.5 Nhân sự LienVietPostBank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt (Trang 54 - 61)

(Đơn vị tính: Người)

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Số lượng 467 758 1.393 1.972 2.431 2.861 Tỷ lệ tăng trưởng 62.31% 83.77% 41.56% 23.28% 17.69%

(Nguồn: Báo cáo thường niên LienVietPostBank giai đoạn 2008-2013)

Qua sáu năm hoạt động, nhân sự tại LienVietPostBank đã tăng lên sáu lần từ 467 người (năm 2008) lên 2.861 người (năm 2013). Giai đoạn 2009-2011, LienVietPostBank có tốc độ tăng nhân sự trên 40%/năm. Tỷ lệ tăng nhân sự cao này phù hợp với tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2009-2011. Từ năm 2009 đến năm 2013, tốc độ tăng nhân sự giảm dần qua các năm, nếu xét đến yếu tố tác động bởi nền suy thối kinh tế, có thể thấy LienVietPostBank vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng nhân sự cao trên 17%/năm.

Ngun nhân chính để có tốc độ tăng trưởng nhân sự cao qua các năm một phần do LienVietPostBank có lịch sử mới thành lập, mặt khác do mục tiêu có mặt tại 63/63 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Song song với tốc độ tăng trưởng số lượng nhân viên là chất lượng nhân sự. Theo báo cáo thường niên năm 2012, 2013, tỷ lệ nhân sự LienVietPostBank có trình độ trên đại học chiếm 7%, trình độ đại học chiếm 75%.

Bên cạnh trình độ học vấn, hoạt động đào tạo cũng được LienVietPostBank ưu tiên chú trọng. Theo báo cáo thường niên năm 2013, LienVietPostBank đã tổ chức 2.766 khóa học nội bộ cho 17.000 lượt cán bộ, công nhân viên.

Nhận xét: Do ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế trong giai đoạn sau khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, LienVietPostBank có điều kiện thu hút nhân tài có kinh nghiệm và trình độ cao. Bên cạnh đó là các điều kiện về cơ cấu tổ

chức, năng lực tài chính, chính sách đào tạo của LienVietPostBank đã giúp nhân sự là một trong những điểm mạnh khi so sánh với các ngân hàng đối thủ.

2.2.2.6. Hoạt động Marketing, nghiên cứu và phát triển thị trường

Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, nơi mà nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi, nơi mà các ngân hàng cạnh tranh với nhau để được khách hàng lựa chọn. LienVietPostBank thực hiện hai kế hoạch Marketing và phát triển thị trường chính như:

+ Kế hoạch phát triển thương hiệu LienVietPostBank từ nội tại: Để thực hiện kế hoạch này, LienVietPostBank đã kết hợp cùng các bên để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tiện ích cho khách hàng như: Phối hợp cùng với cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, Kho bạc để cung cấp dịch vụ đóng thuế trực tuyến; Phối hợp với công ty điện lực để cung cấp dịch vụ đóng tiền điện tại các chi nhánh, phòng giao dịch hoặc qua internet banking; Phối hợp với công ty viễn thông Quân Đội Viettel cung cấp dịch vụ trả tiền cước viễn thơng,...

LienVietPostBank hiện tại có mặt tại 37 tỉnh, thành phố trong cả nước và lên kế hoạch đến 2020, LienVietPostBank sẽ có mặt tại tất cả các tỉnh, thành phố trong toàn quốc. Mỗi chi nhánh, phòng giao dịch, máy ATM/POS của LienVietPostBank sẽ trở thành nơi để quảng bá hình ảnh của Ngân hàng.

+ Kế hoạch phát triển thương hiệu LienVietPostBank thông qua quảng cáo, truyền thông: Đối tác chiến lược của LienVietPostBank là tập đồn Bưu chính Việt Nam, qua đó LienVietPostBank có thể tiến hành đặt logo, điểm giao dịch tại các bưu cục trong cả nước.

LienVietPostBank còn tiến hành liên kết để quảng cáo hình ảnh tại các dự án của tập đoàn Him Lam, tại các sân Golf của công ty cổ phần đầu tư xây dựng Long Biên,...

Ngồi ra, LienVietPostBank cịn tham gia các chương trình cơng tác xã hội như: Chương trình khuyến học, khuyến tài “Chắp cánh ước mơ” ban đầu tại tỉnh Bắc Ninh, sau đó dần được mở ra các tỉnh như Phú Thọ, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nội, Thanh Hóa. Chương trình xây trường học tại huyện Xín Mần, Lào Cai,...

Nhận xét: LienVietPostBank đã xây dựng nhiều chương trình nhằm phát triển

hình ảnh thương hiệu LienVietPostBank. Tuy nhiên, LienVietPostBank chưa sử dụng hết các kênh truyền thông để quảng bá hình ảnh, các chương trình của LienVietPostBank vẫn chưa tạo được sự khác biệt đối với các đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, hoạt động Marketing, nghiên cứu và phát triển thị trường chưa đem lại hiệu quả, điều này tác động xấu đến sức cạnh tranh và chiến lược kinh doanh của LienVietPostBank.

2.2.2.7. Hệ thống quản lý

Để đánh giá thực trạng hệ thống quản lý, đầu tiên đi đánh giá chất lượng đội ngũ quản lý. Giai đoạn 2008-2013, kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng chịu hậu quả nặng nề từ khủng hoảng tài chính tồn cầu 2008. Trong bối cánh đó, qua Bảng 2.1 và 2.2, LienVietPostBank đã có một tốc độ tăng trưởng ấn tượng về tổng tài sản và lợi nhuận. Dựa trên lập luận đó, tác giả đánh giá cao chất lượng đội ngũ quản lý của LienVietPostBank .

Cùng với yếu tố con người, là mơ hình quản lý. Trong phụ lục 1, sơ đồ tổ chức LienVietPostBank hoạt động theo mơ hình các hội đồng, mà Tổng giám đốc chỉ là một thành viên trong hội đồng, vị trí quản lý trong hội đồng có thể do một phó chủ tịch hoặc tổng giám đốc, một phó tổng đảm nhiệm. Với một mơ hình phức tạp nên các văn bản quản lý kéo dài thời gian xử lý các nghiệp vụ. Tuy nhiên, với mơ hình này hạn chế hành động chuyên quyền, hạn chế các quyết định làm trái gây hậu quả nghiêm trọng.

Nhận xét: Dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh và tỷ lệ nợ xấu của LienVietPostBank tại Bảng 2.1, cùng với đó là những biến động kinh tế trong thời gian qua, khẳng định về chất lượng của đội ngũ quản lý của LienVietPostBank.

2.3.3. Khảo sát ý kiến đánh giá thực trạng thực hiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt

Trong quá trình thực hiện đề tài xây dựng chiến lược kinh doanh của ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt, tác giả đã thực hiện khảo sát thực tế như sau:

+ Mục tiêu của khảo sát: Nhằm thu thập dữ liệu thực tế để thực hiện đề tài xây dựng chiến lược kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt.

+ Đối tượng khảo sát: Là các đối tượng có sử dụng sản phẩm, dịch vụ của các ngân hàng.

+ Phạm vi khảo sát: Tác giả đã tiến hành phát 500 bảng câu hỏi qua các phương tiện: Email, facebook, trực tiếp tại các tổ chức: Cơng ty chứng khốn VNDirect, cơng ty cổ phần Long Biên, công ty cổ phần Him Lam, công ty cổ phần PetroLand, ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt chi nhánh Chợ Lớn và phịng giao dịch An Đơng,...

+ Thời gian khảo sát: Tác giả đã tiến hành khảo sát tại thời điểm từ 01/07/2014 đến 10/07/2014.

+ Nội dung khảo sát: Bảng câu hỏi tại phụ lục 2

+ Kết quả khảo sát: Tại phụ lục 4, kết quả khảo sát được lượng hóa theo phương thức tỷ trọng phần trăm để tác giả có được cái nhìn khách quan và dễ dàng sử dụng.

2.3.3.1. Sản phẩm dịch vụ ngân hàng

Để có được đánh giá khách quan về sản phẩm dịch vụ của LienVietPostBank, tác giả sẽ dựa vào kết quả khảo sát từ việc tổng hợp bảng câu hỏi.

Trong phụ lục 4, tại câu hỏi 11- Lý do anh/chị chưa giao dịch với NHTMCP Bưu Điện Liên Việt: Có 4% nêu ra nguyên nhân do dịch vụ của LienVietPostBank không tốt, 58% đang giao dịch với ngân hàng khác. 4% khách hàng tuy chưa giao dịch nhưng có thiện cảm khơng tốt có thể là do: người từng giao dịch đánh giá, LienVietPostBank chưa nêu bật được giá trị sản phẩm dịch vụ, sản phẩm dịch vụ LienVietPostBank không bằng với các ngân hàng khác,... con số 4% tuy ít, nhưng đây là câu hỏi về khách hàng tiềm năng, LienVietPostBank cần tăng chất lượng sản phẩm dịch vụ để giảm dần con số 4% này xuống.

Trong câu hỏi 16- Nhận xét của anh/chị về lãi suất và biểu phí hiện nay của NHTMCP Bưu Điện Liên Việt: Kết quả trung bình chiếm 44%, tỷ lệ dưới trung bình chiếm 60%. Với một tỷ lệ dưới trung bình cao, sức cạnh tranh của LienVietPostBank về mức giá của sản phẩm so với các ngân hàng khác là khó khăn.

Trong các câu hỏi 18, 19 về thời gian giải quyết hồ sơ cho vay vốn hoặc thanh toán qua ngân hàng, giao dịch tại các điểm ATM của NHTMCP Bưu Điện Liên Việt, câu trả lời tương tự những câu hỏi trên, tỷ lệ trung bình vẫn chiếm đa số, tỷ lệ từ trung bình trở xuống vẫn chiếm gần 50%. Riêng trường hợp về máy ATM, tuy LienVietPostBank có tham gia liên minh thẻ, việc giao dịch tại các điểm giao dịch ATM của các ngân hàng khác có thể thực hiện, nhưng hệ thống máy ATM của LienVietPostBank cịn ít so với các ngân hàng khác, điều này ảnh hưởng đến những khách hàng khi dùng thẻ ATM của LienVietPostBank, từ đó làm ảnh hưởng đến sức cạnh tranh về sản phẩm dịch vụ của LienVietPostBank.

Một điểm sáng trong bảng câu hỏi, trong câu 17, về dịch vụ của LienVietPostBank, có 51% đánh giá tốt.

Nhận xét: Tuy được đánh giá với tỷ lệ 51% tại mức tốt về dịch vụ, tuy nhiên

nếu xét tại ba điểm chính: Lãi suất và biểu phí, thời gian giải quyết hồ sơ vay vốn và thanh toán, giao dịch tại các điểm ATM, thì sản phẩm dịch vụ của LienVietPostBank được đánh giá ở mức trung bình với tỷ lệ đánh giá từ trung bình trở xuống chiếm tỷ lệ cao từ 50%-60%.

2.2.3.2. Thị trường hoạt động và kênh phân phối

Các câu hỏi và câu trả lời có liên quan đến vấn đề thị trường hoạt động và kênh phân phối như sau:

Tại câu hỏi 11- Lý do anh chị chưa giao dịch với ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt, ngoài 58% trả lời đang giao dịch với ngân hàng khác và 4% dịch vụ ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt khơng tốt, thì có đến 24% đánh giá vị trí khơng thuận tiện. Vị trí khơng thuận tiện ở đây là do hệ thống phân phối chưa hợp

lý, hoặc do hệ thống giao dịch vẫn chưa phân bố để đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng.

Nhận xét: Kết quả khảo sát cho kết luận giống với phần phân tích thực trạng

thực hiện chiến lược kinh doanh về thị trường hoạt động và kênh phân phối. Mạng lưới giao dịch và kênh phân phối của LienVietPostBank cần được xem xét và rà soát lại trong quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh mới.

2.2.3.3. Nhân sự

Các câu hỏi và câu trả lời liên quan đến vấn đề nhân sự:

Câu 14-Nhận xét của anh/chị về trình độ của nhân viên giao dịch, tỷ lệ đánh giá tốt chiếm 62%, tỷ lệ từ tốt trở lên chiếm 70%.

Câu 15- Nhận xét của anh/chị về thái độ phục vụ của nhân viên, tỷ lệ đánh giá tốt chiếm 65%, tỷ lệ từ tốt trở lên chiếm 78%. tốt chiếm 65%, tỷ lệ từ tốt trở lên chiếm 78%.

Câu 18- Nhận xét của anh/chị về thời gian giải quyết hồ sơ vay vốn hoặc thanh toán qua ngân hàng, câu trả lời trung bình chiếm 39%, tỷ lệ từ trung bình trở xuống chiếm 61%, một tỷ lệ cao.

Nhận xét: Khách hàng có thiện cảm tốt với nhân viên giao dịch của LienVietPostBank tại hai điểm trình độ và thái độ phục vụ. Tuy nhiên, một điểm trừ lớn tại khâu giải quyết hồ sơ và thanh toán qua ngân hàng. Vấn đề này có do nhiều nguyên nhân gây ra, do cơng nghệ, thủ tục, quy trình trong ngân hàng, nhưng cũng không thể phủ nhận một phần trách nhiệm tại các cán bộ chuyên trách.

2.2.3.4. Hoạt động Marketing, nghiên cứu và phát triển thị trường

Các câu hỏi và câu trả lời liên quan:

Câu 9: Anh/chị biết đến ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt thông qua, 35% thông qua báo, đài phát thanh, truyền hình, 29% qua sự giới thiệu của bạn bè, người thân, 12% qua thương hiệu ngân hàng, 24% là lý do khác. Lý do khác ở đây là do các chương trình liên kết LienVietPostBank phối hợp với các đơn vị mà đối tượng khảo sát có lợi ích hoặc nghĩa vụ, vì vậy các đối tượng khảo sát biết đến LienVietPostBank. Đối tượng khảo sát biết đến LienVietPostBank cao nhất

thông qua báo, đài,... các phương tiện quảng cáo. Tuy nhiên, chỉ có 12% biết đến LienVietPostBank qua thương hiệu.

Câu 10- Cá nhân anh/chị đã giao dịch với NH TMCP Bưu Điện Liên Việt chưa? Kết quả khảo sát: 56% đã giao dịch và 44% là chưa giao dịch.

Câu 12- Trong tương lai, anh/chị có muốn giao dịch với NH TMCP Bưu Điện Liên Việt không? Kết quả khảo sát: 66% là có và 34% là khơng.

Nhận xét: Dựa trên kết quả khảo sát, các chương trình LienVietPostBank đang thực hiện đã vận hành khá tốt, điều này thể hiện qua việc các đối tượng khảo sát biết đến LienVietPostBank qua các phương tiện truyền thông và người thân truyền tai nhau chiếm tỷ trọng khá cao. Tuy nhiên, việc các đối tượng khảo sát biết đến LienVietPostBank do thương hiệu chiếm tỷ trọng thấp (12%) ảnh hưởng đến quyết định giao dịch trong tương lại.

2.2.4. Xây dựng ma trận đánh giá nội bộ

Những phân tích về thực trạng thực hiện chiến lược hoạt động kinh doanh hiện tại của LienVietPostBank được sử dụng kết hợp với kết quả khảo sát để xây dựng Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) của LienVietPostBank.

Các yếu tố bên trong của ma trận IFE được lấy từ những nhân tố trong bảng khảo sát và từ những phân tích như: Chất lượng đội ngũ lãnh đạo, nhân viên có nghiệp vụ, cơ sở vật chất, Uy tín thương hiệu LienVietPostBank, sản phẩm dịch vụ đa dạng, nguồn vốn tự có, mức lãi suất và phí.

Trong IFE, ơ mức quan trọng được tính dựa trên câu hỏi số 4-Những yếu tố quan trọng để Anh/Chị đặt quan hệ giao dịch. Trong câu hỏi 4, mỗi yếu tố có 5 câu trả lời, khi tính mức quan trọng của các yếu tố, tác giả quy định điểm cho mỗi câu trả lời như trong bảng 2.6. Lần lượt tính các điểm mức độ quan trọng bằng cách nhân phần trăm các câu trả lời với điểm quy đổi tại của các câu hỏi, kết quả được trình bày trong phần phụ lục 4. Nếu lấy nhóm có điểm quy đổi thấp nhất là 0,1 và quy đổi theo tỷ lệ thì mức quan trọng các yếu tố sẽ được như trong bảng 2.7.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)