Đa thanh trong ngôn ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngữ nghĩa ngữ dụng câu hỏi tu từ tiếng việt luận án TS lý luận ngôn ngữ 62 22 01 01 (Trang 45 - 50)

Đa thanh (Polyphony) là một hiện tượng thú vị trong ngôn ngữ và đã được nhiều tác giả quan tâm, chú ý từ lâu. Có thể coi người đầu tiên đề cập đến hiện tượng này là Ch.Bally (1909), khi ơng nói đến sự tồn tại của một loại đối thoại đặc biệt giữa “tôi” và “ngƣời khác” (không phải là tôi) trong phát ngơn. Ơng gọi đây là hiện tượng đối thoại hóa trong phát ngơn. Nhưng hiện tượng đa thanh này chỉ thực sự được các nhà ngôn ngữ học chú ý đến sau khi nhà nghiên cứu văn học Nga nổi tiếng M.Bakhtin đề cập đến hiện tượng “đa thanh” trong ngôn ngữ văn học, mà cụ thể là trong một tiểu thuyết của Dostoievki, và đã xem nó là một đối tượng nghiên cứu quan trọng của tự sự (narration). M.Bakhtin cho rằng: "lời nói trên con đƣờng đến với đối tƣợng của mình tất yếu rơi vào mơi trƣờng đối thoại ln cuộn sóng […] của những tiếng nói, những sự đánh giá, những giọng điệu của ngƣời khác. Nó hịa đồng với những tiếng nói này, ly khai với những tiếng nói kia" [Dẫn theo 21].

giọng trong phát ngôn của nhà văn hoặc của nhân vật, những phát ngôn phức hợp nhiều lời, nhiều giọng của nhiều chủ thể khác nhau. Từ những nghiên cứu xuất sắc của M.Bakhtin, thuật ngữ “đa thanh” đã thu hút được sự chú ý đặc biệt của nhiều nhà ngôn ngữ học và hiện nay đã được sử dụng rộng rãi trong các cơng trình nghiên cứu về ngơn ngữ trong giao tiếp, về văn bản học có liên quan đến tự sự.

Đa thanh trong ngôn ngữ gắn liền với bản chất tương tác trong giao tiếp, sự đối thoại và tác động qua lại tồn tại ngay bên trong phát ngôn. Một phát ngôn được xem là đa thanh khi trong nó tồn tại những quan điểm, ý kiến, những "giọng nói" thuộc nhiều chủ thể khác nhau có thể trùng hoặc không trùng với quan điểm của người nói tại thời điểm phát ngơn. Hiện tượng đa thanh được đặc biệt chú ý trong phân tích ngữ dụng học vì nó liên quan đến mối quan hệ của những chủ thể trong phát ngôn với nội dung của phát ngơn. Để phân tích một phát ngơn đa thanh chúng ta cần phân biệt các khái niệm (thuật ngữ) sau:

+ Ngƣời nói: là người chịu trách nhiệm về tồn bộ phát ngơn, tức là người ta có thể quy cho người đó cái trách nhiệm về tồn bộ phát ngơn ấy. Trong trường hợp giao tiếp thông thường, đại từ "tôi" và các dấu hiệu chỉ ngôi thứ nhất khác thường được dùng để quy chiếu vào chính người nói.

+ Chủ ngơn (chủ điệu): là người mà ta có thể gán cho như là một chủ thể

chịu trách nhiệm về một giọng nói, một ý kiến, một lập trường thể hiện trong phát ngơn. Nó có thể trùng hay khơng trùng với ý kiến của người nói, và nó chỉ tồn tại trong phát ngôn với tư cách là một thành phần thông tin chứ không phải là thành phần hiển ngôn.

Người ta thường ví mối quan hệ giữa người nói và các chủ ngơn trong phát ngôn giống như mối quan hệ giữa tác giả của một vở kịch với các nhân vật trong vở kịch đó. Người nói là người chịu trách nhiệm về phát ngôn, và cũng là người đưa vào phát ngôn những chủ ngôn, những giọng nói khác nhau; mỗi chủ ngôn chịu trách nhiệm về một giọng nói, một ý kiến. Lập trường, quan điểm của người nói được thể hiện thơng qua một trong những chủ ngơn ấy và có thể được đồng nhất với một chủ ngơn nào đó.

Hãy quan sát các ví dụ sau để hiểu rõ hơn đặc tính đa thanh trong phát ngơn:

Ví dụ (18): Nam nói với mình là hơm nay cậu ấy khơng đến.

Đây là phát ngơn mang tính thuật lời, vì vậy đặc tính đa thanh được thể hiện một cách khá rõ ràng và nhờ đó mà việc xác định người nói và các chủ ngơn trong phát ngơn là khơng mấy khó khăn.

+ Chủ ngơn thứ nhất: chính là người nói, người chịu trách nhiệm về ý kiến

khẳng định cho rằng Nam đã nói một điều có nội dung P (hơm nay Nam khơng đến); đây cũng chính là người đóng vai trị thuật lời .

+ Chủ ngôn thứ hai: là Nam, người có lời được thuật; là người chịu trách

nhiệm về nội dung P đã được nói ra.

Hình thức thuật lời trực tiếp và gián tiếp được xem là những trường hợp đa thanh có mức độ hiển ngơn cao nhất. Trong khi đó, ở những trường hợp khác, việc xác định các giọng nói, chủ điệu trong phát ngơn địi hỏi cần có những thao tác phân tích và dựa vào những dấu hiệu ngôn ngữ nhất định.

Ví dụ (19): Tơi khơng biết chuyện ấy đâu.

Đối với phát ngơn này, phải nhờ đến từ tình thái "đâu" ở cuối câu ta mới xác định được tính đa thanh trong phát ngơn. Từ "đâu" khi đứng cuối câu thường dùng để "biểu thị ý nhấn mạnh về điều vừa phủ định, nhƣ muốn thuyết phục hoặc bác bỏ

ý kiến của ngƣời đối thoại" [50, 298]. Từ đó ta có thể xác định được các chủ ngôn

sau tồn tại trong phát ngôn:

+ Chủ ngôn thứ nhất: là người chịu trách nhiệm về nội dung phủ định của

phát ngôn (tôi không biết chuyện ấy), mà ở đây chính là người nói. Khơng giống như phát ngơn (18), người nói chỉ đóng vai trị thuật lời, ở phát ngơn này người nói trùng với một chủ ngơn trong phát ngôn.

+ Chủ ngôn thứ hai: là người chịu trách nhiệm về ý kiến trái ngược với ý

kiến của chủ ngôn thứ nhất.

Thậm chí, đơi khi trong một phát ngơn có thể tồn tại hơn hai chủ ngơn khác nhau. Và khi đó, việc xác định các chủ ngơn trong câu trở nên khơng hề đơn giản. Quan sát ví dụ sau:

Ví dụ (20): Thế mà thằng Hùng nói cứ y như thật rằng: nó và cái Hoa đang yêu nhau.

Ở phát ngơn này, người nói, với tư cách là người chịu trách nhiệm về toàn bộ phát ngơn, đã đưa vào phát ngơn ba giọng nói, và tương ứng với nó là ba chủ ngơn khác nhau chịu trách nhiệm về ba giọng nói đó. Cụ thể như sau:

+ Chủ ngôn thứ nhất: là chủ ngôn chịu trách nhiệm về ý kiến khẳng định cho rằng Hùng đã nói một điều có nội dung (P) (Hùng và Hoa đang u nhau). Chủ điệu này chính là người nói, người đứng đằng sau đại từ chỉ ngôi thứ nhất "tôi", và đồng thời cũng đóng vai trị là người thuật lời.

+ Chủ ngôn thứ hai: là người có lời được thuật (Hùng), người chịu trách

nhiệm về cái nội dung khẳng định (P), được xem là tác giả của của nội dung, quan điểm ấy.

+ Chủ ngôn thứ ba: là người chịu trách nhiệm về ý kiến cho rằng "Hùng và Hoa không yêu nhau". Chủ thể của ý kiến này có thể là của người đối thoại hoặc của một người thứ ba.

Có thể thấy rằng, những thành phần này tồn tại dung hợp với nhau trong một chỉnh thể phát ngơn và chúng ta chỉ có thể thấy được qua q trình phân tích dụng học. Bởi vì thuộc tính đa thanh này trong mỗi phát ngơn có mức độ hiển ngôn không giống nhau. Mức độ hiển ngôn cao nhất thuộc về các phát ngơn mang tính thuật lời. Chúng thường chỉ rõ phân đoạn lời nào là của chủ ngôn nào, chúng phân biệt với nhau cả về cấu trúc cú pháp vì thế chúng dễ dàng được tách biệt. Còn những trường hợp khác được xem là kém hiển ngôn hơn. Chúng thường được đánh dấu bởi các yếu tố tình thái và địi hỏi người nghiên cứu phải thực hiện các thao tác phân tích để xác định các giọng nói, các chủ ngơn tồn tại trong phát ngôn. Đa thanh cho ta thấy sự đa dạng, biến hóa của ngơn ngữ, và cũng cho ta thấy cái chức năng giao tiếp và khả năng biểu đạt tuyệt vời của ngôn ngữ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.6. Tiểu kết

Việc phân loại câu hỏi theo quan điểm dụng học với sự “hỗ trợ” của lý thuyết hành vi ngôn ngữ đã đưa những câu hỏi tu từ (xét cả theo nghĩa rộng và

nghĩa hẹp) có mặt trong bảng phân loại câu hỏi tiếng Việt. Tuy nhiên, cho đến nay, các câu hỏi tu từ này vẫn chưa được xem như một đối tượng cần nghiên cứu độc lập và chuyên sâu.

Đối với nhóm câu hỏi tu từ (theo nghĩa hẹp), được xác định là đối tượng của luận án này, các nhà Việt ngữ học vẫn chỉ đưa ra những nhận định khái quát như là:

- Có hình thức nghi vấn,

- Bao giờ cũng ngầm ẩn một nội dung phán đoán khẳng định hay phủ định, - Nếu câu có chứa từ phủ định thì ngầm ẩn nội dung khẳng định mệnh đề tƣơng ứng, và ngƣợc lại, nếu câu không chứa từ phủ định thì ngầm ẩn nội dung phủ định mệnh đề tƣơng ứng.

Với hướng tiếp cận ngữ nghĩa – ngữ dụng, luận án xác lập câu hỏi tu từ như là một đối tượng nghiên cứu độc lập nhằm hướng đến không chỉ việc xác định các đặc trưng cơ bản, riêng biệt của nhóm phát ngơn này mà cịn chỉ ra cơ chế hình thành và khả năng hoạt động của chúng trong giao tiếp. Có thể nói, đây là luận án đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu về đối tượng này. Vì vậy, đề tài được thực hiện sẽ có những đóng góp nhất định cả trên phượng diện lý thuyết lẫn thực tế.

Câu hỏi tu từ là một đối tượng nghiên cứu khá phức tạp, địi hỏi chúng tơi cần có một phơng lý thuyết rộng bao gồm nhiều vấn đề liên quan đến ngữ nghĩa và ngữ dụng, thậm chí cịn vượt ra ngồi biên giới của hai lĩnh vực này. Tuy nhiên, về đại thể, chúng tôi thấy liên quan trực tiếp đến việc nghiên cứu đối tượng, có thể làm bộ cơng cụ hữu hiệu giúp thực hiện đề tài này là những vấn đề liên quan đến lý thuyết hành động ngơn từ, vấn đề tình thái, lập luận và đa thanh trong ngơn ngữ.

CHƢƠNG 2: THÀNH TỐ HỎI TRONG CÂU HỎI TU TỪ

Từ trước đến nay, các nhà Việt ngữ học thường bị hút vào cái khả năng chuyển tải ngữ nghĩa đặc biệt của câu hỏi tu từ mà “bỏ quên” một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên những đặc trưng ngữ nghĩa – ngữ dụng của câu, đó là thành tố hỏi. Quả thực, chưa có một tác giả nào có sự quan tâm đúng mức đến thành tố này trong các câu hỏi tu từ. Họ chỉ xem chúng như là một thành phần thuần túy mang tính hình thức mà khơng có giá trị về mặt nội dung; hay chỉ ở trong các câu hỏi tu từ các yếu tố hỏi đã biến đổi công năng thành những tác tử mang giá trị phủ định… Chúng tơi khơng thống nhất với những quan điểm đó. Chúng tôi cho rằng yếu tố hỏi là một thành tố quan trọng, cốt lõi trong việc hình thành nên các đặc trưng ngữ nghĩa – ngữ dụng của câu. Trên cơ sở tổng kết các khung cấu trúc hỏi cơ bản của câu hỏi tu từ, chúng tôi sẽ chứng minh sự tồn tại của ý nghĩa hỏi trong câu hỏi tu từ cũng mang những giá trị nội dung nhất định và cái tình thái hỏi trong câu cũng khơng nằm ngồi cái ý nghĩa hỏi thơng thường. Bên cạnh đó, chúng tơi cũng sẽ chỉ ra cơ chế hình thành ý nghĩa hỏi này cũng như vai trò của chúng trong việc thể hiện các đặc trưng ngữ nghĩa – ngữ dụng của câu.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngữ nghĩa ngữ dụng câu hỏi tu từ tiếng việt luận án TS lý luận ngôn ngữ 62 22 01 01 (Trang 45 - 50)