Câu hỏi tu từ một đặc trưng văn hóa giao tiếp của người Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngữ nghĩa ngữ dụng câu hỏi tu từ tiếng việt luận án TS lý luận ngôn ngữ 62 22 01 01 (Trang 181 - 185)

A + thì + (CHTT hay điều mà người nói muốn gạt bỏ)

4.4. Câu hỏi tu từ một đặc trưng văn hóa giao tiếp của người Việt

Ở phần này, chúng tơi khơng có ý định phân tích, chứng minh một đặc trưng nào đó của câu hỏi tu từ mà chúng tơi chỉ muốn đưa ra một số nhận xét từ những quan sát thực tế với tư cách là người bản ngữ, người sử dụng tiếng Việt như là tiếng mẹ đẻ. Có một thực tế là, những lối nói, cách lập luận sử dụng câu hỏi tu từ thường được sử dụng rất nhiều trong giao tiếp hàng ngày, trong văn học và các loại văn bản chức năng khác. Điều này, một mặt, nó khẳng định sự phổ biến của câu hỏi tu từ; mặt khác, với mức độ xuất hiện thường xuyên như vậy thì rất có thể nó sẽ ẩn giấu những đặc trưng về mặt giao tiếp, ứng xử cũng như nhận thức của người Việt.

Chúng tôi quan sát thấy, trong giao tiếp người Việt có xu hướng chú trọng đến tính hợp lý, logic của hành động, sự việc. Hãy quan sát:

Ví dụ 36:

a. Nói ngƣời phải nghĩ đến ta

b. Ba phải, mƣời rằm cũng ƣ, mƣời tƣ cũng gật

c. Nói làm sao đồ hao làm vậy

d. Ăn có nhai nói có nghĩ

e. Nói phải củ cải cũng nghe

f. Cái gì cũng có cái lý của nó

g. Nói có sách mách có chứng

i. Nói lấy đƣợc

j. Vơ lý thế mà cũng nói

Đây là những thành ngữ, quán ngữ, những cách nói, quan niệm phổ biến của người Việt đối với hoạt động nói năng. Qua đó cho chúng ta thấy người Việt thường chú ý đến cái khía cạnh logic, cái khơng mâu thuẫn; đề cao cái có cơ sở, cái phải có sự cân nhắc trước sau để đạt được sự thấu tình đạt lý. Nghĩa là, nói cái gì cũng phải có bằng chứng xác thực, lý lẽ hợp lý. Đây cũng là điều mà các câu hỏi tu từ hướng đến. Như chúng ta đã thấy, sử dụng câu hỏi tu từ là người nói đặt ra vấn đề, chỉ ra cái khơng hợp lý, cái khơng logic; bên cạnh đó, người nói cũng tạo ra những tiền đề, gợi ra những góc nhìn theo những chuẩn mực, những logic nhất định để người đối thoại suy nghĩ, cân nhắc, tiến đến xác lập lại trật tự, đi đến một quan điểm, một hành động đúng đắn, thỏa đáng, khơng mâu thuẫn, và cũng từ đó mà người đối thoại có thể thấy được logic của sự việc, logic của nhận thức. Có thể nói, câu hỏi tu từ đã phản ánh rõ nét cái đặc trưng trong văn hóa tư duy và giao tiếp của người Việt. Điều này đã lý giải cho sự phổ biến của câu hỏi tu từ cũng như những giá trị của chúng trong giao tiếp.

Sự phổ biến và tính hiệu quả của câu hỏi tu từ cịn được ghi nhận bởi sự góp mặt trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt. Chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều những thành ngữ, tục ngữ, cao dao sử dụng lối nói này để chuyển tải cái giá trị ngữ nghĩa và tinh thần đậm chất triết lý dân gian, kiểu như:

Ví dụ 37:

a. Mấy đời bánh đúc có xƣơng

Mấy đời dì ghẻ lại thƣơng con chồng?

b. Chồng gì anh, vợ gì tơi?

Chẳng qua là cái nợ đời mà thôi.

c. Ớt nào là ớt chẳng cay?

Gái nào là gái chẳng hay ghen chồng? Vôi nào là vôi chẳng nồng?

d. …Cá cắn câu biết đâu mà gỡ? Chim vào lồng biết thủa nào ra?

e. Trong đầm gì đẹp bằng sen?

Lá xanh bơng trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Như vậy là, bên cạnh chức năng giao tiếp, sự tồn tại và hoạt động của các câu hỏi tu từ còn phản ánh rõ nét những đặc trưng trong văn hóa giao tiếp và tư duy của người Việt. Chúng khẳng định câu hỏi tu từ là một kiểu loại phát ngơn có đầy đủ các đặc điểm về cấu tạo hình thức đến nội dung ngữ nghĩa, cũng như có những giá trị giao tiếp xác định trong hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt.

4.5. Tiểu kết

Những phân tích của chúng tôi ở trên đã phần nào chỉ ra được các chức năng cơ bản của câu hỏi tu từ trong hoạt động giao tiếp. Từ đó, chúng ta có thể thấy câu hỏi tu từ có một phạm vi hoạt động rất rộng và với các chức năng rất đa dạng. Dưới góc nhìn của lý thuyết hành động ngơn từ thì câu hỏi tu từ tiếng Việt, bên cạnh giá trị ngôn trung trực tiếp là hỏi cịn có những giá trị ngơn trung phái sinh (gián tiếp) khác. Trong đó, nếu phủ định hoặc khẳng định được xem là những hành vi ngơn ngữ gián tiếp ổn định của câu thì các hành động gián tiếp khác nhau, từ bác bỏ, từ chối đến đồng ý, chấp thuận; từ khuyên nhủ, ngăn cản đến chê trách, ngạc nhiên… được xem là những hành vi gián tiếp kém ổn định hơn vì chúng phải phụ thuộc nhiều hơn vào ngữ cảnh giao tiếp.

Những câu hỏi kiểu này xuất hiện đặc biệt phổ biến trong giao tiếp hàng ngày và trong cả những phong cách chức năng khác của ngôn ngữ, chẳng hạn, trong các tác phẩm văn học, trong các văn bản mang tính nghị luận, chính luận … Tùy thuộc vào chiến lược lựa chọn các hình thái biểu hiện, mục đích giao tiếp cũng như các nhân tố ngữ cảnh mà người nói sẽ sử dụng các câu hỏi này nhằm thực hiện các chức năng khác nhau.

Ngoài những giá trị giao tiếp xét trên các kiểu mục đích tại lời của phát ngơn thì trên bình diện tạo lập văn bản hay diễn ngơn thì câu hỏi tu từ cịn thực hiện một chức năng giao tiếp đặc trưng khác, đó là chức năng lập luận. Với vai trò này, câu hỏi tu từ được biết đến là những luận cứ, những công cụ lập luận sắc bén. Với khả năng kích thích tư duy, biến đổi nhận thức, gợi ra những góc nhìn khác về sự vật, hiện tượng, câu hỏi tu từ góp phần đem lại hiệu quả cho những lập luận trong diễn ngơn, cho phép người nói chuyển kiến thức, niềm tin sang một đối tượng khác.

Cho dù câu hỏi tu từ được sử dụng với mục đích nào đi nữa thì thực tế trên đây cũng đã đủ để khẳng định rằng dạng câu hỏi này quả thực có một vai trị đặc biệt quan trọng trong hoạt động giao tiếp. Chúng khơng chỉ có những đặc trưng riêng biệt về hình thức và nội dung mà chúng cịn có phạm vi hoạt động tương đối rộng và thực hiện những chức năng giao tiếp khác nhau. Bên cạnh đó, câu hỏi tu từ cịn ẩn chứa những đặc trưng về mặt giao tiếp, ứng xử cũng như nhận thức của người Việt. Đó là tính hợp lý logic, khơng mâu thuẫn; nhấn mạnh đến sự cân nhắc trước sau để đạt được sự thấu tình đạt lý.

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngữ nghĩa ngữ dụng câu hỏi tu từ tiếng việt luận án TS lý luận ngôn ngữ 62 22 01 01 (Trang 181 - 185)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)