Hành động hỏi và câu hỏ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngữ nghĩa ngữ dụng câu hỏi tu từ tiếng việt luận án TS lý luận ngôn ngữ 62 22 01 01 (Trang 33 - 36)

Sự ra đời của lý thuyết hành động ngơn từ cho chúng ta một cái nhìn mới về ngơn ngữ, toàn diện và thực tiễn hơn, đặt chúng trong các hoạt động hành chức, trong mối tương tác giữa ký hiệu ngôn ngữ và hành vi giao tiếp. Một hành vi ngơn

ngữ có thể có nhiều phương tiện biểu để đạt và ngược lại một cách thức biểu đạt trong ngơn ngữ có thể thực hiện nhiều hành vi khác nhau. Nói về mối quan hệ giữa hành vi ngôn ngữ và phương tiên biểu đạt của nó, Searle đã nhận xét rằng: “Mọi câu có nghĩa đều có thể, nhờ vào chính ý nghĩa của nó, đƣợc sử dụng để thực hiện một hoặc một loạt các hành vi ngôn ngữ cụ thể và nhƣ vậy là vì mọi hành vi ngơn ngữ có thể thực hiện đƣợc đều có thể, về nguyên tắc, nhận đƣợc một cách biểu đạt cụ thể trong một hoặc nhiều câu” [1972, dẫn theo 65].

Trong một hệ thống ngơn ngữ thì câu hỏi ln được xem là một trong những nhóm phát ngơn quan trọng nhất. Kerbrat-Orecchioni đã từng nhấn mạnh vị thế đặc biệt của câu hỏi như sau: “Câu hỏi là một trong ba hoạt động cơ bản, độc đáo và

phổ dụng nhất, tất cả các hành động lời nói khác hoặc là hình thành từ hoạt động hỏi hoặc chỉ là các dạng thức đặc biệt của nó mà thơi” [1991, dẫn theo 69]. Dù

phân loại câu theo quan điểm truyền thống (phân loại câu theo mục đích phát ngơn) hay quan điểm ngữ dụng, dưới ánh sáng của lý thuyết hành vi ngôn ngữ (phân loại câu theo lực ngơn trung) thì câu hỏi (câu nghi vấn) ln có một vị trí quan trọng không thể chối cãi trong bất kỳ một hệ thống ngôn ngữ nào. Vấn đề đặt ra ở đây là cần phân biệt hai khái niệm câu hỏi và hành động hỏi.

Nhờ có lý thuyết hành vi ngôn ngữ, chúng ta đã biết đến khái niệm “hành động hỏi”. Khái niệm này thực sự đã giúp cho chúng ta nhìn nhận, miêu tả và phân loại đối tượng một cách đầy đủ, toàn diện và rõ ràng hơn. Nếu trước đây, với cách phân loại truyền thống, các câu hỏi chỉ được nhìn từ góc độ của cái biểu hiện, thì từ khi có khái niệm hành động hỏi, đối tượng đã được nhìn từ cả hai góc độ cái biểu hiện và cái được biểu hiện. Điều này thực sự rất quan trọng. Cách phân loại truyền thống chỉ cho ta thấy được những câu hỏi được sử dụng để thực hiện hành vi hỏi; còn những câu hỏi khơng thực hiện hành vi hỏi thì, một là, sẽ bị “lờ” đi; hai là, sẽ được “nhét” chung vào một cái rọ gọi là câu hỏi không cần trả lời; hoặc ba là, dựa vào cái ý nghĩa mà chúng thể hiện sẽ xếp chúng vào nhóm những phát ngôn tương ứng (kiểu như: câu phủ định, câu cầu khiến… có hình thức nghi vấn). Cách phân loại có sự góp mặt của lý thuyết hành vi ngơn ngữ sẽ cho chúng ta cái nhìn hệ thống và bao quát hơn.

Hành động hỏi hay giá trị hỏi trong tư duy, nhận thức, cũng như trong giao tiếp bao gồm nhiều cung bậc, nhiều mức độ khác nhau, trong đó câu hỏi chính danh chỉ được xem như là một trường hợp thường gặp nhất, điển hình nhất mà thơi. Apostel đã từng nói: “Hỏi khơng chỉ là sản sinh ra các phát ngơn có một hình thức

cú pháp nhất định nào đó”, do đó “… khơng có một lý thuyết thuần túy cú pháp về hỏi” [1981, dẫn theo 65]. Hành vi hỏi có thể được thực hiện thơng qua nhiều hình

thức biểu hiện khác nhau. Trong đó, tất nhiên câu hỏi là hình thức phổ biến và đặc trưng nhất, nhưng ngồi ra người ta cũng có thể sử dụng các phát ngôn khác (không sử dụng các phương tiện hỏi) để thực hiện hành vi này, nghĩa là, những phát ngơn đó sẽ mang những dấu hiệu, sử dụng những phương tiện ngôn ngữ chuyên dụng của một hành động ngôn từ khác (không phải hành động hỏi) nhưng lại để thực hiện hành động gián tiếp là hỏi.

Trong khi đó, đứng từ góc độ câu hỏi, chúng ta thấy rằng, ngồi cái giá trị ngơn trung trực tiếp là giá trị hỏi (u cầu cung cấp thơng tin), nó cịn có thể có những giá trị ngôn trung gián tiếp khác (như khẳng định, phủ định, cầu khiến, cảm thán…). Nhận xét về đặc điểm này của câu hỏi, Borillo đã viết: “Có những sự khác

biệt rõ rệt trên bình diện tại ngơn giữa cái mà ta có thể gọi là những câu hỏi thực, có nghĩa là những câu hỏi tạo nên những yêu cầu thông tin thực thụ và một loạt những phát ngơn, mặc dù vẫn giữ hình thức hỏi nhƣng khơng tƣơng ứng với những hành vi ngôn ngữ mà động cơ là nhu cầu và mong muốn hiểu biết” [1978, dẫn theo

65]. Để hiện thực hóa điều này, Cao Xuân Hạo đã dùng chính các giá trị ngơn trung mà câu hỏi thể hiện để làm tiêu chí phân loại câu hỏi trong tiếng Việt. Ông đã nhận xét rằng: “Tiếng Việt có cả một âm giai gồm rất nhiều cung bậc chuyển từ ý hỏi thực sự, thuần túy qua nhiều sắc độ gợi ý, ngờ vực, hoài nghi, đến chỗ gần nhƣ phủ định hay khẳng định” [28; 390]. Đối với những câu hỏi thực hiện hành động hỏi sẽ

được gọi là câu hỏi chính danh (hay câu hỏi đích thực1); cịn những câu hỏi khơng thực hiện hành động hỏi được gọi là câu hỏi khơng chính danh (hay câu hỏi khơng

đích thực1

).

1

Có thể thấy rằng, câu hỏi tu từ, đối tượng mà chúng tôi quan tâm trong luận án này, là những câu hỏi mang một giá trị ngôn trung phái sinh2

là khẳng định hoặc phủ định. Nghĩa là, chúng là những câu hỏi nhưng không được dùng để thực hiện hành vi hỏi. Câu hỏi tu từ nói riêng và câu hỏi khơng chính danh nói chung là những câu sử dụng các phương tiện hỏi (như đại từ nghi vấn, dấu hỏi…) nhưng lại mang một giá trị ngôn trung khác, thực hiện những hành vi ngôn ngữ gián tiếp khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngữ nghĩa ngữ dụng câu hỏi tu từ tiếng việt luận án TS lý luận ngôn ngữ 62 22 01 01 (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)