những ý kiến, quan điểm trái ngược, không đồng nhất với nhau. Như vậy, có thể thấy rằng, đa thanh là một đặc điểm ngữ dụng nổi bật, luôn gắn liền với các câu hỏi tu từ. Tuy nhiên, đặc tính đa thanh trong những câu hỏi tu từ có mức độ hiển ngơn khơng cao. Chúng đòi hỏi người nghiên cứu phải thực hiện những thao tác, thủ pháp phân tích nhất định mới xác định được những giọng nói, những chủ điệu tồn tại trong câu. Xác định được đặc tính đa thanh này đã giúp chúng ta hiểu hơn về cơ chế hình thành ngữ nghĩa - ngữ dụng của những câu hỏi tu từ.
3.3.2. Các chủ ngôn trong câu hỏi tu từ
Như chúng tơi đã phân tích ở trên, trong các câu hỏi tu từ, chủ ngơn thứ hai ln là người nói. Người nói chịu trách nhiệm về tồn bộ phát ngơn, và ý kiến, quan điểm của người nói đã được bộc lộ rõ, gắn liền với cái nội dung khẳng định hay phủ định ngầm ẩn của câu hỏi. Về bản chất, những nội dung ngầm ẩn này là kết quả của sự đánh giá tình thái của người nói mà đối tượng chịu đánh giá chính là cái ý kiến khác xuất hiện trong ngữ cảnh giao tiếp. Do đó, việc xác định chủ ngôn thứ hai trong các câu hỏi tu từ là việc khơng mấy khó khăn. Vấn đề phức tạp nằm ở việc xác định chủ ngôn thứ nhất. Cái ý kiến khác, quan điểm khác được người nói lấy làm cơ sở để xác lập nội dung mệnh đề trong câu hỏi tu từ có thể là của ai, và có những khả năng nào hình thành nên các ý kiến, quan điểm đó? Từ những tư liệu khảo sát được, chúng tôi thấy tồn tại những khả năng về ý kiến đối lập và chủ ngôn thứ nhất như sau: