Phân tích nhu cầu của cán bộ nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác quản lý nghiên cứu khoa học tại thành phố cần thơ thông qua nhu cầu của nhà nghiên cứu và hiệu quả quản lý (Trang 57)

5.2.1 Đối với quy trình quản lý nghiên cứu khoa học

Những khó khăn của cán bộ nghiên cứu khoa học

Các nội dung mà hơn một nữa cán bộ NCKH được khảo sát đã đánh giá có khó khăn trong quy trình quản lý NCKH như: thủ tục tuyển chọn, xét chọn phức tạp, thời gian thẩm định nội dung và kinh phí kéo dài, hợp đồng cịn ràng buộc quá chi tiết về thời gian và kinh phí, thiếu kinh phí hỗ trợ sau nghiệm thu, thanh quyết tốn kinh phí là giai đoạn gây áp lực nhất cho cán bộ nghiên cứu khoa học (xem bảng 5.1). Trong đó, nội dung khó khăn trong thanh quyết tốn kinh phí và thiếu kinh phí hỗ trợ ứng dụng sau nghiệm thu là hai nội dung được rất nhiều ý kiến đồng thuận (tương ứng 78; 80 người, chiếm tỷ lệ 65,5%; 67,3% số người được khảo sát).

Về khó khăn trong thanh quyết tốn kinh phí: đó là các khó khăn về thủ tục thanh tốn, hồ sơ thanh tốn (các khó khăn này sẽ được phân tích chi tiết hơn ở phần sau-khó khăn trong quản lý kinh phí nghiên cứu khoa học). Các cán bộ nghiên cứu khoa học xác nhận rằng trong quy trình quản lý chung thì khâu thanh quyết tốn chính là khâu khó khăn nhất, đáng ngại nhất. Do quy định của Luật Ngân sách, luật Kế toán và các quy định pháp luật liên quan đến ngân sách nhà nước; khi sử dụng ngân sách, đòi hỏi phải chứng minh bằng chứng từ, hồ sơ hợp lý hợp lệ. Trong NCKH, kết quả nghiên cứu là một q trình lâu dài, đơi khi chưa có được kết quả ngay sau lần thí nghiệm đầu tiên, mà phải làm đi làm lại, thậm chí nghiên cứu có thể thất bại. Bên cạnh đó, đơi khi các vật liệu dùng trong thí nghiệm cần đáp ứng các chỉ tiêu nghiên cứu, nhưng khi mua thì cơ sở khơng cung cấp được hóa đơn tài chính, nhưng vì mục tiêu nghiên cứu, nhà khoa học vẫn phải mua, cuối cùng khơng

thanh tốn được hoặc thanh tốn được thì bị xuất toán bởi kiểm toán nhà nước. Nguyên nhân do chưa có quy định riêng, đặc thù cho NCKH, khi sử dụng ngân sách phục vụ nghiên cứu vẫn phải có đủ hóa đơn chứng từ.

Sau khi ĐTDA được nghiệm thu, cơ quan quản lý phối hợp với cơ quan chủ trì thực hiện đề tài, các cơ quan tiếp nhận kết quả đề tài theo dõi tình hình triển khai ứng dụng kết quả đề tài, kiến nghị triển khai ứng dụng hoặc nhân rộng các kết quả được Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao. Tuy nhiên, do cơ chế tài chính cho việc ứng dụng kết quả ĐTDA chỉ hỗ trợ cho dự án ở mức độ xây dựng mơ hình, chưa đầu tư cho việc nhân rộng phục vụ sản xuất và đời sống. Ngoài ra, các ngành chưa quan tâm đầu tư kinh phí của ngành để triển khai kết quả đặt hàng, nên việc ứng dụng của ĐTDA vẫn cịn gặp nhiều khó khăn.

Thời gian thẩm định nội dung và kinh phí kéo dài: tính từ lúc ban chủ nhiệm gửi thuyết minh đề tài, Tổ thẩm định nội dung và kinh phí họp để thẩm định, ban chủ nhiệm chỉnh sửa thuyết minh cho đến khi biên bản thẩm định nội dung và kinh phí được ký giữa hai cơ quan quản lý chuyên ngành khoa học và cơ quan tài chính. Trong thực tế, sau khi Tổ thẩm định họp xong, ban chủ nhiệm chỉnh sửa thuyết minh nội dung và kinh phí theo ý kiến Tổ thẩm định; thuyết minh và biên bản thẩm định được chỉnh sửa nhiều lần mới được xem xét, ký. Nguyên nhân do chưa có sự phối hợp thường xuyên trong giải quyết công việc giữa hai cơ quan, cán bộ chuyên quản đảm nhiệm quá nhiều việc, mất nhiều thời gian chờ.

Sau khi biên bản thẩm định nội dung và kinh phí được ký, cơ quan quản lý KH&CN ký hợp đồng thực hiện nhiệm vụ với cơ quan, tổ chức chủ trì ĐTDA. Tuy nhiên, trong hợp đồng quy định chi tiết về thời gian và kinh phí thực hiện. Nguyên nhân quy định xây dựng dự toán và thời gian thực hiện chi tiết để giúp cơ quan quản lý nhà nước dễ quản lý, dễ kiểm sốt các khoản chi tiêu. Điều này gây khó khăn cho ban chủ nhiệm khi sử dụng kinh phí (khó chuyển đổi giữa các nội dung, khơng được chi sai so dự tốn ban đầu, khó khăn trong xử lý các chi phí phát sinh) và khó điều chỉnh tiến độ thực hiện phù hợp thực tế nghiên cứu (nhưng không vượt quá thời gian thực hiện theo hợp đồmg).

Bảng 5.1 Các khó khăn của cán bộ nghiên cứu đối với công tác quản lý nghiên cứu khoa học

Nội dung Đồng ý (%) Bình thường (%) Không đồng ý (%)

Xét duyệt, tuyển chọn quá khó 39,5 47,1 13,4

Thủ tục tuyển chọn, xét chọn phức

tạp 48,8 40,3 10,9

Thời gian thẩm định nội dung, kinh

phí kéo dài 48,8 28,6 15,1

Ràng buộc chi tiết về thời gian,

kinh phí 53,8 33,6 12,6

Thủ tục nghiệm thu phức tạp 41,2 42 16,8

Thiếu kinh phí hỗ trợ ứng dụng sau

nghiệm thu 65,5 20,2 14,3

Thủ tục chưa thuận tiện cho việc

đăng ký 37,9 37 25,1

Thanh quyết tốn kinh phí gây áp

lực nhất 67,3 17,6 15,1

(Nguồn: tổng hợp kết quả điều tra)

Những nhu cầu của cán bộ nghiên cứu đối với công tác quản lý nghiên cứu khoa học

Qua kết quả khảo sát, các nhu cầu của cán bộ nghiên cứu đối với công tác quản lý nghiên cứu khoa học được cho là những nhu cầu cấp thiết và rất cấp thiết như: giảm bớt khó khăn trong xét chọn, tuyển chọn; đơn giản thủ tục xét chọn, tuyển chọn; rút ngắn thời gian thẩm định nội dung, kinh phí; được chủ động điều chỉnh nội dung kinh phí, thời gian thực hiện; giảm thủ tục nghiệm thu; hỗ trợ kinh phí ứng dụng sau nghiệm thu; tập huấn các quy trình thực hiện; khuyến khích, động viên các nghiên cứu xuất sắc (bảng 5.2). Trong đó, nội dung khuyến khích, động viên các nghiên cứu xuất sắc được hầu hết cán bộ nghiên cứu cho là cấp thiết và rất

cấp thiết (117/120 người, chiếm 97,5%). Nội dung Hỗ trợ kinh phí ứng dụng sau nghiệm thu và chủ động điều chỉnh nội dung kinh phí, thời gian thực hiện cũng

được đến 113, 111/120 người (tương ứng 94,2% và 92,5%) cho là cấp thiết và rất cấp thiết. Cho thấy, việc kịp thời khuyến khích động viên các nhà khoa học có nghiên cứu xuất sắc; việc hỗ trợ kinh phí ứng dụng sau nghiệm thu và việc ban chủ nhiệm được tự chủ trong quyết định sử dụng kinh phí thực hiện đề tài là những nhu cầu bức xúc hiện nay.

Về việc khuyến khích, động viên các nghiên cứu xuất sắc, hiện nay, các cơ quan quản lý liên quan đang tham mưu đề xuất UBND thành phố xây dựng quy định về khen thưởng, vinh danh đối với các cơng trình nghiên cứu, giải thưởng lớn, quy định về thu hút nhà khoa học đầu ngành, nguồn nhân lực trình độ cao về phục vụ cho thành phố.

Đối với ứng dụng sau nghiệm thu, nhu cầu về hỗ trợ kinh phí sau nghiệm thu là nhu cầu rất cần thiết và thực tế để thúc đẩy quá trình đưa nghiên cứu vào ứng dụng trong thực tiễn. Hỗ trợ kinh phí ứng dụng sau nghiệm thu cũng là một cách thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với kết quả nghiên cứu, nhằm tránh lãng phí thời gian, công sức mà nhà khoa học đã bỏ ra.

Nhu cầu chủ động điều chỉnh nội dung kinh phí, thời gian thực hiện giúp cho ban chủ nhiệm có thể chủ động trong nghiên cứu. Một số chi phí phát sinh trong quá trình nghiên cứu sẽ được điều chỉnh kinh phí từ những nội dung khơng sử dụng hoặc sử dụng không hết. Việc chủ động trong sử dụng kinh phí và thời gian thực hiện (nhưng khơng vượt quá thời gian thực hiện đã ký trong hợp đồng) cũng giúp cho ban chủ nhiệm không mất thời gian chờ đợi khi làm thủ tục xin phép điều chỉnh nội dung kinh phí chi tiết và chờ trả lời của cơ quan chủ quản. Hiện nay, các ban chủ nhiệm đề tài vẫn phải thực hiện chi tiết theo đúng biên bản thẩm định nội dung và kinh phí ban đầu. Về thời gian triển khai các nội dung vẫn phải theo đúng tiến độ trong thuyết minh; cơ quan quản lý kiểm tra tiến độ thực hiện theo nội dung đã có trong thuyết minh được duyệt. Điều này thật sự chưa phù hợp vì quá trình nghiên cứu thực tế đôi khi cần thay đổi cho phù hợp mà khi xây dựng thuyết minh, ban chủ nhiệm chưa lường trước được.

Bảng 5.2 Nhu cầu của cán bộ nghiên cứu đối với công tác quản lý nghiên cứu khoa học

Nội dung Chưa cấp thiết

(%)

Cấp thiết (%)

Rất cấp thiết (%)

Giảm bớt khó khăn trong xét chọn,

tuyển chọn 17,5 65 17,5

Đơn giản thủ tục xét chọn, tuyển

chọn 12,5 64,2 23,3

Rút ngắn thời gian thẩm định nội

dung, kinh phí 10,8 54,2 35

Chủ động điều chỉnh nội dung kinh

phí, thời gian thực hiện 7,5 59,2 33,3

Giảm thủ tục nghiệm thu 15 51,7 33,3

Hỗ trợ kinh phí ứng dụng sau

nghiệm thu 5,8 53,3 40,9

Tập huần các quy trình thực hiện 8,3 60,8 30,9

Khuyến khích, động viên các

nghiên cứu xuất sắc 2,5 42,5 55

(Nguồn: tổng hợp kết quả điều tra)

Để phân tích chi tiết hơn về nhu cầu của cán bộ nghiên cứu khoa học đối với cơng tác quản lý, các phân tích nhu cầu chia theo nhóm tuổi, nhóm trình độ chun mơn và nhóm lĩnh vực nghiên cứu chính được trình bày dưới đây:

Nhu cầu của cán bộ nghiên cứu khoa học theo nhóm tuổi:

Nếu xét theo nhóm tuổi (dưới 36 tuổi và từ 36 tuổi trở lên), tỷ lệ nhu cầu cấp thiết và rất cấp thiết đối với các nội dung về quản lý NCKH ở từng nhóm tuổi đều chiếm tỷ lệ cao so với chưa cấp thiết (đa số đều chiếm trên 80% cấp thiết và rất cấp thiết), các tỷ lệ này khá đồng đều với mỗi mức độ chưa cấp thiết - cấp thiết – rất cấp thiết giữa hai nhóm. Riêng đối với nội dung Giảm bớt khó khăn trong xét chọn,

tuyển chọn, ở nhóm tuổi dưới 36 cho là chưa cấp thiết với tỷ lệ khá cao (23,9% của

nhóm) và cao hơn nhóm trên 36 tuổi (chỉ 13,5% của nhóm). Điều này có thể lý giải là do nhóm dưới 36 tuổi ít tham gia trong giai đoạn đề xuất nhiệm vụ, nên chưa cảm nhận khó khăn. Ngồi ra, nội dung Tập huấn các quy trình thực hiện từ đề xuất đến

nghiệm thu, công bố kết quả nghiên cứu, nhóm tuổi dưới 36 đánh giá là chưa cấp

thiết với tỷ lệ rất thấp (chiếm 2,2% của nhóm), trong khi ở nhóm trên 36 tuổi, tỷ lệ này là 12,1%. Nguyên nhân do nhóm dưới 36 tuổi thường là mới thực hiện nghiên cứu và chưa được tiếp cận nhiều với các quy trình quản lý, cịn mới mẻ với các quy trình, nên có nhu cầu cao hơn.

Kết quả thống kê trung bình nhu cầu theo nhóm tuổi (Group Statistics) cho thấy hầu hết trung bình các nhu cầu đối với quy trình quản lý NCKH của nhóm từ 36 tuổi trở lên đều cao hơn nhóm dưới 36 tuổi. Riêng đối với nhu cầu Tập huấn các

quy trình thực hiện từ đề xuất đến nghiệm thu, công bố kết quả nghiên cứu, trung

bình nhu cầu nhóm dưới 36 tuổi cao hơn nhóm từ 36 tuổi trở lên. Tuy nhiên, kết quả kiểm định t-test trung bình hai nhóm tuổi cho thấy hầu hết sự chênh lệch này đều khơng có ý nghĩa thống kê ở mức 5% (Sig. > α = 0,05). Trừ nhu cầu Giảm bớt khó

khăn trong xét chọn, tuyển chọn thì có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình của hai

nhóm tuổi (có Sig. = 0,026 < α = 0,05), nghĩa là trung bình nhu cầu của nhóm từ 36 tuổi trở lên lớn hơn nhóm dưới 36 tuổi, có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Nhu cầu

Tập huấn các quy trình thực hiện từ đề xuất đến nghiệm thu, công bố kết quả nghiên cứu cũng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về trung bình của hai nhóm

tuổi (Sig. = 0,033 < α = 0,05), nghĩa là trung bình nhu cầu nhóm tuổi 36 tuổi lớn hơn nhóm cịn lại, có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Tổng hợp kết quả được thể hiện theo bảng bảng 5.3.

Bảng 5.3 Nhu cầu về quy trình quản lý NCKH theo nhóm tuổi

Nhu cầu quy trình quản lý NCKH Dưới 36 tuổi (%) Từ 36 tuổi trở lên (%) Trung bình nhóm dưới 36 tuổi Trung bình nhóm từ 36 tuổi trở lên T-test

Giảm bớt khó khăn trong xét chọn, tuyển chọn - Chưa cấp thiết - Cấp thiết - Rất cấp thiết 23,9 67,4 8,7 13,5 63,5 23,0 1,85 2,09 0,026

Đơn giản thủ tục xét chọn, tuyển chọn - Chưa cấp thiết - Cấp thiết - Rất cấp thiết 15,3 63,0 21,7 10,8 64,9 24,3 2,07 2,14 0,531

Rút ngắn thời gian thẩm định nội dung, kinh phí - Chưa cấp thiết - Cấp thiết - Rất cấp thiết 13,0 54,3 32,7 9,4 54,1 36,5 2,2 2,27 0,534

Chủ động điều chỉnh thời gian thực hiện và nội dung kinh phí cho phù hợp thực tế trong phạm vi được duyệt. - Chưa cấp thiết - Cấp thiết - Rất cấp thiết 2,2 73,9 23,9 10,8 50,0 39,2 2,22 2,28 0,518

Đơn giản, giảm thủ tục nghiệm thu - Chưa cấp thiết - Cấp thiết - Rất cấp thiết 13,0 60,9 26,1 16,2 45,9 37,9 2,13 2,22 0,500

Hỗ trợ kinh phí ứng dụng sau nghiệm thu - Chưa cấp thiết - Cấp thiết - Rất cấp thiết 6,5 52,2 41,3 5,4 54,1 40,5 2,35 2,35 0,975

Tập huấn các quy trình thực hiện từ đề xuất đến nghiệm thu, công bố kết quả NC

- Chưa cấp thiết 2,2 12,1

Nhu cầu quy trình quản lý NCKH Dưới 36 tuổi (%) Từ 36 tuổi trở lên (%) Trung bình nhóm dưới 36 tuổi Trung bình nhóm từ 36 tuổi trở lên T-test - Rất cấp thiết 39,1 25,7

Khuyến khích, động viên các nghiên cứu xuất sắc - Chưa cấp thiết - Cấp thiết - Rất cấp thiết 0 54,3 45,7 4,1 35,1 60,8 2,46 2,57 0,284

(Nguồn: tổng hợp kết quả điều tra)

Nhu cầu theo trình độ chun mơn

Xét nhu cầu theo trình độ chun mơn của hai nhóm: (nhóm tiến sĩ và nhóm cịn lại gồm thạc sĩ, đại học, trình độ khác), tỷ lệ nhu cầu cấp thiết và rất cấp thiết đối với các nội dung về quy trình quản lý nghiên cứu khoa học ở mỗi nhóm cũng chiếm tỷ lệ rất cao so với chưa cấp thiết, các tỷ lệ này ở mỗi mức cũng khá đồng đều giữa hai nhóm. Riêng đối với nội dung Giảm bớt khó khăn trong xét chọn, tuyển chọn, mức độ cấp thiết và rất cấp thiết ở nhóm tiến sĩ (92,6%) cao hơn so với

nhóm cịn lại (79,2%). Trong đó, mức độ rất cấp thiết ở nhóm tiến sĩ là 37%, trong khi tỷ lệ này ở nhóm cịn lại là 11,8%; tỷ lệ chưa cấp thiết ở nhóm tiến sĩ rất thấp, chỉ 7,4%, trong khi ở nhóm cịn lại là 20,4%. Cho thấy nội dung Giảm bớt khó khăn

trong xét chọn, tuyển chọn đối với nhóm tiến sĩ là rất quan trọng và có độ cấp thiết

cao. Thực tế, các nhiệm vụ KH&CN phần lớn do cán bộ nghiên cứu là tiến sĩ đề xuất tham gia tuyển chọn, xét chọn nên cảm nhận khó khăn nhiều hơn nhóm cịn lại. Điều này cũng khá phù hợp với phân tích theo nhóm tuổi nêu trên (nhóm dưới 36 tuổi cho nội dung này là ít cấp thiết hơn so với nhóm từ 36 tuổi trở lên, do nhóm dưới 36 tuổi phần lớn có trình độ thạc sĩ, đại học, rất ít tiến sĩ).

Kết quả thống kê trung bình nhu cầu theo hai nhóm trình độ (Group Statistics) cho thấy hầu hết trung bình các nhu cầu đối với quy trình quản lý NCKH của nhóm Tiến sĩ cao hơn nhóm cịn lại, trừ nhu cầu Tập huấn các quy trình thực hiện từ đề xuất đến nghiệm thu, công bố kết quả nghiên cứu và nhu cầu Khuyến khích, động viên các nghiên cứu xuất sắc thì ngược lại, nhóm cịn lại cao hơn. Kết

quả kiểm định t-test trung bình hai nhóm trình độ cho thấy hầu hết sự chênh lệch này đều khơng có ý nghĩa thống kê ở mức 5% (Sig. > α = 0,05). Riêng đối với nhu cầu Giảm bớt khó khăn trong xét chọn, tuyển chọn, sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình của hai nhóm trình độ (có Sig. = 0,003 < α = 0,05), nghĩa là nhu cầu Giảm bớt

khó khăn trong xét chọn, tuyển chọn của nhóm Tiến sĩ cao hơn nhóm cịn lại, có ý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác quản lý nghiên cứu khoa học tại thành phố cần thơ thông qua nhu cầu của nhà nghiên cứu và hiệu quả quản lý (Trang 57)