Nghiên cứu của Andreas Charitou and Eleni Constantinidis (2004)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình ba nhân tố fama french vào thị trường chứng khoán việt nam (Trang 34 - 35)

6. Kết cấu của luận văn

2.3 CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TRÊN THẾ GIỚI VỀ ỨNG DỤNG CỦA

2.3.1.3 Nghiên cứu của Andreas Charitou and Eleni Constantinidis (2004)

Mục tiêu nghiên cứu: Tháng 2 năm 2004, hai nhà khoa học là Andreas Charitou và Eleni Constantinidis đã công bố cơng trình nghiên cứu mang tên: ”Quy mơ và giá trị sổ sách trên giá thị trường thị trường trong thu nhập và tỷ suất sinh lợi chứng khóan- bằng chứng thực nghiệm trên thị trường Nhật Bản”. Mục tiêu của nghiên cứu này là kiểm tra xem mơ hình 3 nhân tố Fama-French có hiệu quả trong

giai đọan khủng hoỏang kinh tế Nhật Bản trong thời gian từ năm 1991 đến năm

2001 không. Nghiên cứu cịn kiểm tra xem cổ phiếu có BE/ME cao có liên quan với tỷ lệ EI/ BE thấp, trong khi BE/ME thấp có liên quan đến EI /BE cao? Và cuối cùng là sử dụng mơ hình ba nhân tố Fama-French để dự báo lợi nhuận tương lai của cổ phiếu.

Dữ liệu nghiên cứu: Nghiên cứu này thực hiện với dữ liệu các công ty trong lĩnh vực công nghiệp được thống kê ở cơ sở dữ liệu Global Vantage (phiên bản năm 2002). Dữ liệu tổng thể gồm 2,271 công ty, trong khoảng thời gian từ 1991 đến 2001. Vì ở Nhật khơng có lãi suất phi rủi ro nên tác giả đã sử dụng lãi suất trái

phiếu chính phủ Mỹ làm lãi suất phi rủi ro cho bài nghiên cứu của mình.

Phương pháp nghiên cứu: Tác giả thiết lập sáu danh mục đầu tư từ nhân tố quy mô và tỷ số giá trị sổ sách trên giá trị thị trường. Đối với nhân tố quy mơ tác giả chia làm hai nhóm, nhóm quy mơ nhỏ và quy mơ lớn dựa vào giá trị trung vị. Ứng với nhân tố tỷ số giá trị sổ sách trên giá trị thị trường tác giả chia lảm 3 nhóm (30% có BE/ME cao, 40% có BE/ME trung bình và 30% BE/ME thấp). Danh mục thị trường bao gồm các chứng khoán từ sáu danh mục trên cộng với cổ phiếu có giá trị BE âm đã bị loại khỏi mẫu. Tỷ suất sinh lợi được tính từ tháng 10 của năm t đến

tháng 9 của năm t+1. Và danh mục được tái lặp lại từ tháng 9 năm t+1. Tỷ suất sinh lợi được tính từ tháng 10 năm t để đảm bảo rằng giá trị sổ sách của vốn cổ phần của

24

năm t đã được biết. Tỷ lệ tăng trưởng đựơc tính bằng thu nhập trên vốn chủ sở hữu (EI/BE), sở dĩ tỉ số EI/BE được đưa vào vì tác giả cho rằng có mối liên quan giữa tỷ số BE/ME với EI/BE. Các biến phụ thuộc trong mơ hình hồi quy chính là lợi nhuận vượt trội trung bình trong sáu danh mục đầu tư trên. Các biến giải thích gồm nhân tố quy mơ, tỷ số giá trị sổ sách trên giá trị thị trường và nhân tố thị trường Rm-Rf trong tháng t.

Tác giả kiểm tra mơ hình CAPM và mơ hình ba nhân tố Fama-French trong bài nghiên cứu của mình. Bài nghiên cứu sử dụng mơ hình hồi quy như bài nghiên cứu của Fama- French (1992,1993).

Kết quả nghiên cứu: Bài nghiên cứu chứng minh khơng có mối quan hệ nghịch biến giữa nhân tố qui mô và tỷ suất sinh lợi như nghiên cứu của Fama-

French (1992), nhưng có mối quan hệ đồng biến giữa nhân tố BE/ME và tỷ suất

sinh lợi chứng khoán ở thị trường chứng khoán Nhật Bản. Tác giả đã chứng minh rằng mơ hình ba nhân tố Fama-French giải thích hiệu quả tỷ suất sinh lợi của chứng khoán Nhật bản từ năm 1991-2001 rõ ràng hơn mơ hình CAPM. Bằng chứng là khi

sử dụng mơ hình một nhân tố CAPM, R2 điều chỉnh dao động từ 60% đến 93%.

Nhưng khi thêm các biến SMB và HML, R2 điều chỉnh đã dao động từ 84% đến

97%. Tuy nhiên, yếu tố thị trường là không thể thay thế được.

Bài nghiên cứu này còn đưa ra kết quả rằng giá cổ phiếu không dự báo đuợc tăng trưởng lợi nhuận khi quan sát các công ty được xếp hạn dựa vào nhân tố quy mô và BE/ME. Khả năng giải thích của SMB là cao hơn HML. Điều này cũng khác so với nghiên cứu ở thị trường Mỹ của Fama-French. Tất cả kết quả khác biệt trên tác giả cho rằng do đặc đểm kinh tế vi mô và vĩ mô của hai nuớc là khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình ba nhân tố fama french vào thị trường chứng khoán việt nam (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)