Kết quả nghiên cứu chính và đóng góp của nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của sự hài lòng và sự căng thẳng trong công việc đến dự định nghỉ việc của công nhân ngành dệt may trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 56 - 58)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

5.1 Kết quả nghiên cứu chính và đóng góp của nghiên cứu

Phương trình hồi quy đã chuẩn hóa như sau:

DUDINH = -0,173*HAILONG + 0,679*CANGTHANG

Theo kết quả hồi quy, tác giả nhận thấy những nhân tố được đề xuất đưa vào mơ hình đều cho thấy sự tác động khá lớn lên dự định thôi việc của công nhân ngành dệt may tỉnh Bình Dương. Tiếp nối những nghiên cứu trước đây đã cho thấy sự hài lòng và sự căng thẳng trong cơng việc có tác động đến dự định thơi việc của người lao động (Firth, 2004; Solomon, 2013) và nghiên cứu của Trust et al. (2013) cũng cho thấy rằng có mối quan hệ ngược chiều giữa sự hài lịng và dự định thơi việc. Kết quả nghiên cứu của luận văn một lần nữa khẳng định vai trò của hai yếu tố này đối với dự định thôi việc của người lao động. Bao gồm:

Sự tác động của yếu tố căng thẳng đến dự định thôi việc của công nhân (β=0,679) cho thấy rằng dự định thôi việc sẽ bị tác động rất lớn bởi yếu tố này. Nếu như sự căng thẳng trong cơng việc ít thì dự định thơi việc của cơng nhân sẽ thấp. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Bashir et al. (2012), sự căng thẳng của cơng việc có mối quan hệ cùng chiều với dự định thôi việc, hay nghiên cứu của Lazarus và Folkman (1984), sự căng thẳng thể hiện mối liên hệ mạnh mẽ giữa người lao động với môi trường làm việc. Sự căng thẳng trong cơng việc có tác động xấu đến sức khỏe và tinh thần của người lao

động. Mức độ căng thẳng càng cao thì nhân viên bỏ việc càng nhiều và hiệu quả công việc càng thấp.

Sự tác động ngược chiều của yếu tố hài lịng trong cơng việc đến dự định thôi việc của cơng nhân (β=-0,173). Có nhiều thành phần được xem là cần thiết đối với sự hài lòng. Những thành phần này bao gồm: lương, cơ hội thăng tiến, phúc lợi, cấp trên, đồng nghiệp, điều kiện làm việc, truyền thông, sự an toàn, hiệu quả là việc, v.v. Mỗi yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng theo một cách khác nhau. Sự hài lịng trong cơng việc là một chỉ số quan trọng cho biết người lao động cảm nhận như thế nào về công việc của họ và là công cụ dự báo hành vi của người lao động như nghỉ việc, thôi việc. Sự tác động của sự hài lịng trong cơng việc đến dự định nghỉ việc là ngược chiều. Điều này đồng nghĩa với việc rằng nhân viên càng hài lịng với cơng việc, thì dự định thơi việc của họ càng ít. Kế quả của luận văn phù hợp với kết quả nghiên cứu của Bashir et al. (2012, Hulin (1966), Trust et al. (2013) cũng cho thấy rằng có mối quan hệ ngược chiều giữa sự hài lịng và dự định thơi việc.

5.1.2 Về mặt lý thuyết.

Mơ hình nghiên cứu gồm 2 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc. Hai biến độc lập bao gồm sự hài lịng trong cơng việc, sự căng thẳng trong cơng việc, cịn biến phụ thuộc là dự định thôi việc của cơng nhân ngành dệt may tại tỉnh Bình Dương. Các khái niệm nghiên cứu dựa vào thang đo của các nghiên cứu có trước và được hiệu chỉnh cho phù hợp với thị trường Việt Nam. Kết quả phân tích cho thấy hệ thống thang đo đạt hiệu quả về độ tin cậy và độ giá trị hội tụ cho phép. Thêm vào đó, nghiên cứu này góp phần hồn thiện thang đo cho những nghiên cứu về các yếu tố tác động đến dự định thôi việc của người lao động làm việc trong ngành dệt may. Cụ thể là đánh giá thang đo của sự hài lịng trong cơng việc, thang đo của sự căng thẳng trong công việc, thang đo của dự định thôi việc của người lao động. Các nhà quản trị có thể sử dụng hệ thống các thang đo này để mở rộng nghiên cứu trên qui mô lớn hơn nhằm thực hiện các kế hoạch và chiến lược nhân sự hiệu quả.

5.2 Đề xuất hướng sử dụng kết quả nghiên cứu. 5.2.1 Giảm bớt sự căng thẳng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của sự hài lòng và sự căng thẳng trong công việc đến dự định nghỉ việc của công nhân ngành dệt may trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)