1.3. Liên kết các thước đo đến chiến lược của doanh nghiệp
1.3.1 Mối quan hệ nhân quả giữa các phương diện
Những mục tiêu và thước đo trong BSC cần được liên kết với nhau bằng một chuỗi quan hệ nhân quả bắt nguồn từ các mục tiêu và thước đo từ phương diện học hỏi và phát triển đến các kết quả ở phương diện tài chính.
Mối liên kết được thể hiện bằng mối quan hệ “nếu – thì”. Nếu muốn thực thi quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ tốt thì phải có hệ thống nhân viên có năng lực, hệ thống thơng tin tốt, môi trường làm việc thuận lợi. Nếu muốn đạt được những mục tiêu ở phương diện khách hàng thì phải đạt được quy trình kinh doanh nội bộ hiệu quả, nhân viên có khả năng làm việc. Nếu muốn đạt được mục tiêu tài chính thì phải đạt được sự thõa mãn của khách hàng, giữ được khách hàng, đồng thời đạt được những mục tiêu ở các phương diện quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ và phương diện học hỏi, phát triển.
Có thể minh họa mối quan hệ nhân quả bằng sơ đồ 1.6 dưới đây:
Tài chính Hệ số thu nhập trên vốn sử dụng (ROCE)/
Giá trị kinh tế tăng thêm (EVA)
Khách hàng Sự trung thành của khách hàng
Chuyển hàng đúng hẹn
Quy trình kinh doanh nội bộ Chất lượng quy trình Chu kì thời gian quy trình
Học hỏi và phát triển Kĩ năng nhân viên
Sơ đồ 1.7. Minh họa mối quan hệ nhân quả giữa các thước đo trong BSC
(Nguồn: Robert S.Kaplan, Anthony A. Atkinson (1998), Advanced Management Accounting, Third Edition, pp.377)
Vì vậy, một bảng cân bằng điểm có cấu trúc đúng nên thể hiện chiến lược của đơn vị kinh doanh, nhận dạng và tạo ra chuỗi những giả thiết về các mối quan hệ nguyên nhân – kết quả giữa những thước đo đầu ra và những yếu tố thành quả của những đầu ra đó.