Hành động trực tiếp và hành động gián tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngữ nghĩa ngữ dụng câu hỏi tu từ tiếng việt luận án TS lý luận ngôn ngữ 62 22 01 01 (Trang 32 - 33)

Cả Austin và Searle đều đã đưa ra kết quả phân loại các hành động ngôn từ (hành động tại lời) riêng của mình. Nếu Austin xem nói năng là hành động thì

Searle lại xem nói năng là hành động tuân theo điểu kiện (Talking is performing acts according to rules) [85; 22]. Cho đến nay, bảng phân loại của Searle được các

nhà nghiên cứu quan tâm nhiều hơn. Dựa trên những bộ tiêu chí và điều kiện thành công, Searle đã chia các hành động ngôn từ thành 5 loại sau đây:

1. Nhóm xác tín (assertive): là nhóm phát ngơn mà ở đó người nói cam kết

về tính đúng đắn của điểu được nói ra. Người nói phải chịu trách nhiệm về giá trị chân lý của mệnh đề được biểu đạt. Nhóm này gồm những hành động ngôn từ như: khẳng định, phủ định, kể, dự đốn…

2. Nhóm điều khiển (directive): là nhóm phát ngơn thể hiện người nói muốn

người nghe thực hiện một hành động nào đó. Đích tại lời là đặt người nghe vào những nghĩa vụ, trách nhiệm thực hiện hành động đó. Những hành động ngơn từ thuộc nhóm này gồm có: yêu cầu, đề nghị, khuyên, sai, mời, van xin, thỉnh cầu…

3. Nhóm kết ƣớc (commissive): là nhóm phát ngơn mà người nói cam kết

thực hiện hành động nào đó trong tương lai. Đích tại lời là đặt người nói vào những nghĩa vụ, trách nhiệm thực hiện hành động đó. Thuộc nhóm này gồm có những hành động ngôn từ như: thề, hứa, cam kết, đe dọa, …

4. Nhóm biểu lộ (expressive): là nhóm phát ngơn mà ở đó người nói biểu lộ

thái độ, tình cảm, một trạng thái tâm lý nào đó đối với sự tình diễn ra trong hiện thực. Thuộc nhóm này có những hành động ngơn từ sau: cảm ơn, xin lỗi, khen ngợi, khiển trách, chia buồn…

5. Nhóm tuyên bố (declarative): là nhóm phát ngơn mà qua nó người nói có

thể thay đổi thực tại. Nhóm này thường gồm những hành động ngơn từ sau: tuyên bố, tuyên án, đặt tên, bổ nhiệm, bãi nhiệm, …

Trong quá trình tìm hiểu và phân chia các hành động ngơn từ (hành động tại lời) này cả Austin và Searle đều nhận thấy có những phát ngơn thực hiện các hành động ngơn từ trực tiếp nhưng có những phát ngơn bên cạnh đó cịn thực hiện các hành động ngôn từ gián tiếp khác. Cụ thể như sau:

- Hành động trực tiếp (Direct speech act) là hành động được thực hiện thông

qua những phương tiện ngôn ngữ chuyên dụng, những phương tiện mà hệ thống ngơn ngữ đó cung cấp cho chúng để thực hiện những chức năng nhất định.

Ví dụ: Bao giờ anh đi Huế?

Khi nói câu này, người nói đã thực hiện một hành động tại lời trực tiếp là hỏi

để biết được thông tin về thời gian của một hành động thông qua một phương tiện ngôn ngữ là một đại từ nghi vấn. Hay có thể nói đây là một câu nghi vấn có mục đích hỏi với biến thời gian “bao giờ” và địi hỏi/chờ đợi có câu trả lời cho biến đó. - Hành động gián tiếp (Indirect speech act) là hành động được thực hiện thơng qua một phát ngơn có dấu hiệu ngơn ngữ đặc thù cho một hành động tại lời thuộc kiểu khác. Có nghĩa là, hành động mà câu thực hiện khơng tương thích với những dấu hiệu ngơn ngữ mà câu sử dụng.

Ví dụ: Tơi nói thế bao giờ?

Trong trường hợp này, tuy về hình thức , có thể xếp câu nói vào câu nghi vấn (chẳng hạn , dựa trên dấu hiệu có từ nghi vấn “bao giờ” ) nhưng thực ra người nói khơng hề có ý định hỏi mà là muốn thơng qua hình thức chất vấn để bác bỏ điều mà người nghe cho rằng người nói đã "nói". Câu nghi vấn trong trường hợp này khơng có mục đích hỏi nên cũng khơng u cầu một câu trả lời.

Hành động ngôn từ gián tiếp là một đối tượng được Austin và Searle rất quan tâm. Theo Searle, mặc dù hành động tại lời gián tiếp được thực hiện bằng phát ngơn mà theo đó nghĩa đích thực của câu nói khơng liên hệ trực tiếp với nghĩa theo câu chữ của câu, nhưng người nghe vẫn nhận biết và hiểu được ý nghĩa đó, vì người nói và người nghe cùng có nền hiểu biết chung, nền “tri thức bách khoa” giống nhau và có sự nhạy cảm nào đó đối với ngữ cảnh giao tiếp.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngữ nghĩa ngữ dụng câu hỏi tu từ tiếng việt luận án TS lý luận ngôn ngữ 62 22 01 01 (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)