Áp dụng mơ hình CIPP vào đánh giá cơng tác quản lý nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác quản lý nghiên cứu khoa học tại thành phố cần thơ thông qua nhu cầu của nhà nghiên cứu và hiệu quả quản lý (Trang 39)

Nghiên cứu sử dụng phân tích theo mơ hình CIPP của Daniel Stufflebeam để đánh giá công tác quản lý NCKH tại thành phố Cần Thơ. Áp dụng phương pháp đánh giá tổng kết (hồi cứu) với bốn giai đoạn đánh giá gồm: đánh giá bối cảnh, đánh giá đầu vào, đánh giá quá trình và đánh giá kết quả.

Các nội dung đánh giá công tác quản lý NCKH tại thành phố Cần Thơ, giai đoạn từ 2011-2015 qua bốn bước sau:

- Đánh giá bối cảnh: Phân tích các mục tiêu, các ưu tiên trong lĩnh vực KH&CN tại thành phố Cần Thơ về Chương trình nghiên cứu và triển khai ứng dụng

các công nghệ trọng điểm và Chương trình nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đời sống, xã hội, mơi trường và an ninh quốc phịng.

- Đánh giá đầu vào: Phân tích, đánh giá kế hoạch để thực hiện mục tiêu dựa trên số lượng đề xuất nhiệm vụ và số lượng nhiệm vụ được xác định (phê duyệt) hàng năm.

- Đánh giá q trình: Phân tích, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hàng năm thông qua số lượng hồ sơ nộp đề xuất thực hiện nhiệm vụ và số lượng nhiệm vụ (ĐTDA) được triển khai thực hiện hàng năm. Từ đó, tính tốn và phân tích, đánh giá 4 chỉ tiêu liên quan: tỷ lệ giải ngân, tỉ lệ thanh tốn, tỷ lệ nghiệm thu khơng gia hạn, tỉ lệ xếp loại nghiệm thu.

- Đánh giá sản phẩm: Đánh giá việc hoàn thành và chưa hoàn thành của giai đoạn 2011-2015 (so với các mục tiêu).

Nội dung và phương pháp thực hiện mơ hình đánh giá có thể tóm tắt theo bảng 3.1

Bảng 3.1: Tóm tắt nội dung và phương pháp đánh giá theo mơ hình CIPP

Chỉ tiêu Bối cảnh Đầu vào Quá trình Sản phẩm

Nội dung

Phân tích, đánh giá các mục tiêu, các ưu tiên trong phát triển ngành khoa học học Phân tích, đánh giá kế hoạch thực hiện mục tiêu. Phân tích, đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Đánh giá các mục tiêu đã đạt được và chưa đạt được.

Chỉ tiêu Bối cảnh Đầu vào Quá trình Sản phẩm và công nghệ của thành phố giai đoạn 2011-2015. Phương pháp

Nghiên cứu, phân tích văn bản, tài liệu về chủ trương, chính sách của Trung ương và địa phương đối với khoa học và công nghệ của thành phố Cần Thơ (Chương trình KH&CN)

Phân tích văn bản, tài liệu liên quan đến kế hoạch thực hiện (đề xuất nhiệm vụ, phê duyệt nhiệm vụ KH&CN). Tính tốn một số chỉ tiêu cụ thể dựa trên số liệu thứ cấp (tỷ lệ giải ngân, tỷ lệ thanh toán, tỷ lệ nghiêm thu không gia hạn, tỷ lệ xếp loại nghiệm thu). So sánh kết quả đạt được với mục tiêu. 3.4 Phương pháp phân tích

3.4.1 Đối với phân tích nhu cầu của cán bộ nghiên cứu khoa học

3.4.1.1 So sánh trung bình nhóm

Dữ liệu thu thập sau khảo sát được phân tích tổng qt để tìm hiểu về các khó khăn của cán bộ NCKH đối với quy trình quản lý NCKH và quản lý kinh phí. Từ các khó khăn thực tế được đưa ra, tác giả phân tích tiếp theo các nhu cầu (trong đề tài này được hiểu là các mong muốn) của cán bộ NCKH đối với hai quy trình này. Nội dung phân tích khó khăn và nhu cầu dựa trên tất cả các biến định tính đã khảo sát như tuổi, giới tính, trình độ chun mơn, khu vực cơng tác, loại hình nhiệm vụ chính, lĩnh vực nghiên cứu chính của cán bộ NCKH. Ngoài ra, để làm rõ hơn về các nhu cầu của cán bộ NCKH (mục tiêu của đề tài), tác giả chọn đại diện ba chỉ tiêu tuổi, trình độ chun mơn, lĩnh vực nghiên cứu chính để phân tích sâu hơn thơng qua phương pháp so sánh trung bình nhóm. Nghĩa làl so sánh trung bình nhu cầu của cán bộ NCKH theo tuổi, trình độ, lĩnh vực nghiên cứu để xem xét có sự khác biệt hay khơng. Đối với các chỉ tiêu cịn lại, việc phân tích hồn tồn tương tự và do nội dung phân tích quá nhiều nên tác giả khơng trình bày trong đề tài.

Trình độ: giữa nhóm tiến sĩ và nhóm cịn lại gồm thạc sĩ, đại học, trình độ khác.

Lĩnh vực nghiên cứu chính: giữa hai nhóm khoa học xã hội và nhân văn và nhóm các lĩnh vực cịn lại: khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ, khoa học y dược, khoa học nông nghiệp.

Sử dụng kiểm định t (Independent Samples T-test) để so sánh trung bình giữa hai nhóm theo tuổi, trình độ, lĩnh vực nghiên cứu chính.

Kiểm định t (T-test) trung bình của hai mẫu độc lập được sử dụng khi muốn so sánh giá trị trung bình một biến phụ thuộc liên tục có phân phối chuẩn theo hai nhóm giá trị của một biến độc lập có bằng nhau hay khơng.

Với cơng thức tính:

Trong đó và là số trung bình của hai nhóm mẫu, và SED là độ lệch chuẩn của ( - ).

Trong kiểm định Independent-samples T-test, ta cần dựa vào kết quả kiểm định sự bằng nhau của 2 phương sai tổng thể (kiểm định Levene). Phương sai diễn tả mức độ đồng đều hoặc không đồng đều (độ phân tán) của dữ liệu quan sát.

Nếu giá trị Sig. trong kiểm định Levene (kiểm định F) < 0.05 thì phương sai của 2 tổng thể khác nhau, ta sử dụng kết quả kiểm định t ở dòng Equal variances not assumed.

Nếu Sig. trong kiểm định Levene (kiểm định F) ≥ 0.05 thì phương sai của 2 tổng thể không khác nhau, ta sử dụng kết quả kiểm định t ở dòng Equal variances assumed.

Nếu Sig. của kiểm định t ≤ α (mức ý nghĩa)  có sự phác biệt có ý nghĩa về trung bình của 2 tổng thể.

Nếu Sig. của kiểm định t > α (mức ý nghĩa)  khơng có sự khác biệt có ý

3.4.1.2 Phân loại quy trình

- Thang đo quy trình quản lý nghiên cứu khoa học

Đối với các khó khăn của cán bộ nghiên cứu khoa học trong quy trình quản

lý, thang đo theo 3 mức: khơng đồng ý, bình thường, đồng ý cho các nội dung: Giai đoạn xét duyệt, tuyển chọn quá khó. Thủ tục tuyển chọn, xét chọn phức tạp. Thủ tục thẩm định nội dung, kinh phí kéo dài. Hợp đồng thực hiện ràng buộc quá chi tiết về thời gian và kinh phí. Thủ tục nghiệm thu đề tài phức tạp. Thiếu kinh phí hỗ trợ ứng dụng sau nghiệm thu. Các thủ tục công bố công khai chưa thuận tiện cho việc đăng ký tham gia. Thanh tốn/quyết tốn kinh phí là giai đoạn gây áp lực nhất cho cán bộ nghiên cứu khoa học. (Trên thực tế, khi khảo sát, thang đo là 5 mức: rất khơng đồng ý, khơng đồng ý, bình thường, đồng ý, rất đồng ý. Tuy nhiên, khi thu thập kết quả, phân tích với thang đo 5 mức có số liệu nhỏ với mỗi mức khó đánh giá, tác giả phân tích số liệu theo thang đo 3 mức để phân tích rõ hơn mà khơng làm thay đổi nội dung và ý nghĩa).

Đối với các nhu cầu của cán bộ nghiên cứu khoa học trong quy trình quản

lý, thang đo theo 3 mức: chưa cấp thiết, cấp thiết, rất cấp thiết cho các nội dung: Giảm bớt khó khăn trong xét chọn, tuyển chọn. Đơn giản thủ tục xét chọn, tuyển chọn. Rút ngắn thời gian thẩm định nội dung, kinh phí. Chủ động điều chỉnh thời gian thực hiện và nội dung kinh phí cho phù hợp thực tế trong phạm vi được duyệt. Đơn giản, giảm thủ tục nghiệm thu. Hỗ trợ kinh phí ứng dụng sau nghiệm thu. Tập huấn các quy trình thực hiện từ đề xuất đến nghiệm thu, công bố kết quả nghiên cứu. Khuyến khích, động viên các nghiên cứu xuất sắc.

- Thang đo quy trình quản lý tài chính

Đối với các khó khăn của cán bộ nghiên cứu khoa học trong quy trình quản

lý tài chính, thang đo theo 3 mức: khơng đồng ý, bình thường, đồng ý cho các nội dung: Dự tốn kinh phí bị cắt giảm nhiều so với nội dung đề xuất ban đầu. Mức chi cho nghiên cứu thấp không đáp ứng thực tế. Chưa áp dụng khốn chi khơng khuyến khích ban chủ nhiệm. Thủ tục mua sắm vật tư hóa chất cịn phức tạp (đấu thầu mua sắm). Ràng buộc tỷ lệ thanh tốn cao gây thiếu kinh phí thực hiện nghiên cứu. Thủ

tục thanh quyết toán phức tạp (hoá đơn, chứng từ chứng minh…). Tương tự với phân tích các khó khăn đối với quy trình uản lý NCKH, trên thực tế, khi khảo sát, thang đo là 5 mức: rất khơng đồng ý, khơng đồng ý, bình thường, đồng ý, rất đồng ý. Tuy nhiên, khi thu thập kết quả, phân tích với thang đo 5 mức có số liệu nhỏ với mỗi mức khó đánh giá, tác giả phân tích số liệu theo thang đo 3 mức để phân tích rõ hơn mà khơng làm thay đổi nội dung và ý nghĩa.

Đối với các nhu cầu của cán bộ nghiên cứu khoa học trong quy trình quản

lý, thang đo theo 3 mức: chưa cấp thiết, cấp thiết, rất cấp thiết cho các nội dung: Hạn chế cắt giảm kinh phí trong nội dung đề xuất ban đầu. Áp dụng định mức chi cao hơn cho nghiên cứu. Áp dụng khoán chi cho một số nội dung. Đơn giản thủ tục mua sắm cho nghiên cứu. Chuyển kinh phí theo nhu cầu, kế hoạch nghiên cứu. Đơn giản thủ tục, chứng từ thanh tốn. Hướng dẫn/tập huấn cụ thể quy định, quy trình thanh tốn.

3.4.2 Đánh giá cơng tác quản lý nghiên cứu khoa học

Sử dụng mơ hình CIPP để phân tích, đánh giá. Trong đánh giá quá trình, dùng phương pháp thống kê tỷ lệ theo thời gian và phỏng vấn chuyên gia để phân tích, đánh giá theo các tỷ lệ tính tốn được.

3.4.2.1 Thống kê tỷ lệ theo thời gian

Thống kê các chỉ tiêu đánh giá, bao gồm:

- Tỷ lệ giải ngân: Số kinh phí ngân sách cấp phát cho các ĐTDA trong năm/Kế hoạch kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học trong năm.

- Tỷ lệ thanh toán: Số kinh phí ngân sách các ĐTDA thanh toán trong

năm/Tổng số kinh phí đã cấp phát cho các ĐTDA trong năm.

- Tỷ lệ nghiệm thu không gia hạn: Số ĐTDA nghiệm thu không gia hạn trong

năm/tổng số ĐTDA nghiệm thu trong năm.

- Tỷ lệ xếp loại nghiệm thu: Số ĐTDA nghiệm thu được xếp loại mỗi mức/Tổng số ĐTDA nghiệm thu trong năm.

3.4.2.2 Phỏng vấn chuyên gia

Để đánh giá công tác quản lý theo các tỷ lệ thống kê theo thời gian tính tốn được, tham khảo ý kiến chuyên gia để chọn ra mức độ đánh giá tương ứng.

Tác giả tham khảo ý kiến của 9 chuyên gia (phụ lục – danh sách chuyên gia) trong lĩnh vực quản lý và nghiên cứu khoa học để đánh giá các mức độ dựa trên các tỷ lệ tính tốn được. Các chun gia có kinh nghiệm trong cơng tác quản lý đồng thời đã và đang là những cán bộ NCKH, am hiểu về vấn đề được phỏng vấn.

Nội dung phỏng vấn chuyên gia (phụ lục – nội dung phỏng vấn chuyên gia) là ý kiến của họ về các tỷ lệ phù hợp với mức độ đánh giá cho các nội dung: tỷ lệ giải ngân, tỷ lệ thanh tốn, tỷ lệ nghiệm thu khơng gia hạn, tỷ lệ xếp loại nghiệm thu. Phương án được đa số chọn là phương án dùng để đánh giá. Tổng hợp mức độ đánh giá các chỉ tiêu tương ứng với các tỷ lệ được tóm tắt trong bảng 3.2.

Bảng 3.2 Mức độ đánh giá các chỉ tiêu

STT Nội dung Mức độ đánh giá

Cao Trung bình Thấp 1 Tỷ lệ giải ngân Trên 65% Từ 40-65% Dưới 40% 2 Tỷ lệ thanh toán Trên 60% Từ 40-60% Dưới 40% 3 Tỷ lệ nghiệm thu không gia

hạn

Trên 40% Từ 30-40% Dưới 30%

4 Tỷ lệ xếp loại nghiệm thu (xuất sắc và khá)

Trên 50% Từ 40-50% Dưới 40%

Kết luận chương 3

Chương 3 trình bày chi tiết các phương pháp nghiên cứu của đề tài. Phương pháp chính để thu thập và đánh giá nhu cầu của cán bộ NCKH là điều tra khảo sát ý kiến để thu thập số liệu sơ cấp. Đồng thời, thu thập số liệu thứ cấp từ các nguồn tài liệu, hồ sơ, chính sách, báo cáo có liên quan đến ngành KH&CN nhằm phục vụ cho việc đánh giá cơng tác quản lý NCKH.

CHƯƠNG 4

TÌNH HÌNH NGUỒN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

4.1. Tổng quan về thành phố Cần Thơ

Thành phố Cần Thơ được thành lập năm 2004, trên cơ sở chia tách tỉnh Cần Thơ thành TPCT trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang. TPCT nằm trong vùng trung – hạ lưu vực sông Hậu, nằm giữa ĐBSCL về phía Tây sơng Hậu. Phía Bắc giáp tỉnh An Giang và Đồng Tháp, phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang, phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía Đơng giáp tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp.

Diện tích tự nhiên là 140.894 ha. Quy mơ dân số tính đến cuối năm 2012 là 1.220.160 người. Dân cư thành thị chiếm 66,32%, nông thôn chiếm 33,68%, mật độ dân số 866 người/km2. Trong cơ cấu dân tộc, người kinh chiếm đại đa số, sau đó là dân tộc Khmer và Hoa.

Cần Thơ có khí hậu điều hồ dễ chịu, ít bão, quanh năm nóng ẩm, khơng có mùa lạnh. Chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lợi thế về nền nhiệt độ, chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định theo hai mùa trong năm. Các lợi thế này rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của sinh vật, có thể tạo ra một hệ thống nơng nghiệp nhiệt đới có năng suất cao, với nhiều chủng loại cây con, tạo nên sự đa dạng trong sản xuất và trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất.

Thành phố Cần Thơ nằm trên trục lộ giao thông thủy – bộ quan trọng của cả nước, nối TPCT với các tỉnh ĐBSCL, Đông Nam Bộ và các vùng. Hệ thống đường hàng không cũng phát triển, sân bay hàng không quốc tế Cần Thơ ngày càng mở rộng với nhiều tuyến bay quốc tế và nội địa. Cầu Cần Thơ bắc qua sông Hậu đã rút ngắn thời gian và chi phí vận chuyển, tăng cường giao thương các tỉnh. Hệ thống cảng cửa được nâng cấp, các Cảng Cần Thơ, Cảng Trà Nóc, Cảng Cái Cui có thể tiếp nhận tàu biển có tải trọng lớn. Trong thời gian qua, Cần Thơ đã tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng hệ thống giao thông đáp ứng nhu cầu phát triển KT-

XH, và xây dựng hạ tầng thơng tin cung cấp thơng tin liên lạc nhanh chóng, kịp thời giữa Cần Thơ với cả nước và các nước trên thế giới.

Thành phố Cần Thơ có 09 đơn vị hành chính, bao gồm 05 quận: Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ơ Môn, Thốt Nốt và 04 huyện: Phong Điền, Cờ Đỏ, Thới Lai, Vĩnh Thạnh. Tổng số 85 xã, phường và thị trấn: 05 thị trấn, 44 phường, 36 xã. Trung tâm thành phố thuộc quận Ninh Kiều, nơi tập trung các cơ quan quản lý nhà nước, các trung tâm, cơ sở thương mại, dịch vụ, tài chính, giáo dục, y tế…

Cần Thơ cùng với 3 tỉnh An Giang, Kiên Giang và Cà Mau được Thủ tướng Chính phủ xác định là vùng kinh tế trọng điểm của ĐBSCL, một trong những vùng phát triển lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, có vai trị đóng góp lớn vào xuất khẩu nơng thủy sản của cả nước, trong đó, TPCT là một cực phát triển, đóng vai trị động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của toàn vùng, được xác định là “trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, KH&CN của vùng ĐBSCL”.

Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi, TPCT có lợi thế khơng chỉ ở các lĩnh vực nơng nghiệp, thủy sản mà cịn ở các lĩnh vực: hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông; nông nghiệp công nghệ cao; công nghiệp chế biến nông, thủy sản; du lịch và hạ tầng phục vụ du lịch; các ngành công nghiệp phụ trợ. Bên cạnh đó, với lợi thế nguồn lực chuyên gia từ các viện, trường Trung ương đóng trên địa bàn và của TPCT (Viện lúa ĐBSCL, các trường: Đại học Cần Thơ, Đại học Y Dược Cần Thơ, Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ, Đại học Tây Đô, Đại học Nam Cần Thơ,…) là điều kiện thuận lợi để phát triển KH&CN, ứng dụng tiến bộ KH&CN phục vụ phát triển KT-XH TPCT.

4.2. Nguồn lực khoa học và công nghệ thành phố Cần Thơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác quản lý nghiên cứu khoa học tại thành phố cần thơ thông qua nhu cầu của nhà nghiên cứu và hiệu quả quản lý (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)