TIẾN ĐỘ ÁP DỤNG HIỆP ƢỚC VỐN BASEL VÀO QUẢN LÝ RỦ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng các tiêu chuẩn hiệp ước vốn basel để nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 68)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. TIẾN ĐỘ ÁP DỤNG HIỆP ƢỚC VỐN BASEL VÀO QUẢN LÝ RỦ

Nam

2.3.1. Thực trạng việc áp dụng Basel vào quản lý rủi ro tại các NHTM Việt Nam Tính thiết yếu của việc áp dụng Basel

Việc triển khai Hiệp ước Basel II không chỉ tác động đến nền kinh tế của những quốc gia áp dụng mà còn tác động đến ch nh hệ thống ngân hàng của quốc gia đó. Để đáp ứng được các yêu cầu của Hiệp ước Basel II với các tiêu

chuẩn quốc tế về an toàn vốn và thanh khoản, các ngân hàng sẽ hoạch định lại hoạt động kinh doanh và các chiến lược kinh doanh một cách t ch cực hơn. Trong khuôn khổ Basel II, các công cụ và phương pháp quản lý rủi ro tiên tiến được triển khai đảm bảo cho những ngân hàng có hệ thống quản trị rủi ro tốt giảm thiểu chi ph , tập trung phát triển các mảng nghiệp vụ kinh doanh mới và hiệu quả hơn trong các quyết định phân bổ nguồn vốn kinh doanh.

Triển khai Basel II giúp các ngân hàng hoạt động an toàn hơn, lành mạnh hơn do trình độ quản trị rủi ro được tăng cường, các biện pháp quản trị rủi ro, đặc biệt là mơ hình rủi ro và xếp hạng nội bộ được chủ động áp dụng, đồng thời, nguồn vốn được quản lý một cách hiệu quả hơn. Trong lĩnh vực t n dụng, các NHTM sẽ phải chuyển hướng tập trung vào đánh giá mức độ t n nhiệm của khách hàng, thay vì dựa chủ yếu vào tài sản bảo đảm.

Hơn nữa, sau khi áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn vốn và thanh khoản, ngân hàng sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn do ngân hàng hoạt động kinh doanh trong môi trường đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Ngoài ra, sau khi triển khai Basel II với các chỉ số vốn và các yêu cầu về thanh khoản, quản trị rủi ro đạt chuẩn quốc tế, các ngân hàng Việt Nam sẽ có cơ hội vươn xa ra thị trường các nước phát triển. Lúc đó, khi mở cửa thị trường tài ch nh theo cam kết gia nhập WTO, các ngân hàng Việt Nam không chỉ thu hút thêm nhà đầu tư nước ngoài mà ch nh các ngân hàng sẽ tự mình thâm nhập các thị trường phát triển và thu hút vốn tại các thị trường rộng lớn này.

Các văn bản pháp luật, hƣớng dẫn của NHNN

Hiệp ước Basel I ra đời từ năm 1988 nhưng phải 17 năm sau Việt Nam mới bắt đầu thực hiện theo Basel I với sự ra đời của hai quyết định quan trọng: quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005, quyết định này sau đó đã được thay thế bằng Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 và Thông tư 19/2010/TT-NHNN ngày 27/09/2010, về đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động cuả các TCTD; quyết định 493/2005/QD-NHNN ngày 22/04/2005 về phân

loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng trong hoạt động của các TCTD. Các quy định này nhìn chung đã theo tinh thần của Basel I, tuy nhiên mức độ vận dụng Basel I của các ngân hàng Việt Nam vẫn còn chưa đầy đủ do thiếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở dữ liệu.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008, Thủ tướng đã ban hành quyết định 254/2012/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 phê duyệt đề án cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng, trong đó đã đề cập đến định hướng và mục tiêu hoàn thành triển khai các chuẩn mực an toàn vốn theo Basel II đến năm 2015. Cụ thể, NHNN sau đó đã ban hành Thơng tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 để thay thế cho quyết định 493 và quyết định 780 (về việc phân loại nợ đã được điều chỉnh, gia hạn). So với quyết đinh 493, Thông tư 02 có rất nhiều thay đổi, và có tính tn thủ cao hơn đối với hiệp ước Basel II. Những thay đổi bao gồm: bổ sung phân loại và trích lập dự phịng cho một số tài sản; định giá tài sản đảm bảo; các khoản vay vi phạm phải bị phân loại nợ nhóm 3, các ngân hàng phải lấy thơng tin từ Trung tâm Thơng tin Tín dụng đề phân loại nợ; những quy định này giúp đánh giá chất lượng tài sản của các tổ chức tín dụng ch nh xác hơn. Thơng tư 02 lẽ ra đã có hiệu lực từ ngày 01/06/2013. Tuy nhiên, trong giai đoạn chuyển giao một mối quan ngại lớn đã được nêu lên. Nếu Thông tư 02 được áp dụng ngay, tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng thương mại sẽ tăng từ 3% đến 4% ở thời điểm hiện tại lên tới 10% đến 20% và hơn thế. Tỷ lệ nợ xấu tăng cao địi hỏi trích lập dự phịng cao hơn, và các quy định tín dụng bị thắt chặt sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng vay vốn của các doanh nghiệp và nền kinh tế. Do đó, NHNN đã quyết định hỗn việc áp dụng Thơng tư 02 đến 01/06/2014.

C ng theo lộ trình của Đề án tái cơ cấu hệ thống các tổ chức t n dụng của NHNN, đến cuối năm 2015 sẽ có 10 ngân hàng th điểm thực hiện phương pháp quản trị vốn và rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II, bao gồm BIDV, VietinBank, Vietcombank, Techcombank, ACB, VPBank, MB, Maritime Bank, Sacombank và VIB. Và đến năm 2018, 10 ngân hàng trên sẽ hồn thành việc th điểm này,

sau đó sẽ mở rộng áp dụng Basel II với các ngân hàng thương mại khác trong nước. Việc áp dụng chuẩn mực vốn Basel II sẽ tạo động lực và định hướng trong việc nâng cao năng lực quản lý rủi ro và quản lý, phân bổ vốn theo các chuẩn mực quốc tế.

Ngày 20/11/2014, NHNN đã ban hành Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an tồn hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi (Thơng tư 36). Thông tư 36 đã sửa đổi, thay thế một số nội dung cơ bản trong các quy định trước đây, bao gồm: Quyết định số 03/2008/QĐ-NHNN; Thông tư 15/2009/TT-NHNN; Thông tư 13/2010/TT- NHNN, Thông tư 19/2010/TT-NHNN và Thông tư 22/2011/TT-NHNN, tác động lớn tới hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản. Thông tư sẽ có tác động mạnh nhất làm giảm tình trạng sở hữu chéo và lợi ích nhóm thao túng trong ngành ngân hàng và q trình này có thể sẽ thúc đẩy việc bộc lộ đầy đủ hơn nợ xấu ngành ngân hàng.

Về phía các NHTM

Bên cạnh việc tuân thủ các quy định bắt buộc của NHNN, các NHTM c ng đang rất nỗ lực để hoàn thiện hơn nữa hệ thống quản trị rủi ro của ngân hàng mình cho phù hợp với điều kiện hoạt động cụ thể của mỗi ngân hàng và từng bước tiếp cận với các chuẩn mực của các Basel. Các NHTM đã chuyển từ quản lý rủi ro thụ động (với các đặc trưng: Quản lý sau đối với các hoạt động kinh doanh có phát sinh rủi ro; Đơn thuần thực hiện báo cáo các kết quả đã xảy ra) sang quản lý rủi ro chủ động (với các đặc trưng: Quản lý trước và trong quá trình của các hoạt động kinh doanh có phát sinh rủi ro; Thực hiện giám sát trong quá trình hoạt động, cảnh báo những ngưỡng rủi ro; Đưa ra các báo cáo rủi ro, phân tích rủi ro). Theo đó: (i) Các NHTM đã có bộ phận quản lý rủi ro chun biệt, ngồi việc quản lý rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, các tổ chức tài chính đã quan tâm đến rủi ro tác nghiệp, một số NHTM lớn như BIDV, VCB,

Vietinbank, Agribank, Techcombank, ACB… đã thành lập bộ phận quản lý rủi ro tác nghiệp; (ii) Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo thơng lệ quốc tế với 3 nhóm khách hàng: khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân và khách hàng là các tổ chức tín dụng. Thực hiện xếp hạng căn cứ vào các thơng tin tài chính và phi tài chính của khách hàng. Đối với mỗi hạng khách hàng, các ngân hàng có chính sách riêng, cụ thể như: ch nh sách về tiếp thị, chính sách về cấp tín dụng, chính sách về tài sản đảm bảo…

Xét về các chỉ tiêu đánh giá rủi ro

 Về hệ số an toàn vốn của hệ thống Ngân hàng Việt Nam

Nhìn chung tồn hệ thống, chỉ tiêu an toàn vốn của toàn bộ NHTM Việt Nam đạt trên mức 9%. Tuy nhiên, điều này chưa thể hiện được mức đủ vốn của hệ thống NHTM. Bởi lẽ, phần mẫu số mới chỉ xác định rủi ro tín dụng chứ chưa t nh đến rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động (rủi ro tác nghiệp). Hơn thế, theo Basel III, mẫu số còn bao gồm cả rủi ro do biến động kinh tế vĩ mơ (rủi ro có tính chu kỳ) và rủi ro chéo trong trường hợp ngân hàng hoạt động theo mơ hình tập đồn tài ch nh. Nếu xét tình huống Việt Nam thì cả hai vấn đề rủi ro có tính chu kỳ và rủi ro chéo cần được tính tới. Ngồi ra, khi đánh giá trong mối quan hệ với các NHTM trong khu vực, mức độ an toàn vốn của các NHTM Việt Nam ở mức khá thấp.

 Sở hữu chéo

Một vấn đề nổi cộm khác của ngành ngân hàng Việt Nam là vấn đề sở hữu chéo giữa các ngân hàng. Có sáu loại hình sở hữu chéo:

(1) Sở hữu của các NHTMNN và Ngân hàng nước ngoài tại các ngân hàng liên doanh

(2) Đối tác chiến lược giữa các Ngân hàng nước ngoài và NHTM

(3) Các quỹ đầu tư nắm giữ cổ phần của các NHTM (4) NHTMNN nắm giữ cổ phần của các NHTMCP (5) Các NHTMCP nắm giữ cổ phần của nhau

(6) Các công ty vốn Nhà nước, công ty tư nhân, cá nhân sở hữu cổ phần của các NHTMCP

Tình trạng sở hữu chéo giữa các ngân hàng Việt Nam hiện tại là kết quả của ba mốc quan trọng: quy định nâng mức vốn tối thiểu lên 1.000 tỷ đồng năm 2006, nâng vốn tối thiểu lên 3.000 tỷ đồng năm 2008, và đề án cải cách hệ thống ngân hàng giai đoạn 2011-2015 hiện tại. Quá trình này đã khiến cho các Ngân hàng liên kết với nhau để đáp ứng các yêu cầu về vốn. Sở hữu chéo mang đến những hậu quả nghiêm trọng. Thứ nhất, khi các Ngân hàng liên kết với nhau thông qua sở hữu chéo, sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng có xu hướng giảm sút. Thứ hai, rủi ro hệ thống sẽ tăng lên. Thứ ba, sở hữu chéo tạo điều kiện cho các ngân hàng cho vay thiếu thận trọng, đầu tư vốn vào những dự án rủi ro và thiếu minh bạch mà chủ sở hữu của những dự án này chính là cổ đơng lớn của Ngân hàng và các tổ chức sân sau của họ. Thêm vào đó, có một số cổ đông lớn đã vay tiền từ ngân hàng để mua cổ phần của ch nh ngân hàng đó. Nói cách khác, những cổ đơng này đã dùng địn bẩy tài ch nh để góp vốn ảo, che dấu mức vốn thực, phóng đại các chỉ tiêu an toàn vốn của ngân hàng.

 Về tỷ lệ nợ xấu

Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2004 – tháng 3/ 2015

Mặc dù NHNN đã ban hành các quy định và hướng dẫn về phương pháp đánh giá rủi ro tín dụng nhất quán với các nguyên tắc của Basel dựa trên các chỉ tiêu đánh giá định lượng và định tính, tuy nhiên các ngân hàng vẫn có cách để che giấu mức độ nợ xấu thực sự. Cách thức che giấu nợ xấu phổ biến nhất là phân loại đa số các khoản cho vay có rủi ro cao vào nhóm nợ cần chú ý (nhóm 2, một nhóm ngay trước nhóm nợ xấu).

Năm 2011, Tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập, Fitch Ratings, nói rằng mức độ thực sự của nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam còn cao hơn rất nhiều so với con số được các ngân hàng báo cáo, lên đên 15 đến 20%, và con số được báo cáo không phản ánh được tình trạng khó khăn của Việt Nam c ng như chất lượng tín dụng của các ngân hàng. Đứng trước tình hình đó, NHNN đã thành lập Công ty Quản lý tài sản (VAMC) để giải quyết vấn đề nợ xấu.

Nhờ vào hoạt động xử ly nợ xấu tich cực của các ngân hàng và sự hỗ trợ to lớn của VAMC, tỷ lệ nợ xấu theo công bố của cơ quan giám sát thuộc NHNN ở mức 4,8% cho năm 2014, giảm so với các mức 5,7% và 6,0% năm 2013 và 2012.

Biểu đồ 2.5.: Xử lý nợ xấu qua VAMC (đơn vị: 1000 tỷ VNĐ)

Nguồn: Tác giả tính tốn từ thông tin do VAMC công bố trên website

http://sbvamc.com.vn/ Tóm lại, mơ hình VAMC đã chuyển một khối lượng lớn nợ xấu ra khỏi bảng cân đối kế tốn của các NHTM. Ít nhất là nó c ng đã là sáng tỏ hơn thực trạng nợ xấu.

Nhiều khoản nợ xấu được các NHTM chuyển cho thực ra trước đó khơng hề được báo cáo là nợ xấu. Tuy nhiên, hầu hết số nợ xấu này vẫn nằm nguyên đó. Với cơ chế này, NHTM và VAMC đều khơng có động cơ khuyến khích thu hồi hay bán nợ xấu ngay. Nhưng theo đúng chủ định của NHNN, các NHTM có 5 năm để trích lập dự phịng rủi ro hết cho khoản nợ xấu này nếu không thu hồi được. Đó ch nh là giải pháp mua thời gian để xử lý nợ xấu và phụ thuộc vào khả năng sinh lợi trong hoạt động kinh doanh của NH từ 2013 đến 2018.

Tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn dùng để tài trợ cho vay trung dài hạn

Các khoản cho vay tại các ngân hàng Việt Nam được phân chia theo kỳ hạn gồm các khoản vay ngắn hạn, vay trung hạn, vay dài hạn; trong đó, tỷ trọng các khoản vay trung dài hạn chiếm khoảng 40% tổng dư nợ. Trong khi đó, nguồn vốn của các ngân hàng chủ yếu là từ tiền gửi của dân cư và tổ chức kinh tế, tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi ngắn hạn. Tỷ trọng các khoản huy động trung và dài hạn chỉ chiếm 16% tổng huy động. Bởi vậy, rõ ràng toàn bộ hệ thống ngân hàng phải sử dụng khoảng 20-25% nguồn vốn ngắn hạn cho các khoản vay trung và dài hạn. Sự bất cân xứng về kỳ hạn này dẫn đến các rủi ro về thanh khoản cho hệ thống ngân hàng Việt Nam.

 Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động (Loans to Deposit_LTD rate %) Tỷ lệ cho vay trên huy động (LDR %) bình quân trong thời gian qua luôn ở mức cao, trên 90%, đi kèm với tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn dùng để tài trợ cho vay trung dài hạn ở mức 20-25% nêu ở trên có thể dễ dàng đẩy hệ thống ngân hàng Việt Nam rơi vào khủng hoảng thanh khoản nếu như thị trường có những biến động là khách hàng rút tiền gửi đột ngột ra khỏi hệ thống ngân hàng.

2.3.2. Phân tích những hó hăn trong việc áp dụng các quy định Basel vào quản lý rủi ro tại các NHTM Việt Nam

Theo kết quả “Khảo sát về ngành Ngân hàng Việt Nam 2013” của KPMG, tất cả các ngân hàng đều chỉ ra rằng cịn nhiều khó khăn khi triển khai áp dụng Hiệp ước

Basel II. Hai khó khăn được nhắc đến nhiều nhất là chi ph triển khai Hiệp ước Basel II (85%) và thiếu dữ liệu lịch sử (78%)

Về cơ sở dữ liệu

Hệ thống công nghệ ngân hàng lõi (core banking system) tại các ngân hàng có quá nhiều hệ thống khác nhau đang cùng được đầu tư như Flexcube của Oracle, T24 của Temenos... thậm ch có ngân hàng cịn có những kho dữ liệu khác ngồi core như excel, file hồ sơ nên có thể dẫn đến các báo cáo chiết suất rời rạc, chưa ch nh xác, không được kiểm duyệt và cập nhật thường xuyên.

Hơn nữa, dữ liệu chưa được nhiều ngân hàng ở nước ta chú trọng thu thập và quản trị một cách có hệ thống trong suốt thời gian dài. Trong khi, yêu cầu tối thiểu độ dài dữ liệu cho một số mơ hình phân t ch là 3 năm (ngoại trừ phương pháp tiêu chuẩn không yêu cầu thời gian lịch sử dữ liệu). Do đó, việc xây dựng hệ thống và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng các tiêu chuẩn hiệp ước vốn basel để nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)