Khái quát ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông cửu long (Trang 39 - 40)

CHƢƠNG 1 : CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

2.1 Khái quát ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long:

Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) đƣợc thành lập năm 1997 theo quyết định 769/TTg của Thủ tƣớng Chính phủ; chính thức đi vào hoạt động từ năm 1998 với mục tiêu ban đầu là huy động vốn, cho vay hỗ trợ sắp xếp, chỉnh trang lại khu dân cƣ, quy hoạch và xây dựng các khu đô thị mới để cải thiện điều kiện về nhà ở cho nhân dân. Đến năm 2001, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký quyết định số 160/2001/QĐ-TTg phê duyệt đề án tái cơ cấu MHB nhằm xây dựng MHB thành một ngân hàng thƣơng mại hoạt động đa năng, đóng vai trò chủ đạo trong cho vay phát triển nhà ở, xây dựng kết cấu hạ tầng, hoạt động an toàn, hiệu quả. MHB cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ tài chính của một ngân hàng hiện đại. Cho đến nay, MHB đã nhận đƣợc sự tín nhiệm rất lớn từ khách hàng.

Ngày 20/7/2011, Ngân hàng MHB đã tiến hành đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) thành công với 17,74 triệu cổ phần đƣợc đấu giá với 3.744 nhà đầu tƣ cá nhân và tổ chức tham gia.

Ngân hàng MHB đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc xếp vào nhóm những tổ chức tín dụng hoạt động lành mạnh, ổn định, an tồn và đƣợc cấp mức tăng trƣởng tín dụng cao nhất trong năm 2012. Năm 2011, cũng là năm thứ 5 liên tiếp MHB vinh dự nhận giải Thƣơng hiệu mạnh tại Việt Nam.

So với các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc khác, MHB là ngân hàng trẻ nhất, nhƣng lại có tốc độ phát triển nhanh nhất. Sau gần 14 năm hoạt động, tổng tài sản của MHB,đạt gần 50.000 tỷ đồng (tƣơng đƣơng 2,3 tỷ USD), tăng gấp 160 lần so

31

Phát triển mạng lƣới: mạng lƣới chi nhánh của MHB đứng thứ tám trong các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam với gần 230 chi nhánh và các phòng giao dịch tại hầu hết các tỉnh, thành trọng điểm trên cả nƣớc.MHB duy trì và phát triển mối quan hệ đại lý với khoảng 300 ngân hàng nƣớc ngoài tại hơn 50 quốc gia trên thế giới.

Xây dựng năng lực: Cùng với việc phát triển mạng lƣới, MHB nỗ lực tập trung mọi khả năng của mình để phát triển ngân hàng dựa trên hai mảng : phát triển nguồn nhân lực và hiện đại hóa ngân hàng.

Hoạt động: Trong giai đoạn đầu phát triển, danh mục tín dụng của MHB chủ yếu là cho vay khách hàng có mục đích sửa chữa, xây dựng nhà ở, xây dựng cơ sở hạ tầng, kinh doanh thƣơng mại và dịch vụ và cho vay sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, hoạt động kinh doanh của MHB đã hƣớng đến việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ trọn gói cho khách hàng, tập trung chủ yếu cấp tín dụng cho các đối tƣợng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), cá nhân và hộ gia đình, đặc biệt là cho vay lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn, kinh doanh xuất nhập khẩu (lƣơng thực, chế biến thủy hải sản, phân bón, cao su,...) và lĩnh vực đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nông thôn, trọng điểm, đặc biệt là các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và tài trợ vốn cho các ngành nghề phục vụ an sinh xã hội trong năm 2011 đƣợc đặt lên hàng đầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông cửu long (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)