Mối quan hệ giữa dự định nghỉ việc và nghỉ việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của sự hài lòng và sự căng thẳng trong công việc đến dự định nghỉ việc của công nhân ngành dệt may trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 25 - 28)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.3 Mối quan hệ giữa dự định nghỉ việc và nghỉ việc

Nghiên cứu dự định nghỉ việc là yếu tố dự đốn tốt nhất về hành vi nghỉ việc.

Mơ hình thuyết hành động hợp lý (Theory of reasoned action) được Martin Ajzen và Icek Fishbein xây dựng từ năm 1975 và được hiệu chỉnh mở rộng theo thời gian.

Theo Ajzen và Fishbein (1975) thì thái độ và các ảnh hưởng của xã hội là hai nhân tố chính tác động đến hành vi. Trong đó, thái độ được định nghĩa là xu hướng tâm lý được bộc lộ thông qua việc đánh giá một thực thể cụ thể với một số mức độ thỏa mãn – không thỏa mãn, tốt xấu (Eagly và Chaiken, 1993). Còn ảnh hưởng xã hội thể hiện ảnh hưởng của quan hệ xã hội lên các nhân, là nhận thức của con người rằng hầu hết những người quan trọng với họ sẽ nghĩ họ nên hay khơng nên thực hiện hành vi đó.

Hình 2.1: Mơ hình TRA của Fishbein và Ajzen

(Nguồn: Schiffman và Kanuk, 1987)

2.3.2 Thuyết hành vi dự định TPB của Ajzen (1991).

Theo Ajzen cho rằng ý định hành vi không phải lúc nào cũng dẫn đến hành vi thực tế. Vì vậy, Ajzen đã thêm khái niệm kiểm sốt hành vi cảm nhận vào mơ hình TRA, tạo nên Mơ hình hành vi dự định TPB (Theory of Planned Behavior – TPB). Mơ hình TPB đã được chấp nhận rộng rãi và giúp các nhà khoa học dự đoán hành vi con người.

Kiểm soát hành vi cảm nhận (Perceived Bahavior Control): Là nhận thức về sự dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi (Ajzen, 1991, p.188). Các nhân tố kiểm sốt có thể là bên trong của một người như kỹ năng, kiến thức… hoặc là bên ngoài như thời gian, cơ hội, sự phụ thuộc vào người khác… Mơ hình hành vi có kế hoạch được thể hiện như sau: Thái độ Ảnh hưởng xã hội Thái độ Ảnh hưởng xã hội Ý định hành vi Hành vi thực sự

Hình 2.2: Mơ hình hành vi có kế hoạch của Ajzen (1991)

(Nguồn: Ajzen, 1991)

Niềm tin hành vi tạo ra thái độ thích hay khơng thích về hành vi; niềm tin chuẩn mực tạo ra kết quả là các áp lực xã hội nhận thức hay quy chuẩn chủ quan; niềm tin kiểm soát làm gia tăng sự kiểm soát hành vi cảm nhận được. Từ đó, ba yếu tố thái độ, quy chuẩn chủ quan và kiểm soát hành vi cảm nhận dẫn đến sự hình thành dự định hành động hay ý định.

Đến năm 1994, Ajzen tiếp tục sửa đổi mơ hình TPB bằng cách thêm vào khái niệm kiểm soát hành vi thực tế. Kiểm soát hành vi thực tế liên quan đến mức độ mà một người có được những kỹ năng, nguồn lực và những điều kiện cần thiết khác để thực hiện hành vi. Sự thực hiện thành công hành vi khơng chỉ phụ thuộc vào ý định mà cịn phụ thuộc vào mức khả năng kiểm soát hành vi. Đến một mức độ mà kiểm sốt hành vi cảm nhận là chính xác, nó có thể đáp ứng như một biểu thị của kiểm sốt thực tế và có thể sử dụng để dự báo hành vi. Mơ hình hành vi có kế hoạch phiên bản lần 2 được thể hiện như sau:

Niềm tin hành vi Niềm tin chuẩn mực Niềm tin kiểm soát Thái độ về hành vi Chuẩn chủ quan Kiểm soát hành vi cảm nhận Ý định hành vi Hành vi thực sự

Hình 2.3: Mơ hình hành vi có kế hoạch phiên bản lần 2 của Ajzen (1994)

(Nguồn: Ajzen, 1994) Kết luận:

Thứ nhất, nghiên cứu dự định nghỉ việc giúp các nhà quản lý dự báo nguồn nhân lực của doanh nghiệp trong tương lai: Theo Carolyn Dollar và Dana Broach (2006) thì một thành phần quan trọng của việc hoặc định nguồn nhân lực là sự ước tính tỷ lệ nghỉ việc trong tương lai do người lao động về hưu, chuyển đổi nơi sinh sống, hay tự ý bỏ việc. Ước tính tỷ lệ nghỉ việc trong tương lai căn bản dựa trên dữ liệu trong quá khứ. Dựa trên tỷ lệ nghỉ việc của năm trước để ước tính tỷ lệ nghỉ việc trong tương lai. Tuy nhiên, chỉ số đo lường dựa vào quá khứ là chỉ số tụt hậu và độ chính xác khơng cao. Việc nghiên cứu dự định nghỉ việc của người lao động được sử dụng để dự báo tỷ lệ nghỉ việc trong tương lai, giúp cho các nhà quản lý thấy được những yếu tố nào tác động đến dự định nghỉ việc của người lao động để có chiến lược duy trì nguồn nhân lực cho phù hợp.

Thứ hai: nghiên cứu dự định nghỉ việc giúp cho các nhà quản lý xây dựng chính sách quản trị nguồn nhân lực tốt hơn nhằm thu hút và giữ chân người lao động, giảm tỷ lệ nghỉ việc, bỏ việc. Niềm tin hành vi Niềm tin chuẩn mực Niềm tin kiểm soát Thái độ về hành vi Chuẩn chủ quan Kiểm soát hành vi cảm nhận Ý định Hành vi thực sự Kiểm soát hành vi thực tế

Thứ ba, nghiên cứu dự định nghỉ việc cũng giúp cho các cơ quan chức năng có thêm thơng tin để hỗ trợ người lao động, tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của sự hài lòng và sự căng thẳng trong công việc đến dự định nghỉ việc của công nhân ngành dệt may trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)