Bảng thống kê mơ tả các biến trong mơ hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của cú sốc chính sách tiền tệ đến các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế việt nam (Trang 62 - 64)

Mẫu nghiên cứu của đề tài có tổng cộng 72 quan sát, kích thước mẫu nhỏ, nhưng vẫn phù hợp cho việc thiết lập mơ hình SVAR (đã có khơng ít nghiên cứu trên thế giới theo hướng tiếp cận SVAR với kích thước mẫu nhỏ).

Qua thống kê mô tả cho thấy các chuỗi số liệu GDP và EXC sau khi được xử lý qua phép toán lấy log đã cho ra chuỗi GAP và LEXC khơng cịn lệch q lớn về mặt giá trị tuyệt đối so với các chuỗi số liệu khác, điều này thuận lợi cho việc ước lượng các tham số trong mơ hình. Hầu hết các biến có giá trị độ lệch chuẩn nhỏ.

3.5 Trật tự sắp xếp biến trong mơ hình SVAR

Thơng thường, khi lựa chọn hướng tiếp cận SVAR, các nhà nghiên cứu khá quan tâm đến trật tự sắp xếp các biến trong mơ hình, vì trật tự này có thể ảnh hưởng đến kết quả đầu ra của hàm phản ứng xung. Trong mục 3.2.2 của đề tài, tác giả đã trình bày định dạng SVAR theo trật tự các biến GAP → INF → LEXC → INT, trật tự được đề xuất bởi Leu (2011). Qua hình 2.12 – biểu diễn mối liên hệ giữa nguyên tắc chính sách với cơ chế truyền dẫn, trật tự GAP → INF → LEXC → INT thể hiện chiều tác động nhân quả từ yếu tố sản lượng đến các nguyên tắc chính sách. Để kiểm tra xem trật tự như vậy có phù hợp với số liệu của Việt Nam hay không, tác giả cũng đã thực hiện ước lượng mơ hình SVAR theo một trật tự khác nhằm so sánh đối chiếu, INT → INF → LEXC → GAP, trật tự này thể hiện chiều quan hệ nhân quả từ nguyên tắc chính sách thơng qua các kênh truyền dẫn đến sản lượng của nền kinh tế. Kết quả ước lượng cho thấy, ở cả hai trật tự sắp xếp biến kể trên, tất cả các tham số cấu trúc sâu là đồng nhất và các hàm phản ứng xung tương tự nhau, tức trật tự sắp xếp các biến trong mơ hình của đề tài khơng ảnh hưởng đến kết quả đầu ra. Như vậy, việc sắp xếp các biến trong mơ hình theo trật tự GAP → INF → LEXC → INT có thể chấp nhận được cho trường hợp Việt Nam.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Kiểm tra tính dừng cho các chuỗi số liệu

Một yêu cầu tiên quyết cho các chuỗi số liệu khi đưa vào ước lượng mơ hình VAR là các chuỗi số liệu phải dừng. Do đó, trước tiên tác giả sẽ thực hiện kiểm định xem các chuỗi số liệu đã dừng hay chưa. Để kiểm định tính dừng, tác giả sử dụng kiểm định nghiệm đơn vị lần lượt cho các chuỗi số liệu: Lỗ hổng sản lượng (GAP), lạm phát trong nước (INF), tỷ giá hối đoái VND/USD (LEXC), lãi suất tiền gửi (INT), chỉ số giá tiêu dùng nước ngoài (CPI_US) và lãi suất Quỹ Liên Bang Mỹ (FED).

Phép kiểm định này có giả thuyết H0: Chuỗi số liệu có nghiệm đơn vị (Tức không dừng). Dựa vào giá trị P-value của phép kiểm định để chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết H0. Với chuỗi số liệu LEXC, P-value = 0.9755 > 0.05, nên với mức ý nghĩa 5%, giả thuyết H0 được chấp nhận. Hay chuỗi số liệu LEXC khơng dừng.

Hình 4.1: Kiểm định nghiệm đơn vị cho chuỗi tỷ giá hối đối

Vì chuỗi LEXC khơng dừng, nên tác giả thực hiện lấy sai phân bậc 1 cho chuỗi LEXC và tiếp tục kiểm định xem chuỗi đã dừng hay chưa. Kết quả cho thấy với P-value = 0.0343 < 0.05, nên có thể kết luận chuỗi LEXC đã dừng khi lấy sai phân bậc 1.

Thực hiện kiểm định tương tự cho các chuỗi số liệu khác, kết quả kiểm định cho thấy: hầu hết các chuỗi số liệu đều khơng dừng (tức có nghiệm đơn vị). Sau khi lấy sai phân bậc 1, các chuỗi đều đạt trạng thái dừng. Như vậy, trước khi đưa các chuỗi số liệu vào ước lượng mơ hình, tác giả sẽ thực hiện lấy sai phân bậc 1 cho tất cả các chuỗi. Level 1st difference Intercept Trend and

intercept None Intercept

Trend and intercept None GAP 0.0000* 0.0000* 0.0000* 0.0001* 0.0000* 0.0000* INF 0.9865 0.5623 0.9987 0.0051* 0.0026* 0.0043* LEXC 0.9532 0.2476 0.9755 0.0000* 0.0001* 0.0343** INT 0.3549 0.6715 0.3013 0.0000* 0.0000* 0.0000* CPI_US 0.6263 0.9683 1.0000 0.0000* 0.0000* 0.0589*** FED 0.2294 0.1619 0.0495** 0.0073* 0.0347** 0.0005*

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của cú sốc chính sách tiền tệ đến các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế việt nam (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)