Lý thuyết hành động ngôn từ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngữ nghĩa ngữ dụng câu hỏi tu từ tiếng việt luận án TS lý luận ngôn ngữ 62 22 01 01 (Trang 29 - 32)

Có thể nói, hiện nay, lý thuyết hành động ngơn từ (hành vi ngôn ngữ) đã thực sự phổ biến trong nghiên cứu ngơn ngữ học. Đã có nhiều nhà triết học cũng như ngơn ngữ học quan tâm và phát triển nó thành một trong những lý thuyết có tầm ảnh hưởng lớn đến một số lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Và người đặt nền móng cho lý thuyết hành động ngơn từ này chính là John L. Austin. Ơng là một nhà triết học, là người đầu tiên đưa ra khái niệm về “Hành động ngôn từ” (Theory of Speech Act) và đã trình bày nó tại Đại học Harvard, sau này được in thành sách với tên gọi “How to

Chúng ta đều biết, sự ra đời của lý thuyết hành động ngôn từ của John L. Austin đã mang đến cho ngơn ngữ học một cách nhìn mới, một hướng tiếp cận ngơn ngữ mới. Austin đã từng có một câu nói rất nổi tiếng, nó dường như đã khái quát được toàn bộ bản chất lý thuyết hành động ngơn từ của ơng, đó là “khi tơi nói tức là

tơi hành động” (When I say, (…) I do.) [72; 6]. Theo ơng, nói năng cũng là một loại

hành động, một loại hành động được thực hiện bằng ngơn từ. Mỗi câu nói là một hành động nhằm tác động đến người khác.

Khơng chỉ dừng lại ở đó, Austin cịn chỉ ra rằng, khi chúng ta nói một câu trong một ngữ cảnh cụ thể là chúng ta đang thực hiện cùng lúc ba hành động sau:

1. Hành động tạo lời (Locutionary act) là hành động mà người nói sử dụng

các yếu tố ngơn ngữ và quy tắc ngữ pháp để tạo ra câu nói ít nhiều có nghĩa. Đây chỉ là nghĩa bề mặt, nghĩa hiển ngơn, được hình thành do sự kết hợp các từ ngữ mà thành.

Ví dụ: (cơ giáo nói với một sinh viên hay bỏ học) Em cịn muốn học ở đây nữa hay khơng?

Ở câu này, người nói đã thực hiện hành động tạo lời bằng cách sử dụng những từ ngữ đó ghép lại theo một nguyên tắc cú pháp nhất định để tạo ra một câu hồn chỉnh có nghĩa.

2. Hành động tại lời (Illocutionary act) là hành động mà cả người nói và

người nghe hiểu được “lực ngôn trung” (Illocutionary force) của phát ngôn. Lực

ngôn trung là ý nghĩa thật sự của phát ngơn trong một hồn cảnh giao tiếp hiện thực. Ví dụ như các hành động chào, hỏi, khen, xin lỗi, từ chối, bác bỏ, v.v.

Tiếp tục quan sát ví dụ ở trên, chúng ta thấy "lực ngơn trung của phát ngôn" mà cả người nói và người nghe ở đây đều hiểu là một hành động hỏi. Đích mà người nói nhắm đến là muốn người nghe trả lời, xác nhận cái nội dung mệnh đề của phát ngôn kèm theo sự lựa chọn.

3. Hành động mƣợn lời (Perlocutionary act) là hành động mà khi người nói

nói ra một câu thì có thể gây ra một hiệu quả tâm lí nào đó ở người nghe như khiến người nghe vui mừng, phấn chấn, lo sợ hay tin tưởng v.v. Hiệu quả này có thể phù hợp hoặc khơng phù hợp với ý muốn của người nói.

Vẫn là phát ngơn trên, khi cơ giáo nói ra câu này cũng nhằm tác động đến làm cho sinh viên có ý thức về việc nếu tiếp tục tình trạng này sinh viên có thể bị đuổi học, từ đó mà thay đổi cách ứng xử hay thái độ của mình đối với vấn đề học tập; và câu nói đó có thể tác động gây ra một hiệu quả như lo lắng hay sợ hãi trong sinh viên.

Cũng chia sẻ quan điểm về hành động ngôn từ với J.L.Austin, nhưng John R. Searle, một học trò của Austin, lại cho rằng một phát ngôn thường gồm ba hành động sau:

1. Hành động phát ngôn (Utterance act) là hành động mà người nói sử dụng

dịng âm thanh, những từ ngữ và cấu trúc ngữ pháp để tạo ra phát ngôn trong giao tiếp. (Hành động này trùng với hành động tạo lời của Austin).

2. Hành động mệnh đề (Propositional act) là nội dung ý nghĩa của phát

ngôn, được thể hiện dưới dạng một nhận định về một sự vật, hiện tượng cụ thể. Cùng một nội dung mệnh đề có thể thực hiện những hành động ngôn trung khác nhau.

3. Hành động tại lời/Hành động ngôn từ (Illocutionary act) là sự bày tỏ, sự

thể hiện của người nói cho người nghe biết chủ ý, ý định tại lời (illocutionary

intention) của mình khi dùng một phát ngơn. (Quan điểm này trùng với của Austin).

Có thể thấy về cơ bản hai quan điểm của Austin và Searle là giống nhau; chỉ có điều Austin đã chú ý đến cái hiệu quả tác động ngồi ngơn ngữ (hành động mƣợn lời hay hành động xun ngơn), cịn Searle chỉ chú ý đến những yếu tố, vai

trị của phát ngơn trong hệ thống ngôn ngữ. Trong ba hành động này của phát ngơn thì Austin và Searle chú ý nhất đến hành động tại lời hay hành động ngơn

từ. Bởi vì, thực ra, các hành động tạo lời (hay hành động phát ngôn), hành động

mệnh đề là thuộc phạm vi nghiên cứu của ngữ pháp và ngữ nghĩa; còn hành động

mƣợn lời (hay hành động xuyên ngôn) lại vượt ra ngồi biên giới của ngơn ngữ

học và liên quan nhiều đến lĩnh vực tâm lý học; chỉ có hành động tại lời là gắn

liền với hoạt động hành chức của ngơn ngữ hay nói đúng hơn là của lời nói trong giao tiếp.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngữ nghĩa ngữ dụng câu hỏi tu từ tiếng việt luận án TS lý luận ngôn ngữ 62 22 01 01 (Trang 29 - 32)