Các loại đánh giá CIPP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác quản lý nghiên cứu khoa học tại thành phố cần thơ thông qua nhu cầu của nhà nghiên cứu và hiệu quả quản lý (Trang 28 - 30)

2.2 Mơ hình CIPP

2.2.2 Các loại đánh giá CIPP

Trong đánh giá theo mơ hình CIPP, có hai hình thức đánh giá: đánh giá hình thành và đánh giá tổng kết. Hai hình thức đánh giá này đều có 4 loại đánh giá: đánh giá bối cảnh, đánh giá đầu vào, đánh giá quá trình, đánh giá sản phẩm. Tuy nhiên,

đánh giá hình thành được sử dụng khi cần xem xét cải tiến một chương trình, cịn đánh giá tổng kết được sử dụng để đánh giá sự thành cơng hay thất bại của chương trình đó (Tan et al., 2010).

Một đánh giá hình thành được sử dụng khi xem xét việc cải tiến chương trình, cần một khoảng thời gian để đánh giá và so sánh mức độ ảnh hưởng, kết quả của việc cải tiến đối với chương trình (Trong đó, đánh giá bối cảnh được sử dụng để lựa chọn mục tiêu. Đánh giá đầu vào được sử dụng để sửa đổi kế hoạch. Đánh giá quá trình được sử dụng để hướng dẫn việc thực hiện kế hoạch. Đánh giá sản phẩm được sử dụng để cung cấp cho việc kiểm tra đánh giá). Còn đánh giá tổng kết thường được sử dụng vào cuối chương trình (đánh giá hồi cứu), để đánh giá kết quả thực hiện chương trình.

Mơ hình CIPP đã được nhiều nhà nghiên cứu và nhóm nghiên cứu trên thế giới áp dụng để đánh giá hiệu quả trong nhiều lĩnh vực. Một nghiên cứu của Guili Zhang (Đại học East Carolina) xác định được khoảng 200 nghiên cứu liên quan đến đánh giá CIPP, các bài báo, luận án tiến sĩ ở nhiều quốc gia và nhiều lĩnh vực. Zhang nhận thấy mơ hình đã được áp dụng trong 134 luận án tiến sĩ tại 81 trường đại học liên quan đến 39 mơn học. Trong mẫu trích dẫn gồm 55 nghiên cứu (trong số các nghiên cứu được cơng bố) sử dụng mơ hình CIPP thuộc các ngành như nông nghiệp, hàng không; kinh doanh; giao dịch; giáo dục từ xa; tiểu học, giáo dục trung học và đại học; chăm sóc sức khỏe; hoạt động từ thiện; tâm lý học; tôn giáo; xã hội học (Stufflebeam and Coryn, 2014).

Như vậy, mơ hình CIPP đã được sử dụng rất phổ biến. Tuy nhiên, tại Việt Nam, trong lĩnh vực quản lý nghiên cứu khoa học thì chưa thấy có nghiên cứu đánh giá dựa trên mơ hình này.

Trong luận văn này, lý thuyết về mơ hình CIPP với phương pháp đánh giá tổng kết sẽ được sử dụng để đánh giá công tác quản lý nghiên cứu khoa học tại thành phố Cần Thơ trong giai đoạn 2011-2015.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác quản lý nghiên cứu khoa học tại thành phố cần thơ thông qua nhu cầu của nhà nghiên cứu và hiệu quả quản lý (Trang 28 - 30)