của người đối thoại
Ví dụ:
-Ai cho chúng mình vay bây giờ? Bà ấy còn nhớ đâu đến khi trƣớc vẫn nhờ vả mình.
Sinh buồn rầu, nói một cách chán nản:
-Thói đời vẫn thế, trách làm gì? Nhƣng bây giờ làm thế nào?
(Thạch Lam - Đói)
Quan sát ví dụ trên ta thấy, vì phát ngơn của vợ Sinh có lực ngơn trung là tỏ ý trách móc “bà ấy”, vì vậy Sinh đã sử dụng một câu hỏi tu từ có nội dung ngầm ẩn
là “khơng nên trách làm gì, cuộc sống vốn là thế”. Có thể nói, trong trường hợp
này, người nói (Sinh) đã đưa cái hành động tại lời của phát ngơn trước đó vào trong câu hỏi, xem nó như là một ý kiến, quan điểm khác khơng đồng nhất với quan điểm của mình, để từ đó tiến hành chất vấn và gạt bỏ nó. Như vậy là, giọng nói thứ nhất trong câu hỏi tu từ không phải là cái ý nghĩa bề mặt của phát ngơn trước đó mà lại là cái lực ngơn trung của phát ngơn đó; tuy nhiên chủ ngơn chịu trách nhiệm cho cái giọng nói đó thì vẫn là người đối thoại. Trong giao tiếp, chúng ta gặp rất nhiều trường hợp sử dụng phương thức này để tạo nên những câu hỏi tu từ mang đặc tính đa thanh.
Ví dụ:
(40a)- […] Thôi đƣợc. Ăn ở, đi đứng kỹ nghen, loạng quạng tiêu ạ
(40b)- Làm gì mà phải doạ nhau sớm thế? Tơi khơng giấu nổi vẻ khó chịu, đang tìm cách trả miếng thì Đởm đã đứng dậy.
(Chu Lai - Anh hai Đởm)
Ví dụ:
(41a)- Con có bằng lịng cho mợ đƣa em bé về không? […] Tôi lay mạnh vai mẹ tơi:
(41b)- Mợ đừng khóc nữa! Mợ cứ đƣa em bé về! Việc gì mợ phải hỏi con? (Nguyên Hồng - Những ngày thơ ấu)
Cũng giống như ví dụ (39), trong những trường hợp này, người nói đã sử dụng và biến cái lực ngôn trung trong phát ngơn trước đó của người đối thoại (là“dọa”, “hỏi”) thành một chủ ngơn trong câu hỏi tu từ của mình.