.2 Biểu đồ Scatterplot

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 70)

4.5.2.2 Giả định về phân phối chuẩn của phần dƣ

Phần dư có thể không tuân theo phân phối chuẩn vì một số lý do như: sử dụng sai mơ hình, phương sai khơng phải là hằng số, số lượng các phần dư khơng đủ nhiều để phân tích,…Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa (hình 4.3) cho thấy một đường cong phân phối chuẩn được đặt chồng lên biểu đồ tần số. Ta thấy, trung bình Mean = 0.000, độ lệch chuẩn Std. Dev = 0.985 gần bằng 1, có thể kết luận giả thuyết phân phối chuẩn khơng bị vi phạm.

Hình 4.3 Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa

4.5.2.3 Phân tích ảnh hƣởng của biến định tính đến quyết định lựa chọn phần mềm kế tốn

Phân tích ảnh hưởng của biến định tính nhằm trả lời câu hỏi: Có sự khác biệt giữa giới tính và các nhóm vị trí cơng tác đến quyết định lựa chọn phần mềm kế tốn hay khơng?

Giả thuyết H8: Có sự khác biệt giữa giới tính ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phần mềm kế tốn.

Trong kiểm định Levene, hệ số sig có giá trị là 0.358, xét kết quả kiểm định Independent-sample T-test ta có sig = 0.789 > 0.05, nghĩa là trung bình về quyết định lựa chọn phần mềm kế toán giữa nam và nữ khơng có sự khác biệt. Vậy, khơng tìm thấy sự khác biệt về giới tính giữa nam và nữ ảnh hưởng quyết định lựa chọn phần mềm kế toán.

Giả thuyết H9: Có sự khác biệt giữa vị trí cơng tác đối với quyết định lựa chọn phần mềm kế toán.

Phân tích ANOVA được sử dụng để xem xét có sự khác biệt giữa ba nhóm vị trí cơng tác ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán.

Kết quả kiểm định thể hiện trong bảng 4.11 cho thấy hệ số sig = 0.010 < 0.05, nghĩa là phương sai các nhóm là khơng đồng nhất.

Bảng 4.11 Kết quả kiểm định Levene

Kiểm định Levene df1 df2 Sig.

4.708 2 228 .010

Kiểm định Post Hoc test (kiểm định hậu ANOVA) dùng để kiểm định sự khác biệt về giá trị trung bình của biến định lượng giữa từng cặp thuộc tính của biến định tính. Nếu ít nhất có một cặp có sự khác biệt về giá trị trung bình (sig < 0.05) theo các thuộc tính của biến định tính thì kết luận có sự khác biệt về giá trị trung bình của biến định lượng. Kết quả kiểm định thể hiện trong bảng 4.12 cho thấy các giá trị sig đều lớn hơn 0.05, có thể kết luận khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa vị trí cơng tác ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán.

Bảng 4.12 Kiểm định Post Hoc

Vị trí cơng tác Sig.

Quản lý

Kế toán trưởng 0.810

Nhân viên kế toán 0.998

Kế toán trưởng Quản lý 0.810

Nhân viên kế toán 0.222

Nhân viên kế toán Quản lý 0.998

Kế toán trưởng 0.222

4.6 Kết quả nghiên cứu và bàn luận

Trong bảy nhân tố được đưa vào nghiên cứu, kết quả nghiên cứu cho thấy chưa có đủ bằng chứng để kết luận nhân tố quan điểm có tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế tốn. Điều này có thể giải thích do đặc điểm phần mềm kế

tốn khơng giống như những sản phẩm thơng thường khác, doanh nghiệp chỉ có thể lựa chọn phần mềm với những đặc tính phù hợp và số lượng phần mềm kế tốn có thể đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp cũng khá giới hạn. Hơn nữa, các DNNVV ở Việt Nam, việc quyết định lựa chọn phần mềm kế toán thường được giao cho bộ phận kế toán tự quyết hoặc do chính giám đốc quyết định.

Sáu nhân tố cịn lại có tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán. Trong đó, sự hỗ trợ từ nhà cung cấp là nhân tố mức tác động mạnh nhất. Nghiên cứu “Định hướng lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp cho các DNNVV tại Việt

Nam” cũng tìm thấy khả năng hỗ trợ của nhà cung cấp là nhân tố tác động mạnh nhất đến sự hài lòng của doanh nghiệp. Tiếp theo đó, thứ tự mức độ tác động lần lượt các nhân tố là sự tin cậy của nhà cung cấp, yêu cầu của người sử dụng, điều kiện thuận tiện, chi phí và lợi ích. Trong nhiều nghiên cứu trước đây, tính năng phần mềm là nhân tố tác động khá mạnh đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy tính năng phần mềm là nhân tố tác động yếu nhất đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán.

Sự hỗ trợ từ nhà cung cấp là nhân tố tác động mạnh nhất đến quyết định lựa

chọn phần mềm kế toán, cho thấy các DNNVV xem nhà cung cấp phần mềm kế toán là đối tác, hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động liên quan đến phần mềm. Thực trạng các DNNVV hiện nay chưa thực sự hài lòng với sự hỗ trợ từ phía nhà cung cấp phần mềm, chẳng hạn như nhà cung cấp phần mềm chưa hỗ trợ kịp thời khi có sự cố phát sinh gây ảnh hưởng khá nhiều đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đây cũng có thể là lý do dẫn đến sự hỗ trợ từ nhà cung cấp ảnh hưởng mạnh quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại doanh nghiệp.

Nhân tố tác động mạnh thứ hai đến quyết định lựa chọn phần mềm kế tốn đó là sự tin cậy của nhà cung cấp. Hiện nay, số lượng nhà cung cấp phần mềm kế toán khá nhiều với các sản phẩm phần mềm đa dạng, vì vậy việc tìm kiếm một nhà cung cấp mà doanh nghiệp có thể tin tưởng sử dụng sản phẩm và hợp tác lâu dài là một trong những tiêu chí ưu tiên của doanh nghiệp.

Yêu cầu của người sử dụng cũng là một nhân tố có ảnh hưởng nhiều đến

quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại doanh nghiệp. Để lựa chọn một phần mềm kế toán phù hợp, doanh nghiệp cần xem xét các nhu cầu của doanh nghiệp trong cả hiện tại và tương lai. Phần mềm kế toán phù hợp với quy mơ, loại hình doanh nghiệp là một trong những yêu cầu cơ bản nhất, tiếp theo là phần mềm kế toán cũng cần phải đáp ứng một số yêu cầu mở rộng, thay đổi của doanh nghiệp trong tương lai. Một phần mềm kế toán đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp có khả năng phải đầu tư lại từ đầu nếu phần mềm kế tốn khơng đáp ứng yêu cầu khi doanh nghiệp phát triển mở rộng. Vì vậy, việc xem xét phần mềm kế toán đáp ứng nhu cầu của người sử dụng là rất quan trọng.

Điều kiện thuận tiện là nhân tố thứ tư mà doanh nghiệp nên xem xét khi lựa

chọn phần mềm kế toán. Phần mềm kế toán được khai thác và sử dụng hiệu quả khi doanh nghiệp có các nguồn lực đáp ứng, chẳng hạn như các vấn đề về cơ sở vật chất đảm bảo phần mềm có thể hoạt động ổn định, nguồn nhân lực có hiểu biết cần thiết để sử dụng phần mềm, hoặc phần mềm kế tốn tương thích với các phần mềm, thiết bị đang sử dụng tại doanh nghiệp và một số điều kiện liên quan khác.

Chi phí và lợi ích ln là vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm, kết quả

nghiên cứu cho thấy chi phí và lợi ích có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán. Tuy nhiên, nhân tố này có mức ảnh hưởng thấp do thị trường phần mềm kế toán với rất nhiều nhà cung cấp dẫn đến sự cạnh tranh về giá cũng như các chi phí liên quan giữa các nhà cung cấp. Hơn nữa, với tính chất đơn giản của phần lớn các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại các DNNVV thì các phần mềm kế tốn với một mức giá hợp lý có thể mang lại những lợi ích doanh nghiệp mong muốn.

Trong nhiều nghiên cứu trước đây, tính năng phần mềm là nhân tố có tác động mạnh đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này cho thấy quyết định lựa chọn phần mềm kế tốn tại các DNNVV ít bị tác động bởi tính năng phần mềm. Điều này có thể được giải thích do cơng tác kế toán tại các DNNVV đa phần không phức tạp, một số doanh nghiệp nhỏ có số lượng

nghiệp vụ phát sinh khá ít và đơn giản. Do đó, phần mềm kế tốn với các tính năng cơ bản có thể đáp ứng được nhu cầu doanh nghiệp.

Tóm tắt chương 4

Kết quả nghiên cứu cho thấy trong số 36 biến quan sát thuộc nhóm biến độc lập, hai biến quan sát khơng đáp ứng yêu cầu và bị loại là biến “Doanh nghiệp có quan tâm đến những thành cơng trước đây của nhà cung cấp” và biến “Tài liệu kỹ thuật về phần mềm kế toán được hướng dẫn chi tiết đầy đủ”, 34 biến quan sát còn lại được đưa vào nghiên cứu.

Trong bảy giả thuyết nghiên cứu ban đầu, sáu giả thuyết được chấp nhận và một giả thuyết khơng được chấp nhận, mơ hình nghiên cứu được điều chỉnh với sáu biến độc lập: yêu cầu của người sử dụng, tính năng phần mềm, điều kiện thuận tiện, sự tin cậy của nhà cung cấp, sự hỗ trợ từ nhà cung cấp, chi phí và lợi ích có tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại các DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Đối với các biến định tính như giới tính, vị trí cơng tác, nghiên cứu chưa tìm thấy bằng chứng cho thấy có sự khác nhau giữa giới tính hoặc vị trí cơng tác ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại doanh nghiệp.

CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Chương 5 trình bày tóm tắt nội dung nghiên cứu, kết quả nghiên cứu, kiến nghị và những đóng góp của đề tài. Đồng thời chương này cũng trình bày những hạn chế còn tồn tại của nghiên cứu và và hướng nghiên cứu tiếp theo.

5.1 Kết luận

Nghiên cứu nhằm đánh giá và xác lập các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại các DNNVV trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, hỗ trợ các DNNVV trong quá trình ra quyết định lựa chọn một phần mềm kế toán phù hợp. Đồng thời kết quả nghiên cứu cũng giúp các nhà cung cấp phần mềm thấy được những vấn đề mà khách hàng quan tâm, từ đó có những cải tiến sản phẩm, dịch vụ gần hơn với nhu cầu của khách hàng.

Nghiên cứu được thực hiện qua giai đoạn nghiên cứu sơ bộ (sử dụng phương pháp định tính) và nghiên cứu chính thức (sử dụng phương pháp định lượng).

Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ 231 phiếu khảo sát đủ điều kiện đưa vào phân tích, dữ liệu được phân tích thơng qua phần mềm SPSS 20.0.

Bảy nhân tố được đưa vào nghiên cứu bao gồm: Yêu cầu của người sử dụng, tính năng phần mềm, điều kiện thuận tiện, sự tin cậy của nhà cung cấp, sự hỗ trợ từ nhà cung cấp, chi phí và lợi ích, quan điểm. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy chưa đủ bằng chứng để kết luận nhân tố quan điểm có tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán.

5.2 Kết quả nghiên cứu và đóng góp 5.2.1 Kết quả nghiên cứu 5.2.1 Kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu cho thấy quyết định lựa chọn phần mềm kế toán chịu ảnh hưởng bởi sáu nhân tố là sự hỗ trợ từ nhà cung cấp, sự tin cậy của nhà cung cấp, yêu cầu của người sử dụng, điều kiện thuận tiện, chi phí và lợi ích, tính năng phần mềm. Các nhân tố này có mối quan hệ cùng chiều với quyết định lựa chọn phần mềm kế toán và mức độ tác động được sắp xếp theo thứ tự giảm dần như sau:

 Sự hỗ trợ từ nhà cung cấp (35,0%).  Sự tin cậy của nhà cung cấp (30,7%).

 Yêu cầu của người sử dụng (17,7%).  Điều kiện thuận tiện (16,0%).

 Chi phí và lợi ích (13,2%).  Tính năng phần mềm (9,7%).

Hiện nay, hầu hết các DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đều ứng dụng phần mềm kế toán vào cơng tác kế tốn tại doanh nghiệp, vai trò của phần mềm kế toán cũng ngày càng được xem trọng hơn. Tuy nhiên, các DNNVV chưa có sự đầu tư đúng mức vào quá trình đánh giá lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp, điều này dẫn đến phần mềm kế toán được chọn không phù hợp hoặc không thể đáp ứng các nhu cầu doanh nghiệp. Hơn nữa, các DNNVV dường như chỉ chú ý đến nhu cầu ở hiện tại của doanh nghiệp về phần mềm kế tốn mà ít quan tâm tìm hiểu xem phần mềm kế tốn liệu có thể các nhu cầu trong tương lai hay khơng? Điều này có thể dẫn đến khả năng phần mềm kế tốn khơng đáp ứng nhu cầu phát triển hoặc mở rộng hoạt động trong tương lai, doanh nghiệp sẽ tốn thời gian, chi phí, nhân lực và hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng đáng kể cho quá trình tìm kiếm và đưa vào sử dụng một phần mềm kế toán mới thay thế. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy doanh nghiệp chú trọng nhiều đến sự hỗ trợ từ nhà cung cấp và sự tin cậy của nhà cung cấp hơn là các vấn đề liên quan đến phần mềm kế tốn, chẳng hạn như: tính năng phần mềm là một trong những vấn đề đáng lưu ý nhất.

5.2.2 Đóng góp của đề tài

5.2.2.1 Đóng góp về mặt lý thuyết

Nghiên cứu này xác định các nhân tố chính tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán, là cơ sở để DNNVV tham khảo và những nghiên cứu sau có thể phát triển và hồn thiện hơn.

5.2.2.2 Đóng góp về mặt thực tiễn

Kết quả nghiên cứu hỗ trợ DNNVV trong quá trình ra quyết định lựa chọn phần mềm kế toán hiệu quả hơn, góp phần tiết kiệm thời gian, chi phí cho các doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp cung ứng phần mềm có thể tham khảo kết quả nghiên cứu các nhân tố tác động chính đến việc lựa chọn phần mềm kế tốn tại DNNVV, từ đó phát triển sản phẩm và dịch vụ, đưa sản phẩm của của doanh nghiệp đến gần hơn với nhu cầu của khách hàng.

5.3 Kiến nghị

5.3.1 Kiến nghị đối với đối tƣợng DNNVV

Để lựa chọn phần mềm kế toán hiệu quả, các DNNVV nên đầu nhiều hơn vào quá trình đánh giá và lựa chọn phần mềm phù hợp cho doanh nghiệp trong số rất nhiều sản phẩm phần mềm trên thị trường, bởi vì quá trình này khơng những giúp doanh nghiệp lựa chọn phần mềm phù hợp mà còn mang lại cho doanh nghiệp một cái nhìn bao qt, tồn diện về tổ chức và hiểu một cách chi tiết. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có cơ hội để thiết kế lại hoặc hồn thiện lại các quá trình, giúp cải thiện doanh nghiệp về lâu dài. Doanh nghiệp nên sử dụng thử phần mềm nhằm đánh giá mức độ phần mềm phù hợp và đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp. Qua đó, doanh nghiệp có thể phát triển các kịch bản cài đặt và triển khai phần mềm.

Doanh nghiệp cần lựa chọn phần mềm kế tốn từ những nhà cung cấp có uy tín, và các sản phẩm phần mềm ứng dụng cho doanh nghiệp cần có nguồn gốc rõ ràng.

Khi lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp, doanh nghiệp nên xem xét đến các nhân tố sau: sự hỗ trợ từ nhà cung cấp, sự tin cậy của nhà cung cấp, yêu cầu của người sử dụng, điều kiện thuận tiện, chi phí và lợi ích, tính năng phần mềm. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể linh hoạt tham khảo, vận dụng kết quả nghiên cứu tùy vào từng trường hợp cụ thể. Mặc dù kết quả nghiên cứu cho thấy chưa có bằng chứng để kết luận nhân tố quan điểm có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán của doanh nghiệp, doanh nghiệp vẫn cần tham khảo ý kiến từ các bên liên quan, chẳng hạn như những đối tượng đã từng sử dụng phần mềm hoặc ý kiến của các chuyên gia tư vấn phần mềm.

DNNVV cần đầu tư tìm hiểu về tính năng phần mềm nhiều hơn. Ngoài ra, đối với trường hợp cơ sở vật chất tại doanh nghiệp không thể đáp ứng việc đưa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 70)