Các yếu tố Phân
loại
Các chiến lược có thể thay thế
Chiến lược 1 Chiến lược 2
AS TAS AS TAS Các yếu tố bên trong Các yếu tố bên ngoài Tổng số điểm hấp dẫn
(Nguồn: Trần Huy Hoàng, 2011. Quản trị ngân hàng, NXB Lao động xã hội.) Các bước vừa kể trên là những nội dung chính và cơ bản cho quá trình hoạch định chiến lược. Tuy vậy, doanh nghiệp có thể căn cứ vào tình hình thực tế mà bỏ qua một số bước để việc xây dựng nhanh hơn.
+ Ma trận chiến lược chính
Ma trận chiến lược chính cũng là một cơng cụ phổ biến để hình thành các chiến lược có khả năng lựa chọn. Tất cả các tổ chức đều có thể nằm ở một trong bốn góc vng chiến lược của ma trận chiến lược chính. Các bộ phận của doanh nghiệp cũng có thể nằm ở vị trí tương tự. Như được biểu thị ở Hình 1.3 dựa trên hai khía cạnh sau để đánh giá: vị trí cạnh tranh và sự tăng trưởng của thơng tin. Chiến lược thích hợp cho tổ chức được liệt kê theo thứ tự hấp dẫn trong mỗi góc vng của ma trận.
Các doanh nghiệp nằm ở góc tư I của ma trận chiến lược chính có vị trí chiến lược rất tốt. Đối với những công ty này, tiếp tục tập trung vào thị trường hiện tại
(thâm nhập thị trường và phát triển thị trường) và sản phẩm (phát triển sản phẩm) là những chiến lược thích hợp. Các doanh nghiệp ở góc tư II, có vị trí cạnh tranh yếu nhưng trong một thị trường tăng trưởng nhanh chóng, chiến lược tập trung là phát triển thị trường, thâm nhập, kết hợp theo chiều ngang. Các doanh nghiệp ở góc tư III, có vị trí cạnh tranh yếu trong một thị trường tăng trưởng chậm, chiến lược ưu tiên sẽ là giảm bớt chi tiêu, đa dạng theo liên kết, loại bớt, thanh lý. Doanh nghiệp ở góc tư IV, vị trí cạnh tranh mạnh trong một thị trường tăng trưởng chậm, chiến lược ưu tiên là đa dạng hóa tập trung, liên doanh.
(Nguồn Michael Porter, 1996. Chiến lược kinh doanh, NXB Khoa học và Kỹ thuật) 1.2 Tổng quan về ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm
Ngân hàng thương mại (NHTM) là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các cơng ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân, bằng cách nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm, rồi sử dụng số vốn đó để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện
Góc tư II
1. Phát triển thị trường 2. Thâm nhập thị trường 3. Phát triển sản phẩm 4. Kết hợp theo chiều ngang 5. Loại bớt 6. Thanh lý Góc tư I 1. Phát triển thị trường 2. Thâm nhập thị trường 3. Phát triển sản phẩm 4. Kết hợp về phía trước 5. Kết hợp theo chiều ngang 6. Đa dạng hóa tập trung
Góc tư IV
1. Đa dạng hóa tập trung 2.Đa dạng theo chiều ngang 3. Đa dạng hóa liên kết 4. Liên doanh
Góc tư III
1. Giảm bớt chi tiêu 2. Đa dạng hóa tập trung 3.Đa dạng theo chiều ngang 4. Đa dạng hóa liên kết 5. Loại bớt
6. Thanh lý
Sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường
Vị trí cạnh tranh yếu Vị trí cạnh tranh mạnh
Sự tăng trưởng chậm chạp của thị trường
thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nói trên. Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng có số lượng lớn và rất phổ biến trong nền kinh tế. Luật số 02/1997/QHX Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam, được sửa đổi bổ sung Luật số 20/2004/QHXI khẳng định “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện tồn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác.” (Điều 20 Luật các tổ chức tín dụng)
Nghị định của chính phủ 49/2000/NĐ-CP ngày 12/09/2000 định nghĩa : “Ngân hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước.”
Như vậy, có thể nói rằng ngân hàng thương mại là một loại định chế tài chính trung gian quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường. Nhờ định chế tài chính trung gian này mà các nguồn tiền nhàn rỗi nằm rải rác trong xã hội sẽ được huy động, tập trung lại, đồng thời sử dụng số vốn đó để cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế, cá nhân để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Qua các khái niệm trên có thể rút ra những nhận xét:
- Ngân hàng thương mại là loại hình doanh nghiệp, vì ngân hàng thương mại ra đời để kinh doanh, mục đích hoạt động vì lợi nhuận. Nói rằng ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp bởi vì nó có cơ cấu, tổ chức bộ máy như một doanh nghiệp bình đẳng trong quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp khác, tự chủ vể tài chính và phải có nghĩa vũ đóng thuế cho Nhà nước như các doanh nghiệp khác.
- Hoạt động của ngân hàng thương mại là hoạt động kinh doanh. Để kinh doanh, các nhân hàng thương mại phải có vốn (vốn được ngân sách cấp nếu là ngân hàng cơng, được cổ đơng góp vốn nếu là ngân hàng cổ phần,…), phải tự chủ về tài chính (tự lấy thu nhập để bù đắp chi phí); đặc biệt hoạt động kinh doanh
cần đạt đến mục tiêu tài chính cuối cùng là lợi nhuận, hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cũng khơng nằm ngồi xu hướng đó.
Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp đặc biệt. Nét đặc biệt của doanh nghiệp ngân hàng thể hiện qua nội dụng sau:
- Lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng là tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng. Đây là lĩnh vực đặc biệt vì trước hết nó liên quan trực tiếp đến tất cả các ngành, liên quan đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội và mặt khác; lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng là lĩnh vực “nhạy cảm”, nó địi hỏi một sự thận trọng trong điều hành hoạt động ngân hàng để tránh những thiệt hại cho nền kinh tế - xã hội. Chất liệu kinh doanh của ngân hàng là tiền tệ, mà tiền tệ là một công cụ được Nhà nước sử dụng để quản lý vĩ mơ nền kinh tế, nó quyết định đến sự phát triển hoặc sự suy thoái của cả một nền kinh tế, do đó chất liệu này được Nhà nước quản lý rất chặt chẽ.
- Là một doanh nghiệp nhưng nguồn vốn chủ yếu mà ngân hàng sử dụng trong kinh doanh là vốn huy động từ bên ngồi, trong khi đó vốn riêng của ngân hàng lại chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn kinh doanh.
Trong tổng tài sản của một ngân hàng, tài sản hữu hình chiếm tỷ trọng thấp, mà chủ yếu là tài sản vơ hình. Nó tồn tại dưới hình thức các tài sản tài chính, chẳng hạn như các loại kỳ phiếu, trái phiếu, thương phiếu, cổ phiếu và các giấy tờ có giá khác.
- Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại chịu sự chi phối rất lớn của chính sách tài chính tiền tệ của ngân hàng trung ương, một ngân hàng thương mại không thể mở rộng kinh doanh khi ngân hàng trung ương đang áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm hạn chế ngân hàng thương mại mở rộng; và ngược lại. Do đó việc ngân hàng mở rộng hay thu hẹp hoạt động kinh doanh của mình đều phải chịu sự chi phối bởi chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương.
- Ngân hàng thương mại là một trung gian tín dụng, đóng vai trị một tổ chức trung gian đứng ra tập trung, huy động các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế (bao gồm tiền gửi tiết kiệm của các tầng lớp dân cư, tiền gửi của
các đơn vị, tổ chức kinh tế,…) biến nó thành nguồn vốn tín dụng để cho vay (cấp tín dụng) đáp ứng các nhu cầu vốn kinh doanh và vốn đầu tư cho các ngành kinh tế, nhu cầu vốn tiêu dùng của xã hội. Như vậy, có thể nói rằng ngân hàng thương mại là nhịp cầu nối liền những chủ thể thừa vốn (các cá nhân có thu nhập nhưng chưa có nhu cầu sử dụng, các doanh nghiệp vừa tiêu thụ được sản phẩm nhưng chưa có nhu cầu nhập vật tư, hàng hóa) với các chủ thể thiếu vốn (những cá nhân phát sinh nhu cầu tiêu dùng nhưng thu nhập lại chưa đủ hay các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế đang cần nhập vật tư, nguyên vật liệu nhưng chưa tiêu thụ được sản phẩm).
1.2.2 Các loại hình ngân hàng thương mại
Tùy theo góc độ tiếp cận, ngân hàng thương mại có thể phân loại như sau:
Phân loại theo sản phẩm ngân hàng cung cấp cho khách hàng
Ngân hàng bán buôn: Số lượng sản phẩm cung cấp cho khách hàng không nhiều nhưng giá trị của từng sản phẩm rất lớn. Khách hàng chủ yếu của ngân hàng này là các cơng ty, xí nghiệp quy mơ lớn, các tập đồn kinh tế, tổng cơng ty.
Ngân hàng bán lẻ: Số lượng sản phẩm mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng rất nhiều nhưng giá trị của từng sản phẩm thường không lớn, phần lớn ngân hàng này cho vay để giải quyết vấn đề tiêu dùng hoặc sản xuất với quy mô nhỏ hộ gia đình. Vì vậy, khách hàng chủ yếu là các cá nhân hoặc doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ.
Ngân hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ.
Phân loại theo lĩnh vực hoạt động
Ngân hàng chuyên doanh: chỉ hoạt động chuyên môn trong một lĩnh vực như: công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, xuất nhập khẩu,... hoặc một vài nghiệp vụ của ngân hàng như ngân hàng cầm cố bất động sản, ngân hàng đầu tư bất động sản,... Do nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng nên loại ngân hàng chuyên doanh dần chuyển sang kinh doanh tổng hợp để bảo toàn vốn và thu hút khách hàng.
Ngân hàng đa năng, kinh doanh tổng hợp: Là loại ngân hàng hoạt động ở mọi lĩnh vực kinh tế và bất kì nghiệp vụ nào được cho phép của một ngân hàng thương mại.
1.2.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
Kinh doanh ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt, chất liệu kinh doanh chủ yếu của loại hình này là quyền sử dụng các loại tiền tệ.
Sản phẩm của ngân hàng có hình thái phi vật chất: sản phẩm ngân hàng khơng bị hao mịn vật chất và ít bị lỗi thời; tiến trình lão hóa của đa số các sản phẩm ngân hàng rất chậm. Sản phẩm ngân hàng không được bảo vệ tác quyền bởi bằng sáng chế và mỗi dịch vụ mới do một ngân hàng sáng tạo ra có thể bị các ngân hàng khác bắt chước ngay. Ngân hàng khơng có sản phẩm tồn kho.
Sản phẩm ngân hàng được chào mời trực tiếp với khách hàng: Khơng có người mơi giới kiểu buôn sỉ, bán lẻ, đại lý độc quyền,... xen vào chu trình phân phối. Những chu trình phân phối này và mạng lưới chi nhánh đều do ngân hàng quản lý. Do đó, đối với khách hàng, sự tương hợp hồn tồn giữa hình ảnh của ngân hàng và hình ảnh của chi nhánh.
Sản phẩm của ngân hàng có thể làm đối tượng dễ phân biệt: Trong lĩnh vực ngân hàng cũng có thể phân biệt sản phẩm của ngân hàng này so với ngân hàng khác, tuy ban đầu sản phẩm của các ngân hàng đề có một sự đồng nhất nào đó do những quy định của pháp lý hay do thể lệ chế độ bắt buộc. Có hai mặt phân biệt sản phẩm ngân hàng: Có thể do tên gọi khác nhau giữa các ngân hàng, hay do chất lượng nội tại của sản phẩm được làm nổi bật mà định nghĩa pháp lý khơng thể nói lên được.
Sản phẩm ngân hàng có tính khơng thuần nhất: nhu cầu của những loại khách hàng khác nhau thì rất khác nhau. Phải phân loại khách hàng mới nắm bắt được nhu cầu sản phẩm thích hợp của từng khách hàng.
Cung và cầu sản phẩm ngân hàng có tính độc lập: Nghĩa là trong thị trường, những người bán và những người mua đều đủ mạnh và đơng để khơng người nào có thể tạo ảnh hưởng đến sự vận hành của thị trường và ấn định giá cả. Tuy nhiên,
đối với những xí nghiệp lớn thì đơi khi giữ thế mạnh trên thị trường, nghĩa là họ có thể mặc cả.
Cầu về sản phẩm ngân hàng mang tính cảm tính, kinh doanh ngân hàng chủ yếu dựa trên lòng tin, lòng tin là yếu tố quyết định trong hoạt động kinh doanh của một ngân hàng, một khi lòng tin bị đánh mất thì sẽ ảnh hưởng khơng chỉ đến hoạt động kinh doanh của một ngân hàng mà sẽ ảnh hưởng đến hàng loạt các ngân hàng khác.
Các mối quan hệ trong thị trường là một dạng đặc biệt, hết sức đa dạng và phức tạp: Một ngân hàng có thể liên hệ với nhiều ngân hàng trong và ngồi nước. Trong thị trường tiền tệ, ngân hàng có thể có nhiều mối liên hệ với một khách hàng với nhiều tư cách khác nhau, chẳng hạn vừa là người đi vay, vừa là người cho vay, vừa là người tư vấn, vừa là nhà đầu tư,...
Rủi ro trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng: Nếu xảy ra thì thường rất lớn, để lại những hậu quả nghiêm trọng cho cả ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế xã hội. Sức nặng của rủi ro nhiều khi làm ngân hàng do dự khi chấp nhận những sản phẩm mới. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng gắn liền và có quan hệ mật thiết đối với hoạt động kinh doanh của khách hàng, điều này thể hiện ở chỗ: doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì doanh nghiệp mới có thể trả nợ vay cho ngân hàng, khi đó ngân hàng mới có thể tồn tại và tiếp tục cho vay. Nếu doanh nghiệp hoạt động khơng có hiệu quả, dẫn đến doanh nghiệp khơng thể trả nợ cho ngân hàng, khi đó ngân hàng dễ đi đến phá sản.
Ngân hàng hoạt động trong một môi trường pháp luật chặt chẽ: Ngân hàng phải tuân theo các quy định về giới hạn hoạt động như khung giá của sản phẩm, những ưu tiên hay hạn chế đối với một số lĩnh vực, các quy định về an toàn,...
1.2.4 Dịch vụ ngân hàng
Dịch vụ ngân hàng được chia thành hai loại và mỗi loại lại chứa đựng các dịch vụ khác nhau. Các dịch vụ của ngân hàng gồm:
Các dịch vụ truyền thống của ngân hàng: Là những dịch vụ tài chính ngân hàng mà mọi ngân hàng thường có. Những dịch vụ này gồm: thực hiện trao đổi
ngoại tệ, chiết khấu thương phiếu và cho vay thương mại, nhận tiền gửi, bảo quản vật có giá, tài trợ các hoạt động của chính phủ, cung cấp các tài khoản giao dịch, cung cấp các dịch vụ ủy thác,..
Những dịch vụ ngân hàng mới phát triển gần đây: Do sự phát triển của kinh tế xã hội và sự phát triển của công nghệ thông tin đã làm thay đổi phong cách tiêu dùng sản phẩm ngân hàng của khách hàng, họ yêu cầu những sản phẩm hiện đại, tiện lợi và đa dạng hơn,... Do đó đã hình thành một số sản phẩm mới như: Cho vay tiêu dùng, tư vấn tài chính, quản lý tiền mặt, dịch vụ thuê mua thiết bị, cho vay tài trợ dự án, bán các dịch vụ bảo hiểm, cung cấp các kế hoạch hưu trí, cung cấp các dịch vụ mơi giới đầu tư chứng khốn, cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng qua điện thoại, Internet,...
Rõ ràng, không phải tất cả mọi ngân hàng đều cung cấp nhiều dịch vụ tài chính như đã nêu ở trên, nhưng quả thật, dịch vụ ngân hàng đang tăng lên nhanh chóng. Nhiều loại hình tín dụng và tài khoản tiền gửi mới đang được phát triển, các loại dịch vụ mới như giao dịch qua Internet và thẻ thông minh đang được mở rộng và các dịch vụ mới ( như bảo hiểm và kinh doanh chứng khốn) được tung ra hàng năm. Nhìn chung, danh mục các dịch vụ đầy ấn tượng do ngân hàng cung cấp tạo ra một thuận lợi cho khách hàng. Khách hàng có thể hồn tồn thỏa mãn tất cả các nhu cầu tài chính của mình thơng qua một ngân hàng và tại một địa