2.1. Giới thiệu ngân hàng TMCP Phƣơng Đông
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh của OCB
Năm 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng huy động (tỷ đồng) 10.046 15.236 20.307 22.400 28.514 Tăng/giảm (%) 22% 52% 33% 10% 27% Dƣ nợ (tỷ đồng) 10.217 11.585 13.671 17.389 20.646 Tăng/giảm (%) 19% 13% 18% 27% 19% Tổng tài sản (tỷ đồng) 12.686 19.689 25.429 27.424 32.795 Tăng/giảm (%) 25% 55% 29% 8% 20%
Lợi nhuận sau thuế (tỷ
đồng) 206 304 303 230 241
Tăng/giảm (%) -12% 48% 0% -24% 5%
(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo tài chính của OCB) Tổng huy động và dư nợ cũng tăng đều qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng của huy động cao hơn tốc độ tăng của dư nợ từ 2009 đến 2011. Đến năm 2012 tốc độ tăng dư nợ cao hơn hẳn do ngân hàng mở rộng cho vay, tuy nhiên năm 2013 thì tốc độ tăng dư nợ có giảm xuống do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh làm ngân hàng e ngại trong việc cho vay.
Do ảnh hưởng của nền kinh tế nên lợi nhuận qua các năm biến động khá lớn. Cụ thể năm 2012 lợi nhuận giảm khá mạnh, năm 2013 bắt đầu tăng trở lại nhưng mức tăng khá thấp. Trước tình hình nền kinh tế vẫn cịn khá khó khăn và cạnh tranh ngày càng gay gắt, OCB đã triển khai hàng loạt các dự án như: quản lý hiệu suất, nâng cấp đội ngũ nhân viên theo hướng nâng cao năng suất lao động, hoàn thiện khung quản trị rủi ro…
Tổng tài sản tăng đều qua các năm và tăng nhanh nhất năm 2009-2010 (55%), khi mà nền kinh tế và hệ thống ngân hàng phát triển mạnh mẽ. Tương ứng với năm đó thì tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận cũng rất cao (48%).
Năm 2014 tới đây OCB đã thông qua hàng loạt những nội dung quan trọng về kế hoạch chỉ tiêu năm 2014 gồm:
- Tổng tài sản đạt 34.600 tỷ đồng, tăng 5,5% so với năm 2013
- Tổng huy động đạt 29.700 tỷ đồng, tăng 4%
- Tổng dư nợ đạt 22.700 tỷ đồng, tăng 10%
- Tỷ lệ nợ xấu dưới 3%
- Lợi nhuận trước thuế đạt 350 tỷ đồng, tăng 95%
- Vốn điều lệ đạt 4.000 tỷ đồng tăng 24%
2.2. Thực trạng chất lƣợng dịch vụ tiền gửi tại ngân hàng TMCP Phƣơng Đơng thời gian qua
2.2.1. Tình hình tiền gửi của KHCN
Bảng 2.2: Tình hình huy động thị trường 1 của OCB Đơn vị: tỷ đồng Đơn vị: tỷ đồng
2013 31/01/2014 10/02/2014 30/04/2014 Tổng huy động TT1 KHCN 12.119 12.526 12.692 12.656
Không kỳ hạn 360 367 369 438
Có kỳ hạn 11.759 12.159 12.322 12.219
(Nguồn: BC tình hình Huy động-Dư nợ-KH active phịng QLKD) Có thể nói trong hoạt động ngân hàng thì việc duy trì và thu hút được khách hàng sử dụng tài khoản thanh toán là rất quan trọng để giúp ngân hàng phát triển bền vững. Tuy nhiên theo bảng 2.2 thì số dư không kỳ hạn không cao so với mặt bằng chung của hệ thống NHTM. Không những thế tốc độ tăng trưởng cũng khá chậm, bình quân gần 20 tỷ đồng/tháng. Tiền gửi có kỳ hạn cũng tăng chậm, bình quân 115 tỷ/ tháng. Nguyên
từng thời kỳ. Thời gian gần đây OCB đang chú trọng vào việc cải cách CLDV, chú trọng trong công tác phục vụ tốt và tạo niềm tin để giữ được KH trung thành hơn là tăng trưởng nóng. Do đó, việc các khoản huy động có kỳ hạn và khơng kỳ hạn tăng chậm cũng không hẳn là bất lợi trong thời gian gần đây. Vấn đề đặt ra là tăng trưởng tiền gửi của KH phải đi đôi với tăng lượng KH sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Như thế thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng mới ổn định và bền vững.
Tổng số lượng KH cuối năm 2013 của OCB (không bao gồm các tổ chức kinh tế)
là 65.948, đến 30/4/2014 số lượng này tăng lên 76.473. Kết quả này cũng khá cao do hiện tại OCB đang mở rộng đối tượng KH đến các trường đại học cao đẳng. Đây là nguồn KH tiềm năng mà OCB đang ra sức phục vụ nhằm mục tiêu mở rộng phân khúc KHCN trong tương lai.