Độc lập quản trị công ty với hiệu quả hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của sự độc lập quản trị đến việc thu hút nhà đầu tư nước ngoài tại các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 29)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm

2.2.2. Độc lập quản trị công ty với hiệu quả hoạt động

Tại các thị trường chứng khoán thế giới, HĐQT độc lập được xem như là một yếu tố trọng yếu để quản trị doanh nghiệp tốt hơn và cũng được ủng hộ bởi nhiều đạo luật và quy định về tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT. Ví dụ, trong nghiên cứu về 22 quốc gia khác Mỹ của các tác giả Dahya, Dimitrov và McConnel (2008) có thể thấy rằng HĐQT độc lập có tác động tích cực và có ý nghĩa đáng kể đến thành quả hoạt động của công ty, đặc biệt là ở các nước mà việc bảo vệ các nhà đầu tư chưa thật sự tốt. Những kết quả này cũng tương đồng với các kết quả nghiên cứu của Aggarwal, Erel. Stulz và Williamson (2009) và Bruno và Claessens (2010). Những cơng trình nghiên cứu của các tác giả này cho rằng các thành viên Hội Đồng Quản Trị độc lập làm gia tăng giá trị cổ đông bằng cách chủ động quản lý các cổ đông nội gián của công ty và hạn chế các hành động thanh lọc cổ đông thiểu số. Đặc biệt, một công ty với mức độ độc lập quản trị cao hơn sẽ có nhiều khả năng thu hút nhà đầu tư nước ngồi, do đó làm đa dạng hóa cấu trúc cổ đơng của cơng ty và do đó làm giảm thiểu chi phí vốn (Merton, 1987). Hơn nữa, các nhà đầu tư nước ngoài (đặc biệt là các tổ

đầu tư (Ferreira và Matos, 2008), với mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản mà họ đang nắm giữ.

Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng cơ chế quản trị doanh nghiệp tốt hơn (ví dụ như sự độc lập của Hội Đồng Quản Trị) có xu hướng nâng cao chất lượng và tần số của thông tin đưa ra bởi nhà quản lý, do đó làm giảm bất cân xứng thơng tin. Mark S. Beasley (1996) đã phân tích hồi quy logit mẫu số liệu gồm 75 doanh nghiệp có báo cáo tài chính trung thực và 75 doanh nghiệp có báo cáo tài chính khơng trung thực từ năm 1980 đến 1991 tại Mỹ. Kết quả cho thấy rằng tỷ lệ thành viên độc lập trong Hội Đồng Quản Trị lớn làm giảm đáng kể khả năng báo cáo tài chính là khơng trung thực.

Bên cạnh đó, Charles J.P.Chen, Bikki Jaggi (2000) trong bài “Association between independent nonexecutive directors, family control and financial disclosures in Hong Kong” đã làm kiểm định thực nghiệm cho các công ty ở Hồng Kơng, trong đó, một nửa là các cơng ty sở hữu gia đình. Kết quả bài nghiên cứu cho rằng tỷ lệ giám đốc độc lập trên tổng số thành viên HĐQT có tương quan dương với tính minh bạch trong báo cáo tài chính, và mối liên hệ này yếu hơn khi xét ở những công ty sở hữu gia đình. Những bài nghiên cứu này được thực hiện ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương nơi mà thơng tin thường được giữ bí mật, số lượng các cơng ty sở hữu gia đình chiếm số lượng lớn và sự phân loại cơng ty chưa rạch rịi, điều này là một yếu tố không nhỏ ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.

Gần đây hơn, bài nghiên cứu “The relationship between voluntary disclosure and independent directors in the presence of a dominant shareholder” của Patelli & Prencipe (2007) mở rộng quy mơ mẫu với 175 cơng ty phi tài chính niêm yết ở Ý – đặc biệt tất cả đều có các cổ đơng lớn chi phối, với một tiêu chí khắt khe hơn trong việc xác định thành viên độc lập trong Hội Đồng Quản Trị. Hai tác giả đã tìm ra mối quan hệ đồng biến giữa công bố thông tin tự nguyện và thành viên Hội Đồng Quản Trị độc lập. Trong nghiên cứu này, hai tác giả đã dùng phân tích đa biến có kiểm sốt các tác động từ quy mơ, địn bẩy, khả năng sinh lợi, sự phân tán quyền sở hữu để đưa ra kết luận tốt hơn về các mối quan hệ giữa cơ chế quản trị doanh nghiệp khác nhau để làm giảm mâu thuẫn lợi ích giữa nhà quản lý với cổ đông. So với các bài nghiên

cứu khác, tác giả đã có xem xét đến sự chi phối của cổ đông lớn, đây được xem như một tác động không nhỏ đến cơ chế quản trị của doanh nghiệp. Nhưng vì sự hạn chế trong việc công bố thông tin trên thị trường cũng như việc phân tích hồn tồn dựa vào báo cáo tài chính hàng năm nên khơng thể mở rộng xem xét đến những cơ chế kiểm soát khác trong doanh nghiệp.

Tại thực tiễn Việt Nam, theo quy định hiện hành, HĐQT của công ty đại

chúng phải có ít nhất 1/3 số thành viên là thành viên độc lập. Thống kê của Sở GDCK TP. HCM (HOSE), tồn bộ các cơng ty niêm yết trên Sở đều đáp ứng được quy định có tối thiểu 1/3 số thành viên HĐQT là thành viên HĐQT không điều hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của sự độc lập quản trị đến việc thu hút nhà đầu tư nước ngoài tại các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)