Quy trình quản lý NCKH ở thành phố Cần Thơ
Quy trình quản lý NCKH ở thành phố Cần Thơ bao gồm các giai đoạn đề xuất nhiệm vụ, phê duyệt nhiệm vụ, triển khai nhiệm vụ, nghiệm thu nhiệm vụ. Các nội dung chi tiết của quy trình giống như quy trình chi tiết quản lý NCKH đã mô tả trên. Nhược điểm của quy trình nằm trong các bước để thực hiện quy trình, bao gồm nhiều thủ tục cùng với các quy định chặt chẽ liên quan mà cán bộ NCKH cần đáp ứng khi thực hiện ĐTDA khoa học. Ngồi ra, trong quy trình quản lý chưa đưa vào
nội dung quản lý sau nghiệm thu (kết quả ứng dụng, hỗ trợ sau nghiệm thu,…). Cần bổ sung quy định (quy phạm pháp luật) và nội dung quản lý sau nghiệm thu vào quy trình quản lý NCKH để tăng cường sự quản lý nhà nước đối với kết quả nghiên cứu.
2.2 Mơ hình CIPP
2.2.1 Khái qt về mơ hình CIPP
Mơ hình đánh giá CIPP là một mơ hình đánh giá Chương trình được phát triển bởi Daniel Stufflebeam và đồng nghiệp trong những năm 1960. CIPP là một phương pháp ra quyết định tập trung vào đánh giá và nhấn mạnh việc cung cấp hệ thống thông tin quản lý và chương trình hoạt động. Trong những năm sau đó, mơ hình này đã được phát triển và áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới trong nhiều ngành và lĩnh vực dịch vụ khác nhau (Stufflebeam and Coryn, 2014).
Mơ hình CIPP bao gồm các thành phần đánh giá về bối cảnh, đánh giá đầu vào, đánh giá quá trình và đánh giá sản phẩm, được biểu thị bằng các chữ cái của từ viết tắt (Context – Input – Process – Product).
Hình 2.3 tóm tắt các yếu tố cơ bản của mơ hình CIPP trong ba vòng tròn đồng tâm. Vòng tròn ở giữa biểu thị các giá trị cốt lõi cần được xác định và được sử dụng để củng một đánh giá được đưa ra. Các bánh xe xung quanh các giá trị được chia thành bốn phần đánh giá của bất kỳ một chương trình: mục tiêu, kế hoạch, hành động và kết quả. Các bánh xe bên ngoài cho thấy các loại đánh giá bối cảnh, đầu vào, quá trình, đánh giá sản phẩm phục vụ mỗi phần của bốn đánh giá trên. Mỗi mũi tên hai chiều đại diện cho một mối quan hệ đối ứng giữa một nội dung đánh giá (mục tiêu, kế hoạch, hành động, kết quả) với một loại đánh giá (bối cảnh, đầu vào, quá trình, sản phẩm).
Từ mục tiêu đặt ra câu hỏi cho một đánh giá bối cảnh để phê duyệt hoặc nâng cao mục tiêu. Lập kế hoạch tạo ra những câu hỏi để đánh giá đầu vào, tương ứng các nội dung của kế hoạch và hoàn thiện kế hoạch. Chương trình hành động mang đến câu hỏi cho một đánh giá quá trình, cung cấp nội dung của các hoạt động cộng với thông tin phản hồi để tăng cường hiệu suất của nhân viên. Thành công, thất bại, kết quả ngoài ý muốn là câu hỏi của một đánh giá sản phẩm, mang lại nội dung của kết quả và giúp xác định nhu cầu để đạt được kết quả tốt hơn.