CHƯƠNG II : TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
2.3. Tăng trưởng tài sản bất thường
2.3.1. Tăng trưởng tài sản
Các nghiên cứu trước đó đã ghi nhận bằng chứng lớn về mối quan hệ giữa tăng trưởng trong bảng cân đối và suất sinh lợi cổ phiếu. Như có thể thấy từ các nghiên cứu được giới thiệu trong các tiểu mục sau đây, phần tổng quan các nghiên cứu đã tập trung vào sự phát triển của các khoản mục cụ thể trên bảng cân đối và do đó khơng xem xét khả năng các mơ hình suất sinh lợi không bị dẫn dắt bởi các hiện tượng rộng lớn hơn.
Để nghiên cứu khả năng này, tác giả sẽ xác định trong tiểu mục này sự bất thường. Bất thường tăng trưởng tài sản xem xét trong nghiên cứu này sẽ được xác định trong tinh thần của Cooper và cộng sự (2008) và Lipson và cộng sự (2010). Theo Richardson và cộng sự (2010): "Tăng trưởng tài sản bất thường là một mẫu hình trong suất sinh lợi chứng khoán dữ liệu chéo và chuỗi thời gian, theo đó các sự kiện của cơng ty liên quan đến việc mở rộng tài sản trong bảng cân đối có xu hướng được theo sau bởi các giai đoạn suất sinh lợi thấp bất thường, trong khi các sự kiện liên quan đến thu hẹp tài sản trong bảng cân đối có xu hướng được theo sau bởi các giai đoạn suất sinh lợi cao bất thường".
Mở rộng tài sản tiềm năng trong định nghĩa có thể liên quan đến đầu tư tài sản, phát hành cổ phần ra công chúng, phát hành nợ ra công chúng, và khoản vay ngân hàng... Trong khi thu hẹp tài sản trong bảng cân đối có thể bao gồm mua lại cổ phiếu, trả nợ, và chi trả cổ tức. Các khía cạnh quan trọng của định nghĩa này là sự bất thường có thể được điều khiển bởi các yếu tố khác nhau. Các khía cạnh khác nhau trong các tài liệu trước đây liên quan đến đầu tư, dồn tích và hiệu quả tài trợ bên ngồi. Hiệu quả đầu tư chủ yếu là do các mở rộng và thu hẹp ở bên tài sản của bảng cân đối, trong khi đó, hiệu quả tài chính có liên quan đến những thay đổi về bên công nợ của bảng cân đối. Ảnh hưởng dồn tích có liên quan đến những thay đổi cả về bên tài sản và nợ phải trả. Các nghiên cứu liên quan đến các khoản mục của bảng cân đối kế toán khác nhau
Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ sử dụng đồng thời cả tăng trưởng tài sản bất thường và tăng trưởng tài sản hiệu quả để mô tả các hiện tượng được xác định trong phần này. Trong các nghiên cứu trước đây cũng từ "hiệu quả đầu tư" hoặc "bất thường đầu tư" đã được sử dụng trong bối cảnh tương tự, tuy nhiên nghiên cứu này xác định hoạt động đầu tư của công ty là một phần nhỏ riêng biệt của sự tăng trưởng tài sản bất thường các điều khoản này chỉ được sử dụng để mô tả mối quan hệ giữa hoạt động đầu tư của công ty, đầu tư tài sản cố định, và suất sinh lợi chứng khoán.