CÁC BIẾN TRONG MƠ HÌNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình ba nhân tố fama french vào thị trường chứng khoán việt nam (Trang 47 - 50)

6. Kết cấu của luận văn

3.3 CÁC BIẾN TRONG MƠ HÌNH

3.3.1 Biến phụ thuộc

Cách tính tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu

Dựa vào giá đóng cửa của cổ phiếu ta xác định tỷ suất sinh lợi cho từng cổ

phiếu của danh mục. Dữ liệu tỷ suất sinh lợi từng chứng khốn trong mẫu được

tính theo tháng trong khoản thời gian từ năm 2008 đến năm 2013, gồm 72 tháng. Cách tính tỷ suất sinh lợi trong bài nghiên cứu này như sau:

Pit – Pit-1 Rit =

Pit

Pt là giá đóng cửa cổ phiếu ở tại tháng t, Pt-1 là giá đóng cửa cổ phiếu tại

Năm S/L S/M S/H B/L B/M B/H 2008 6 27 32 33 25 7 2009 3 31 31 36 21 8 2010 8 27 30 31 25 9 2011 5 30 30 34 22 9 2012 5 33 27 34 19 12 2013 9 27 29 30 25 10 Trung bình 6 29 30 33 23 9

37

thời điểm tháng t-1. Tỷ suất sinh lợi tháng cho danh mục được tính là giá trị trung bình suất sinh lợi tháng của các cổ phiếu có trong danh mục.

Xác định tỷ suất sinh lợi trái phiếu Chính phủ Rf: Rf là tỷ suất sinh lợi thu được từ các khoản đầu tư phi rủi ro. Rf được tính bằng lãi suất Chính phủ kỳ hạn 5

năm, trong suốt giai đoạn từ năm 2008-2013. Tác giả sử dụng lãi suất trái phiếu phát hành vào cuối mỗi năm được lấy từ dữ liệu cung cấp bởi ngân hàng phát triển châu Á (ADB). Lãi suất trái phiếu hằng tháng sẽ được tính bằng lãi suất năm chia cho 12.

Vậy ta đã xác định được biến phụ thuộc (Ri -Rf )

3.3.2 Các biến độc lập

3.3.2.1 Biến phần bù thị trường (Rm- Rf)

Cách tính tỷ suất sinh lợi danh mục thị trường (Rm)

Xác định tỷ suất sinh lợi thị trường Rm:thông thường giá trị này là chỉ số thị trường nơi cổ phiếu niêm yết. Vì vậy, nếu tính tốn cho các cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Tp.HCM (HoSE) ta chọn chỉ số VN-Index.

VNindext -Vnindext-1 Rm,t=

VNindext-1

VNindext là chỉ số VNindex tại thời điểm tháng t, VNindext-1 là chỉ số

38

Bảng 3.2 : Lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm từ năm 2008-2013

Nguồn: http://asianbondsonline.adb.org/vietnam/market_summary.php

3.3.2.2 Biến SMB và HML

Cách tính hai biến SMB và HML

SMB (Small minus Big) là đại diện cho phần rui ro liên quan ảnh hưởng đến nhân tố quy mô.Nhân tố SMB được tính bằng tỷ suất sinh lợi bình qncủa danh mục chứng khốn có qui mơ nhỏ danh mục (S) trừ tỷ suất sinh lợi bình quân danh mục chứng khốn có qui mơ lớn (danh mục B) .

SMB= tỷ suất sinh lợi trung bình của nhóm cơng ty quy mơ nhỏ trừ đi nhóm quy mơ lớn

SMB= (S/H+ S/M+S/H)/3 – ( B/H+B/M+B/H)/3

Nhân tố HML (High minus Low) đại diện cho phần rủi ro liên quan đến ảnh hưởng của tỷ số giá trị sổ sách trên giá trị thị trường đến tỷ suất sinh lợi. HMLđược tính bằng tỷ suất sinh lợi bình qn của danh mục cổ phiếu có BE/ME cao (danh mục H) trừ tỷ suất sinh lợi bình quân của danh mục cổ phiếu có BE/ME thấp (danh mục L).

HML= tỷ suất sinh lợi trung bình của nhóm có tỷ số BE/ME cao trừ đi nhóm có tỷ số BE/ME thấp.

HML= (S/H + B/H)/2 – (S/L + B/L)/2

Thời gian Lãi suất trái phiếu Chính phủ, kỳ hạn (5 năm)(%) 2008 10.11 2009 11.03 2010 11.16 2011 12.26 2012 9.59 2013 7.99

39

Như vậy, ta đã có tất cả các dữ liệu đầu vào cho mơ hình ba nhân tố Fama- French.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình ba nhân tố fama french vào thị trường chứng khoán việt nam (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)