Mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tài chính vi mô đến giảm nghèo ở vùng nông thôn của huyện thủ thừa, tỉnh long an (Trang 40)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Mơ hình nghiên cứu

Từ lý thuyết phương pháp PSM đã trình bày nêu trên, tác giả sử dụng mơ hình logit để tính tốn mơ hình tham gia chương trình vay tín dụng vi mơ bán chính thức. Trong đó biến độc lập là những nhân tố có thể ảnh hưởng đến khả năng tham gia vào dự án của cả hai nhóm .

Logit = β0 + β1sexhead + β2agehead + β3educhead + β4farmsize + β5capital + β6lnland + β7total_labor + β8dependents + β9lincome + β10careerhead

* Biến phụ thuộc là mfsf, nhận giá trị 0 cho hộ khơng tham gia vay tín dụng vi

mơ bán chính thức, nhận giá trị 1 cho hộ có tham gia dự án vay tín dụng vi mơ bán chính thức.

* Các biến độc lập (các đặc điểm quan sát được của 2 nhóm đối tượng)

- Biến sexhead giới tính của chủ hộ, là một biến giả. Biến sexhead bằng 1 khi chủ hộ là nữ, bằng 0 nếu là nam. Có nhiều tranh luận về ảnh hưởng của giới tính đến khả năng vay vốn vì một số học giả cho rằng nữ giới thường bị phân biệt đối xử nên sẽ bị hạn chế tiếp cận tín dụng, cũng có một số nhà nghiên cứu khẳng định ngược lại, đặc biệt là đối với các tổ chức TCVM bán chính thức đối tượng họ hướng đến thường là phụ nữ và trẻ em.

- Biến agehead được tính bằng số tuổi của chủ hộ. Chủ hộ lớn tuổi có thể được tin cậy nhiều hơn, do đó khả năng vay được vốn cao hơn. Nhưng khi số tuổi vượt q một mức nào đó thì niềm tin của các tổ chức TCVM sẽ giảm dẫn đến khả năng tiếp cận tín dụng càng giảm.

- Biến educhead trình độ học vấn của chủ hộ, được đo lường bằng số năm đi

học. Trình độ học vấn càng cao có nhiều hiểu biết về các thủ tục vay vốn nên khả năng được vay vốn sẽ cao hơn.

mfsf = 1 mfsf = 0

- Biến farmsize đo lường bằng số lượng các thành viên trong một hộ gia đình. Kích thước hộ gia đình lớn hơn, vốn xã hội của gia đình cao hơn nên khả năng tiếp cận tín dụng sẽ tăng. Mặt khác, kích thước hộ gia đình lớn thì chi tiêu nhiều hơn nên có rủi ro khơng trả được nợ đúng hạn.

- Biến capital là vốn tự có của hộ gia đình, nếu hộ gia đình biết tích lũy thì khả năng tiếp cận tín dụng càng cao. Nhận giá trị 1 là hộ gia đình có tích lũy vốn để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, nhận giá trị 0 là ngược lại.

- Biến hhland là đất đai của hộ gia đình, đất đai là một yếu tố quan trọng đối

với hộ gia đình khu vực nơng thơn (m2).

- Biến total_labor là số lao động tạo ra thu nhập trong hộ gia đình, nếu số lao động trong gia đình khơng có việc làm hoặc việc làm khơng ổn định thì khả năng được vay để làm kinh tế càng cao.

- Biến dependents, là số người phụ thuộc hay còn gọi là số người ăn theo, nếu

số người phụ thuộc càng thấp thì khả năng được vay tín dụng càng cao.

- Thu nhập của hộ gia đình income là tổng thu nhập của hộ gia đình trong 1

năm (12 tháng). Thông thường, đối tượng vay của các tổ chức TCVM bán chính thức là những hộ gia đình có thu nhập thấp (triệu đồng).

- Biến careerhead là nghề nghiệp của chủ hộ. Thông thường, đối tượng vay

của các tổ chức TCVM bán chính thức là những hộ gia đình thuộc khu vực nông thôn, nghề nghiệp chủ yếu là nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt...). Nhận giá trị 1 nếu nghề nghiệp của chủ hộ là ngành nghề nông nghiệp, nhận giá trị 0 là các nghề khác.

3.1 Bảng tóm tắt mơ tả các biến. Tên biến Dấu kỳ vọng của hệ số hồi quy Mô tả biến

mfsf Biến giả, = 1 nếu hộ gia đình có tiếp cận tín dụng bán

chính thức, = 0 là ngược lại

sexhead +/- Biến giả, = 1 nếu chủ hộ là nữ , = 0 nếu chủ hộ là nam

agehead + Số tuổi của chủ hộ

educhead + Số năm đi học của chủ hộ

farmsize + Số thành viên trong hộ gia đình

capital + Hộ gia đình có tích lũy vốn

hhland + Biến giả, = 1 nếu hộ có đất, = 0 ngược lại

total_labor + Số lao động tạo ra thu nhập trong hộ gia đình dependents - Số người phụ thuộc hay còn gọi là số người ăn theo

income - Tổng thu nhập của hộ gia đình trong 1 năm

careerhead + Biến giả, = 1 nếu nghề nghiệp của chủ hộ là nông nghiệp, = 0 ngược lại

3.3. Dữ liệu

Tác giả đã thực hiện thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu thứ cấp và sơ cấp khác nhau.

Dữ liệu thứ cấp là các báo cáo về TCVM bán chính thức của các Quỹ và các tổ chức phi chính phủ được cơng bố rộng rãi có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Dữ liệu sơ cấp được thu thập và xử lý trên phần mềm Stata. Cuộc điều tra được tiến hành tại 03 xã Bình An, Nhị Thành, Mỹ Thạnh của huyện Thủ Thừa. Tại 03 xã này đều triển khai dự án của tổ chức TCVM bán chính thức cho người nghèo, người có thu nhập thấp mà chưa được tiếp cận tín dụng. Lý do chọn huyện Thủ Thừa là vì: thứ nhất, trong huyện số hộ gia đình tham gia vay vốn từ dự án và những hộ không tham gia vay vốn đủ cho mẫu đại diện; thứ hai, đối với phương pháp PSM thì nên chọn cùng địa bàn để độ chính xác cao hơn.

Bảng câu hỏi phỏng vấn được thực hiện trực tiếp tại hiện trường. Bảng câu hỏi được thiết kế tương tự cho khách hàng thuộc nhóm tham gia dự án (nhóm can thiệp) và khơng tham gia dự án (nhóm đối chứng), bao gồm 3 phần (1) thơng tin về hộ gia đình, (2) tình hình sản xuất và thu nhập của hộ, (3) thông tin về vay vốn của hộ. Phần (1) và (2) được thực hiện nhằm tìm ra các đặc điểm quan sát của 2 nhóm, phần (3) thực hiện để phục vụ cho phần thống kê mô tả.

Phỏng vấn thử 10 hộ, trong đó có 7 chủ hộ là nữ, 1 hộ có 9 năm đi học, 3 hộ có 5 năm đi học và 6 hộ biết đọc, biết viết (số năm đi học là 0), 3 hộ có thu nhập khá, 5 hộ có thu nhập trung bình và 2 hộ thuộc diện hộ nghèo. Sau khi phỏng vấn thử, tác giả đã điều chỉnh lại bảng câu hỏi cho phù hợp, cụ thể trình độ học vấn của chủ hộ chỉnh lại đo lường bằng số năm đến trường. Mặt khác, điều chỉnh cách dùng từ trong bảng câu hỏi cho phù hợp với trình độ học vấn của hộ dân.

Tác giả tiến hành phỏng vấn các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân có thu nhập thấp để tìm các đặc điểm kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự tham gia hay không tham gia chương trình tín dụng vi mơ bán chính thức của hộ.Tiếp đến luận văn sử dụng các kỹ thuật so sánh để xác định TCVM bán chính thức có tác động làm tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống của hộ gia đình hay khơng. Cụ thể, tiến hành khảo sát 355 hộ gia đình, trong đó 182 hộ gia đình có tham gia vay tín dụng, mục đích vay là để sản xuất, kinh doanh, buôn bán nhỏ...để tạo thu nhập, phát triển kinh tế gia đình và 173 hộ gia đình khơng tham gia. Tuy nhiên, qua khảo sát đã loại bỏ 04 hộ thuộc nhóm can thiệp (02 hộ vay thêm nguồn vốn từ NHCSXH, 02 hộ mục đích vay không rõ ràng). Tổng mẫu khảo sát để tiến hành chạy mơ hình là 351 hộ (trong đó 178 hộ gia đình tham gia và 173 hộ gia đình khơng tham gia chương trình tín dụng vi mơ). Những hộ gia đình được chọn có cùng những khuyến khích về kinh tế để đáp ứng yêu cầu của phương pháp PSM.

Tóm tắt chương 3. Phương pháp nghiên cứu là rất quan trọng cho một nghiên cứu khoa học, trên cơ sở nhận dạng, định hình đề tài, bắt buộc phải phân chia bố cục nội dung, sắp xếp từng giai đoạn, bước đi cụ thể tránh trùng lắp hay bỏ sót vừa lãng phí vừa khơng chính xác. Đối tượng nghiên cứu quy định phương

pháp nghiên cứu, do đó việc lựa chọn phương pháp là rất cần thiết vì khơng thể có một kết quả đúng từ một phương pháp sai, cho nên để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra tác giả chọn phương pháp thống kê, mô tả kết hợp sử dụng phương pháp định lượng, cụ thể là phương pháp PSM để tính tốn và kiểm định tín dụng vi mơ bán chính thức tác động như thế nào đến thu nhập của hộ gia đình. Bên cạnh đó, trong chương này tác giả cũng đã mô tả chi biết dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu. Đối với dữ liệu thứ cấp, tác giả sử dụng số liệu từ các báo cáo của các tổ chức đã được công bố rộng rãi nhằm phục vụ cho phương pháp thống kê, mô tả. Đối với dữ liệu sơ cấp tác giả đã tiến hành điều tra, khảo sát tại địa bàn nghiên cứu thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn.

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Thực trạng hoạt động TCVM bán chính thức tại tỉnh Long An 4.1.1. Kết quả đạt được 4.1.1. Kết quả đạt được

Ở hầu hết các nước trên thế giới, các tổ chức phi chính phủ là những người tiên phong trong phong trào tín dụng vi mơ. Ở Việt Nam nói chung, tỉnh Long An nói riêng thì phong trào này được triển khai thơng qua bộ máy của các tổ chức chính trị - xã hội đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng như Hội Liên hiệp Phụ nữ, Liên đoàn Lao động, Hội Nơng dân, Đồn Thanh niên,... Những tổ chức này đã phối hợp với các tổ chức phi chính phủ nước ngồi triển khai hoạt động TCVM nhằm mở rộng cơ hội tiếp cận với dịch vụ tài chính cho người nghèo. Trong giai đoạn đầu, sự gắn kết giữa các tổ chức phi chính phủ với các tổ chức chính trị - xã hội đã mang lại nhiều cơ hội phát triển cho TCVM bán chính thức, bởi chính mạng lưới rộng khắp của các tổ chức chính trị - xã hội đã giúp cho các tổ chức phi chính phủ tiếp cận dễ dàng hơn với người nghèo, hiểu được khách hàng của mình là ai, đời sống của họ ra sao, từ đó đưa ra các hình thức dịch vụ tín dụng thích nghi, làm cho TCVM lan rộng tới những xã nghèo nhất. Bên cạnh đó, các tổ chức phi chính phủ cũng tận dụng được nguồn nhân lực dồi dào và nhiều kinh nghiệm từ các tổ chức chính trị - xã hội như cán bộ Hội Phụ nữ, địa phương hiểu rất rõ về địa phương mình, lại có uy tín và ln quan tâm, đơn đốc khách hàng; sự gắn kết này cịn giúp cho các tổ chức phi chính phủ mở rộng những khóa học hướng dẫn kỹ thuật, phổ biến kinh nghiệm làm ăn hiệu quả cho người nghèo.

Đa số các tổ chức TCVM bán chính thức do các tổ chức chính trị - xã hội quản lý và thực hiện. Theo thống kê khơng đầy đủ thì trên địa bàn tỉnh Long An có rất nhiều tổ chức phi chính phủ hỗ trợ hoạt động tín dụng vi mô, riêng Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Long An đang quản lý khoảng 09 dự án (Heifer, Caritas, VRE, Oxfam, Đại sứ quán Anh, Habitat, Consortium, BAT, Đông Tây hội ngộ...) ngồi ra cịn có Quỹ hỗ trợ nơng dân, Quỹ CEP đang hoạt động có hiệu quả.

4.1.2. Tồn tại, hạn chế

Chính bởi sự liên kết chặt chẽ giữa các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức chính trị - xã hội đã làm cho các tổ chức này hay các Quỹ hỗ trợ gặp nhiều khó khăn trong việc tách ra trở thành tổ chức TCVM độc lập, hoạt động thiếu linh hoạt, làm cho họ chưa đáp ứng được với các quy định pháp lý mới và chưa sẵn sàng để đối mặt với những thách thức trong tương lai. Chẳng hạn, Quỹ CEP thuộc Liên đoàn Lao động, vì vậy cơ cấu tổ chức hay chính sách hoạt động , chiến lược của CEP đều phải được phê duyệt của lãnh đạo Liên đoàn Lao động, điều này làm cho CEP bị thụ động trong chính các hoạt động phát triển của mình, thiếu sự linh hoạt trong cải tiến sản phẩm và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và khơng có khả năng huy động các nguồn lực cần thiết đủ để đầu tư vào kết cấu hạ tầng và con người. Hay nguồn vốn do các tổ chức phi chính phủ giao cho Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh quản lý, việc sử dụng những cán bộ Hội lúc đầu đã mang lại hiệu quả cao trong việc tiếp cận khách hàng, song những cán bộ này thường khơng có chun mơn về lĩnh vực tài chính, ngân hàng hay TCVM, họ thiếu những kỹ năng phù hợp để điều hành, quản lý một tổ chức tín dụng vi mơ. Xét về lâu dài thì các tổ chức tín dụng cần cán bộ có năng lực, chuyên trách và có nghiệp vụ chuyên ngành phù hợp với TCVM.

Mặt khác, sự gắn kết chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội thì TCVM được xem là chương trình phúc lợi xã hội do Chính phủ hỗ trợ hơn là các tổ chức hoạt động theo hướng phát triển kinh tế. Kể cả những người làm chính sách vẫn coi TCVM là hoạt động nhân đạo, chưa nhận thức đúng TCVM là một phần của ngành tài chính, vì vậy chưa tạo điều kiện để TCVM hoạt động mang tính chuyên nghiệp.

TCVM bán chính thức thường tập trung ở nơng thơn hơn là thành thị. Đại đa số khách hàng của các tổ chức TCVM là ở khu vực nông thôn, bởi vì người nghèo, người thu nhập thấp thường tập trung ở vùng nông thôn. Phần lớn thu nhập của người nghèo từ nông nghiệp với điều kiện nguồn lực rất hạn chế, trình độ tay nghề thấp, ít có khả năng tiếp cận với công nghệ, kỹ thuật tiên tiến... để chuyển sang ngành nghề phi nơng nghiệp có thu nhập cao hơn. Phụ nữ nghèo lao động nhiều thời gian hơn nhưng thu nhập thấp hơn, đa phần họ khơng có quyền quyết định trong gia

đình và cộng đồng, do đó ít có cơ hội tiếp cận các nguồn lực và lợi ích do chính sách mang lại. Hiện nay, người dân đã có thể dễ dàng tiếp cận các dịch vụ tín dụng chính thức. Tuy nhiên, những hộ nghèo khơng có tài sản thế chấp thì vẫn khó tiếp cận được hệ thống tín dụng chính thức này. Do tâm lý e ngại, khơng biết chữ nên người nghèo, nhất là nữ chủ hộ nghèo rất ngại khi tiếp cận với ngân hàng. Chính sự liên kết với các tổ chức chính trị - xã hội đã giúp các tổ chức TCVM giảm thiểu được chi phí hoạt động thơng qua việc sử dụng cơ cấu hiện hành thay vì xây dựng một mạng lưới chi nhánh hoặc mạng lưới phân phối có chi phí cao, từ đó giúp họ dễ tiếp cận với những đối tượng khó khăn này.

4.1.3. Tổ chức cung cấp tín dụng vi mơ bán chính thức tại tỉnh Long An 4.1.3.1. Quỹ trợ giúp vốn làm ăn cho người nghèo (CEP) 4.1.3.1. Quỹ trợ giúp vốn làm ăn cho người nghèo (CEP)

Được thành lập bởi Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 11/1991 nhằm mục đích giúp những người nghèo, đa số là phụ nữ tạo việc làm cho chính họ và làm giảm bớt số người thất nghiệp. Người được cung cấp tín dụng phải trả nợ hàng tuần và đồng thời phải gửi vào quỹ mỗi tuần một số tiền tiết kiệm bắt buộc.Khi có nhu cầu cấp thiết thì người vay có thể xin vay lại cho tới 2/3 số tiền mình tiết kiệm được. Phần lớn những người vay từ Quỹ CEP để chăn nuôi, buôn bán nhỏ...để kiếm thêm thu nhập.

Tỉnh Long An có 3 chi nhánh được đặt tại Thành phố Tân An, huyện Đức Hịa và huyện Cần Đước. Tính đến cuối năm 2014 , tổng dư nợ của CEP Long An là 172,838 tỷ đồng, doanh số phát vay 390,416 tỷ đồng, với 37.548 lượt người vay. Sản phẩm tín dụng chủ yếu là cho vay tăng thu nhập, đối tượng là công nhân viên và nhân dân lao động với mức vay cao nhất hiện nay là 30 triệu đồng (tháng 11/2014), lãi suất cho vay cũng được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tài chính vi mô đến giảm nghèo ở vùng nông thôn của huyện thủ thừa, tỉnh long an (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)