NVL : Là những thanh ống inox mới qua sơ chế
Cắt xén: Các thanh, ống inox được cắt xén ra thành từng khổ 1m - 2m đểđưa vào máy đúc khuôn.
Đúc khuôn: Từ những khổ INOX được cắt ra, người công nhân sẽ điều chỉnh máy để cho sản phẩm theo đúng kính cỡ , hình dáng thiết kế.
Đánh bóng: Sản phẩm được đánh bóng và hoàn thiện cho sáng đẹp .
Kiểm tra : Trước khi sản phẩm được nhập kho, bộ phận kiểm tra sản phẩm đảm bảo đạt yêu cầu đã đặt ra.
Nhập kho: Khi sản phầm đã hoàn thiện, thủ kho nhận hàng và có trách nhiệm bảo quản hàng trong kho.
2.1.2.2. Đặc điểm tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Sản xuất và thương mại Minh Thành công ty TNHH Sản xuất và thương mại Minh Thành
Hiện nay, Công ty áp dụng mô hình quản lý kiểu trực tuyến . Mô hình này phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty . Nó mang tính tập trung thống nhất , đáp ứng tốt chức năng giám sát và điều hành sản xuất kinh doanh. Các phòng ban chức năng tùy thuộc vào chức
NVL (thanh,ống inox) Cắt xén Đúc khuôn Đánh bóng Nhập Kho Kiểm tra
năng của mình mà thực hiện các công việc . Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Minh Thành được thể hiện qua sơ đồ sau :
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty:
* Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
Ban lãnh đạo công ty trực tiếp chỉ đạo và điều hành phòng ban. Công việc được phân theo từng bộ phận, hàng tuần các trưởng phòng có trách nhiệm tổng hợp báo cáo cho lãnh đạo thông qua các cuộc họp giao ban Chức năng cụ thể:
- Giám đốc: Là người có quyền và nghĩa vụ cao nhất tại công ty. Là đại diện pháp nhân cho công ty trước pháp luật và trong các hoạt động giao dịch
- Phòng kinh doanh : Chịu trách nhiệm nghiên cứu phát triển thị
trường, xúc tiến hoạt động bán hàng. Xác định mục tiêu, đưa ra các phương hướng, biện pháp kinh doanh để đạt được hiệu quả cao nhất.
- Phòng kế hoạch vật tư : Xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư kỹ
thuật , kế hoạch luân chuyển hàng hóa, lập kế hoạch mua bán vật tư phục Giám đốc
P. kinh doanh P. kế hoạch vật tư
P. kỹ thuật P.Tài chính kế toán
vụ sản xuất đảm bảo chu kỳ sản xuất và chỉ đạo trực tiếp các phân xưởng sản xuất .
- Phòng kế toán tài chính: Có chức năng chủ yếu tham mưu giúp ban Giám đốc Công ty thực hiện toàn bộ công tác tài chính, kế toán, thống kê, hạch toán trong Công ty theo đúng chế độ hiện hành. Kiểm tra tính pháp lý của các hợp đồng kế toán, thanh quyết toán các hợp đồng kinh tế, tuân thủ theo quy chế tài chính của Công ty và chế độ tài chính Nhà nước ban hành, nhiệm vụ và quyền hạn của phóng kế toán tài chính.
- Xây dựng kế hoạch dài hạn, hàng năm, ngắn hạn và thực hiện kế toán tài chính của công ty gắn với kế hoạch sản xuất, kinh doanh của Công ty.
- Lập phương án kế hoạch huy động vốn, quản lý, theo dõi tài chính của Công ty và Nhà nước ban hành một cách đầy đủ, trung thực, chính xác và đúng luật.
- Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và pháp luật về việc kiểm tra thủ tục, nguyên tắc lưu trữ chứng từ thu chi tiền mặt, tiền chuyển khoản, thu chi tài chính, hạch toán và phân tích hoạt động kinh tế theo các quy định hiện hành giúp cho việc sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
- Giúp Giám đốc Công ty trong việc quản lý thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, hạn chế tối đa các khoản chi tiêu chưa cần thiết, không hiệu quả trong Công ty.
- Ghi chép tính toán chính xác và trung thực số liệu phản ánh tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình và kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng kinh phí của Công ty. - Tổ chức cung ứng vốn thoả mãn nhu cầu kinh doanh trên cơ sở khả
năng hoàn vốn, lợi nhuận và sự tín nhiệm.
- Soạn thảo và đề xuất các định mức chi phí chung, lương, phụ cấp, chi phí quản lý, thưởng, phạt...theo phương án kinh doanh.
- Phòng kỹ thuật: Có chức năng và nhiệm vụ chủ yếu sau: - Nghiên cứu sản phẩm mới, mẫu mã, bao bì sản phẩm
- Đưa ra các biện pháp khắc phục sự cố máy móc công nghệ sản xuất - Phụ trách đào tạo và đào tạo lại công nhân, nâng cao tay nghề cho công nhân.
- Xây dựng quy trình, quy phạm an toàn lao động - Kiểm tra chất lượng sản phẩm và nguyên liệu đầu vào
- Các phân xưởng sản xuất: Là nơi sản xuất ra sản phẩm hàng hoá của Công ty, đây là nơi quan trọng nhất quyết định đến hiệu quả, sự tồn tại và phát triển của Công ty. Phân xưởng sản xuất tốt, giảm được các định mức tiêu hao nguyên vật liệu, tăng được chất lượng và cơ cấu mặt hàng tốt thì Công ty có lãi và ngược lại. Do vậy Công ty phải quan tâm đến các phân xưởng sản xuất từ việc bố trí cán bộ chỉ huy, quản đốc, công nhân có tay nghề, đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho sản xuất, xây dựng quy trình quản lý kỹ thuật và tổ chức thực hiện quy trình đó...
* Mối quan hệ giữa các bộ phận :
Trong Công ty tất cả các bộ phận như trên đều là một bộ phận hữu cơ
trong một cơ thể, có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau không thể tách rời. Các bộ phận quản lý từ lãnh đạo Công ty đến các phòng ban thực hiện tốt vai trò chức năng quản lý của mình là điều kiện quyết định đến việc phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty. Các bộ phận trong Công ty có quan hệ móc xích với nhau, bộ phận nọ hỗ trợ cho bộ phận kia, đều hướng tới mục đích chung toàn Công ty là sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả cao.