Có thể thấy, trong các câu hỏi tu từ, người nói đóng vai trò là một trong những

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngữ nghĩa ngữ dụng câu hỏi tu từ tiếng việt luận án TS lý luận ngôn ngữ 62 22 01 01 (Trang 124 - 126)

chủ ngơn chính, người chịu trách nhiệm về toàn bộ phát ngôn. Cái quan điểm, ý kiến của người nói trong các câu hỏi tu từ thường khơng hiển ngơn, mà nằm trong chính nội dung mệnh đề ngầm ẩn của câu hỏi. Còn cái ý kiến khác, cái chủ ngôn thứ nhất, trong các câu hỏi tu từ thì tình hình cịn phức tạp hơn bởi nó được thể hiện rất đa dạng, từ hiển ngôn đến ngầm ẩn, từ phát ngôn đến hành động, từ hiện thực trực tiếp đến sự vận động của tư duy, tâm lý… Vấn đề này sẽ được chúng tơi trình bày chi tiết hơn ở phần sau (2.3.3).

Để chứng minh rõ hơn về thuộc tính đa thanh trong các câu hỏi tu từ, trước hết, chúng tơi phân tích một số ví dụ cụ thể:

Ví dụ (21): Tơi đánh nó bao giờ?

Phát ngôn này tồn tại hai quan điểm đối lập nhau:

- Chủ ngôn 1 - Ý kiến của ngƣời khác: cho rằng “ngƣời nói đã đánh một ngƣời nào

đó”.

- Chủ ngơn 2 - Ý kiến của ngƣời nói: phản bác, gạt bỏ ý kiến thứ nhất để bảo vệ

một quan điểm ngược lại: “nói, nghĩ nhƣ vậy là sai, tơi khơng đánh nó và chắc

chắn cũng chƣa bao giờ đánh nó”. Bằng việc chất vấn lại ý kiến thứ nhất, người

nói gián tiếp yêu cầu người đối thoại đưa ra bằng chứng, chứng minh sự tồn tại của sự việc "tơi đánh nó" trong một mốc thời gian cụ thể, xác định.

Ví dụ (22): Thằng ấy thì làm được việc gì?

Phát ngôn này cũng tồn tại hai quan điểm không đồng nhất với nhau:

- Chủ ngôn 1 - Ý kiến của ngƣời khác: cho rằng “thằng ấy” có thể đảm nhiệm một

cơng việc gì đó.

- Chủ ngôn 2 - Ý kiến của ngƣời nói: phản bác và tỏ ý nghi ngờ ý kiến thứ

nhất:“tôi khơng tin “thằng ấy” có đủ năng lực và phẩm chất để làm bất cứ việc

gì, và đƣơng nhiên nó cũng khơng thể làm đƣợc cái việc mà anh trơng đợi”.

Người nói chất vấn rằng nếu có ai cho rằng "thằng ấy" có thể làm được việc thì hãy chỉ cho tơi xem một cách cụ thể, thuyết phục những việc mà nó có thể làm hay cái khả năng thành công nếu giao việc đó cho nó.

Ví dụ (23): Có phải tơi ghét nó đâu?

Ở phát ngơn này cũng vậy:

- Chủ ngôn 1 - Ý kiến của ngƣời khác: cho rằng "ngƣời nói đã nói hoặc làm gì đó

thể hiện rằng khơng có cảm tình với “nó”".

- Chủ ngôn 2 - Ý kiến của ngƣời nói: khơng đồng ý với ý kiến thứ nhất, bảo vệ

quan điểm ngược lại và có kèm theo ý phân trần, giải thích mong người đối thoại hãy thay đổi suy nghĩ về hành động hay lời nói của mình vì “thực ra tơi khơng

ghét nó”.

Ví dụ (24): Ai chẳng thích ngồi mát ăn bát vàng?

- Chủ ngôn 1 - Ý kiến của ngƣời khác: với ý phê phán, cho rằng “có ai đó hoặc có

thể là chính ngƣời nói, khơng muốn làm một việc gì mà chỉ thích sung sƣớng, chỉ thích ngồi chơi mà hƣởng lợi”.

- Chủ ngôn 2 - Ý kiến của ngƣời nói: phản bác bằng cách chỉ ra quan điểm đó

khơng có căn cứ, khơng có tính thuyết phục cao vì điều đó là hiển nhiên, đúng với tất cả mọi người, rằng “ai cũng thích sung sƣớng, ai cũng thích ngồi mát ăn

bát vàng chứ không chỉ riêng một ngƣời nào đó”. Người nói muốn người đối

thoại hãy nghĩ lại và thay đổi quan điểm của mình, bằng khơng hãy đưa ra bằng chứng về sự tồn tại của người "khơng thích ngồi mát ăn bát vàng".

Ví dụ (25): Sao tôi lại không hiểu?

- Chủ ngôn 1 - Ý kiến của ngƣời khác: cho rằng “ngƣời nói chắc đã khơng hiểu về

một lời nói hay hành động nào đó của mình hoặc của một ngƣời thứ ba”.

- Chủ ngôn 2 - Ý kiến của ngƣời nói: phủ định lại ý kiến thứ nhất bằng cách khẳng

định điều ngược lại“chắc chắn là tơi hiểu điều đó”, và với sự tham gia của một yếu tố chất vấn, người nói yêu cầu người đối thoại nếu vẫn giữ quan điểm của mình thì hãy chỉ ra cho tơi thấy lý do nào khiến anh nghĩ rằng tôi đã không hiểu hay lý do nào khiến tơi khơng hiểu được điều đó.

Thậm chí, trong một số ngữ cảnh, việc phân tích các chủ ngơn, giọng nói trong câu hỏi tu từ địi hỏi người nghiên cứu phải có những bước suy luận, những

con đường vòng mới lý giải được cái cơ chế hình thành và tồn tại của hai quan điểm, ý kiến trong câu hỏi. Bởi ở đó đã xuất hiện sự vận động của tư duy, tính logic của sự kiện, cũng như các nhân tố xã hội tham gia chi phối.

Ví dụ (26):

- Ơng ấy quả là một ơng chồng mẫu mực.

- Tháng trước, ơng ta chẳng đánh vợ thâm tím mặt mày đấy là gì?

Ở đối thoại này, chúng ta thấy:

- Chủ ngôn 1 - Ý kiến của ngƣời khác: là ý kiến của người đối thoại được nói ra

một cách hiển ngơn: ông ấy là một ngƣời chồng mẫu mực.

- Chủ ngơn 2 - Ý kiến của ngƣời nói: thông thường sẽ bác bỏ ý kiến thứ nhất và

khẳng định điều ngược lại, đại loại như: Mẫu mực gì mà mẫu mực? hay Ơng ấy

thì mẫu mực cái nỗi gì?... Nhưng ở câu hỏi tu từ này, người nói đã thực hiện một

bước tư duy vịng, sử dụng mối quan hệ giữa hiện tượng và bản chất để dẫn dắt vấn đề. Cụ thể như sau: Theo quan điểm của anh, ông ấy là người chồng mẫu mực, cũng có nghĩa là anh phải phủ nhận việc ông ấy đánh vợ. Sự thực thì lại không phải thế, mà tôi tin là anh cũng biết rõ như tôi rằng: Tháng trƣớc ông ta đã

đánh vợ… (và do đó, ông ta không thể là một người chồng mẫu mực như anh

nói). Nếu anh vẫn giữ quan điểm của anh thì có phải anh đã phủ nhận cái sự thực hiển nhiên không thể chối cãi (ông ta đánh vợ) khơng? Anh giải thích thế nào về mâu thuẫn đó?

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngữ nghĩa ngữ dụng câu hỏi tu từ tiếng việt luận án TS lý luận ngôn ngữ 62 22 01 01 (Trang 124 - 126)