.15 Tỷ lệ giải ngân của ĐTDA giai đoạn 2011-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác quản lý nghiên cứu khoa học tại thành phố cần thơ thông qua nhu cầu của nhà nghiên cứu và hiệu quả quản lý (Trang 87 - 89)

ĐVT: triệu đồng Năm Nội dung 2011 2012 2013 2014 2015 Số kinh phí ngân sách đã cấp phát 10.917 16.495 11.028 6.183 5.730 Kế hoạch kinh phí 14.279 24.259 18.890 19.192 16.831 Tỷ lệ giải ngân (%) 76,45 67,99 58,38 32,21 34,04 Đánh giá tỷ lệ giải ngân Cao Cao Trung

bình

Thấp Thấp

(Nguồn: tổng hợp, tính tốn số liệu thu thập từ Sở KH&CN TPCT)

76,45 67,99 58,38 32,21 34,04 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Tỷ lệ % 2011 2012 2013 2014 2015 Năm

Tỷ lệ giải ngân cho ĐTDA

Tỷ lệ giải ngân (%)

Hình 5.1 Tỷ lệ giải ngân cho ĐTDA năm 2011-2015

Nhận xét: Năm 2011 và 2012 đạt tỷ lệ giải ngân cao (trên 65%), cao nhất là năm 2011 với tỷ lệ 76,54%; năm 2013 đạt tỷ lệ giải ngân trung bình; năm 2014 và 2015 đạt tỷ lệ giải ngân thấp, thấp nhất là năm 2014 với 32,21%.

Nguyên nhân tỷ lệ giải ngân chỉ đạt trung bình và thấp trong các năm 2013- 2015, theo tác giả tìm hiểu được là do:

- Kinh phí được sử dụng trong năm (do năm trước chuyển sang và được cấp trong năm) nhiều, nhưng số sử dụng trong năm ít, chỉ chiếm khoảng phân nữa số được sử dụng, còn lại số mang sang năm sau khá lớn.

Nguyên nhân thứ nhất là do trong năm các ĐTDA khoa học được thẩm định, xét duyệt và ký hợp đồng thường tập trung vào khoảng cuối năm nên chỉ kịp chuyển tạm ứng cho một số ĐTDA, số còn lại tạm ứng vào đầu năm sau. Bên cạnh đó, có những nội dung nhiệm vụ mà khi tổ chức tuyển chọn, xét chọn khơng có tổ chức, cá nhân được chọn nên khơng triển khai thực hiện, điều này cũng làm ảnh hưởng đến việc giải ngân kinh phí.

Nguyên nhân thứ hai là do cơ chế tài chính trong cấp phát kinh phí. Để được cấp phát kinh phí thì phải có dự tốn chi tiết được duyệt, trong q trình thực hiện nếu có phát sinh thay đổi nội dung chi thì phải có văn bản trình cấp thẩm quyền và phải được tổ thẩm định xem xét, cơ quan thẩm quyền có văn bản đồng ý, như vậy phải mất một thời gian để liên hệ, thuyết minh. Đối với các đề tài đã được tạm ứng thì phải thanh tốn ít nhất 80% giá trị tạm ứng lần trước thì mới chuyển tạm ứng lần sau, trong khi quá trình nghiên cứu thì liên tục tức là cần nguồn kinh phí thường xuyên, và nhiều đề tài không phải lúc nào cũng có sẵn chứng từ đủ số tiền 80%, hoặc nghiên cứu chưa có kết quả để báo cáo.

- Thời gian từ một đề xuất nghiên cứu qua các quá trình xét duyệt, thẩm định đến khâu ký hợp đồng thực hiện là một quãng thời gian rất dài, đôi khi trong một năm đề tài chưa nhận được kinh phí mà phải qua đầu năm sau mới được chuyển tạm ứng lần đầu, dẫn đến kinh phí giải ngân trong năm thấp.

Nguyên nhân là do sự cứng nhắc áp dụng theo quy trình trong quản lý hành chính, kể cả với khoa học. Mỗi khâu trong quy trình đã kéo dài rất lâu, ngay cả đến giai đoạn thẩm định kinh phí và nội dung, sau khi tổ thẩm định góp ý, Ban chủ nhiệm chỉnh sửa lại theo góp ý của tổ thẩm định, sau đó gửi cơ quan quản lý xem và đối chiếu với các góp ý trong biên bản thẩm định, chuyển cơ quan tài chính cũng mất cả tháng mới ký được biên bản thuyết minh dự tốn chính thức.

- Một số đề tài thực hiện còn chậm so với tiến độ và chậm thanh quyết tốn kinh phí (dù cơ quan quản lý đã có văn bản nhắc nhở, hoặc thanh tra, kiểm tra) và phải gia hạn thời gian thực hiện nhiều lần, gây khó khăn cho công tác quản lý, công tác giải ngân.

Nguyên nhân là ban chủ nhiệm đề tài thường kiêm nhiệm nhiều việc tại cơ quan cơng tác chính, do đó thời gian dành cho nghiên cứu chưa tập trung, chưa quan tâm đúng mực đến tiến độ thực hiện. Về phía cơ quan quản lý, vì muốn khuyến khích, tạo điều kiện cho ban chủ nhiệm thực hiện đề tài nên cho phép gia hạn.

Tỷ lệ thanh toán tạm ứng của đề tài dự án KH&CN

Tỷ lệ thanh tốn tạm ứng: Số kinh phí các ĐTDA thanh tốn tạm ứng trong

năm/Tổng số kinh phí đã cấp phát cho các ĐTDA (tạm ứng trong năm + tạm ứng năm trước chuyển sang).

Tỷ lệ thanh tốn tạm ứng giai đoạn 2011-2015 được tính tốn theo bảng 5.16.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác quản lý nghiên cứu khoa học tại thành phố cần thơ thông qua nhu cầu của nhà nghiên cứu và hiệu quả quản lý (Trang 87 - 89)