nêu trên, hướng nghiên cứu tiếp theo có thể thực hiện theo hướng thu hẹp nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngân hàng và mức độ quan trọng của các yếu tố đó đối với một ngân hàng cụ thể để giúp các ngân hàng có cơ sở tham khảo vững chắc hơn. Và về đối tượng khách hàng, nghiên cứu tiếp theo có thể thực hiện với đối tượng khách hàng đã, đang gửi tiền tại ngân hàng và khách hàng có ý định gửi tiền tại các NHTMCP, từ đó có sự so sánh đánh giá đối với từng nhóm khách hàng, ngân hàng có chiến lược cụ thể để thu hút nhóm khách hàng theo mục tiêu hoạt động kinh doanh của mình.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Chương 3 đã đề cập đến dự báo thị trường tiền gửi trong tương lai, và kết hợp dự báo thị trường tiền gửi trong tương lai với kết quả của chương 2, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, trong đó chủ yếu là dịch vụ tiền gửi của các ngân hàng thương mại cổ phần. Bên cạnh đó, tác giả đã chỉ ra những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.

KẾT LUẬN

TP.Hồ Chí Minh là khu vực có nền kinh tế - xã hội phát triển. Với tiềm năng này hoạt động tài chính – ngân hàng nói chung và hoạt động thu hút tiền gửi của các ngân hàng thương mại cổ phần nói riêng đạt được nhiều kết quả đáng kích lệ. Để có được điều này là sự nỗ lực không ngừng của các ngân hàng trong việc liên tục đổi mới sản phẩm, huấn luyện đội ngũ nhân viên, phát triển cơng nghệ, xây dựng hình ảnh, thương hiệu ngân hàng ngày một vững mạnh… và kết hợp với việc thực hiện những chính sách linh hoạt tạo điều kiện thu hút khách hàng gửi tiền.

Bài luận văn đã đem lại những kết quả nhất định trong việc xác định những nhân tố tác động đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân, và xếp hạng các nhân tố theo tầm quan trọng giảm dần. Qua đó, phần nào giúp các ngân hàng hiểu được thái độ, mong muốn của người tiêu dùng khi tìm hiểu, xem xét, quyết định gửi tiền. Các ngân hàng có thể dựa vào đặc điểm riêng của mình để phát huy thế mạnh, tăng cường các nhân tố có tầm quyết định đối với ngân hàng mình. Từ đó đẩy mạnh cơng tác thu hút lượng tiền nhàn rỗi phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1] Điều 6 – Quy chế về tiền gửi tiết kiệm số 1160/2004/QĐ – NHNN

[2] Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân Tích Dữ Liệu Nghiên Cứu với

SPSS (tập 1 và tập 2), NXB Hồng Đức.

[3] Mục 4 – Chương 3 - Luật Bảo hiểm tiền gửi – số 06/2012/QH13

[4] Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2009), Nghiên cứu khoa học trong quản

trị kinh doanh, NXB Thống Kê

[5] Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh – Thiết

kế và thực hiện, NXB Lao Động – Xã Hội

[6] Nguyễn Quốc Nghi (2010). “Các nhân tố tác động đến quyết định gửi tiết kiệm của hộ

gia đình ở khu vực Đồng Bằng Sơng Cửu Long”, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, số

01 tháng 6/2011, pp 63-66

[7] Phạm Thị Tâm và Phạm Ngọc Thúy. “Yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn ngân

hàng của khách hàng cá nhân”.

Tiếng Anh

[8] Ahmed Audu Maiyaki, (2011). “Factors Determining Bank’s Selection and Preference in Nigerian Retail Banking”. International Journal of Business and Management, Vol.6,

No.1, January 2011.

[9] Bennett D. B. (1989), Dictionary of Marketing Terms. American Marketing Association, p. 40.

[10] Belch E., 1997. “Advertising and promotion: An integrated marketing comunication perspective”. American Marketing Association, p. 237

[11] Chigamba, C. & Fatoki, O. (2011). “Factors influencing the choice of commercial Banks by University Student in South Africa”. International Journal of Business and

[12] Cicic, M., Brkic, N., & Agic, E. (2004) “Bank selection criteria employed by students in a south-eastern European country: An empirical analysis of potential market segments”

preferences. International Journal of Bank Marketing, Vol.27, No.2, pp.1-18.

[13] Engel J., Kollatt D. and Blackewll R. (1978). “ Consumer behavior” Dryden Press. [14] Hafeez Ur Rehman and Saima Ahmed. (2008). “ An Empirical Analysis of The Deteminants of Bank Selection in Pakistan”. Pakistan Economic and Social Review, Vol.46, No.2, pp.147-160.

[15] Huu, P. T. & Kar, Y. H. (2000). “A study of bank selection decisions in Singapore

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại CP khu vực TPHCM (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)