Chương 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.4 Các nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến khả
khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại
2.4.1 Nghiên cứu nước ngoài
Usman Dawood (2014) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của 23 ngân hàng thương mại tại Pakistan trong giai đoạn 2009 – 2012. Biến phụ thuộc được sử dụng là tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA). Kết quả cho thấy rằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu (vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản) có ảnh hưởng cùng chiều trong khi tỷ lệ thanh khoản (tổng tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản), tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động có ảnh hưởng ngược chiều đến khả năng sinh lời ngân hàng.
Ong Tze San & Teh Boon Heng (2013) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại tại Malaysia trong giai đoạn 2003 - 2009. Tác giả sử dụng tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) là biến phụ thuộc trong bài nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu (vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản) và tỷ lệ thanh khoản (tổng tài sản thanh khoản trên tổng tài sản) có ảnh hưởng cùng chiều đến khả năng sinh lời của ngân hàng; ngược lại, tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ, tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động có ảnh hưởng ngược chiều đến khả năng sinh lời (ROA) của ngân hàng.
Bashir (2000) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời ngân hàng (ROA, ROE, NIM) tại tám quốc gia ở khu vực Trung Đông trong giai đoạn 1993 - 1998. Kết quả chỉ ra rằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu (vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản) và tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản đều ảnh hưởng cùng chiều và có ý nghĩa thống kê đến khả năng sinh lời.
Munther Al Nimer & các cộng sự (2013) đã tìm thấy ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê của tỷ lệ thanh khoản (tổng tài sản thanh khoản trên tổng tài sản) lên khả năng sinh lời tại 15 ngân hàng của Jordan trong giai đoạn 2005 - 2011. Trong đó tỷ lệ lợi nhuận rịng trên tổng tài sản (ROA) được chọn làm biến phụ thuộc trong bài nghiên cứu.
Muhammad Sajid Saeed (2014) đã nghiên cứu dữ liệu của 73 ngân hàng thương mại tại Anh trong giai đoạn 2006 - 2012. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu có ảnh hưởng cùng chiều và tỷ lệ tăng trưởng GDP ảnh hưởng ngược chiều, tất cả đều có ý nghĩa thống kê đến khả năng sinh lời (ROA).
2.4.2 Nghiên cứu trong nước
Tiến sĩ Nguyễn Thị Mỹ Linh và cộng sự (khoa Tài chính - Ngân hàng trường Đại học Công Nghiệp Tp.HCM) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời (ROA) của 22 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2007 - 2013. Kết quả nghiên cứu cho thấy, vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, các khoản vay với tổng tỷ lệ tài sản, tỷ lệ thanh khoản, và tốc độ tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Thạc sĩ Trần Việt Dũng đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời (ROA, ROE, NIM) của 22 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy hình thức sở hữu ngân hàng, rủi ro tín dụng, lạm phát ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản; vốn chủ sỡ hữu và tốc độ tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng tích cực đến ROA của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Tiến sĩ Trịnh Quốc Trung và cộng sự (khoa Tài chính - Ngân hàng trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM) sau khi nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ngân hảng thương mại Việt Nam (ROA, ROE) giai đoạn 2005 – 2012 đã tìm thấy tỷ lệ tổng chi phí trên doanh thu, rủi ro tín dụng có ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản, trong khi vốn chủ sở hữu và quy mơ cấp tín dụng (tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản) có tác động tích cực đến ROA của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Bảng 2.1: Mơ tả tóm tắt kết quả các nghiên cứu thực nghiệm
STT Tác giả Nội dung nghiên
cứu Các yếu tố ảnh hưởng Kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu nước ngoài
1 Usman Dawood (2014) Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời (ROA) của 23 NHTM tại Pakistan (2009 – 2012)
Vốn chủ sở hữu, khả năng thanh khoản, chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động, tiền gửi, quy mô ngân hàng
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (+), tỷ lệ thanh khoản (-) và có ý nghĩ thống kê 2 Ong Tze San & Teh Boon Heng (2013)
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NHTM tại Malaysia (2003 - 2009)
Vốn chủ sở hữu, dự phịng rủi ro tín dụng, chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động, khả năng thanh khoản, tăng trưởng GDP, lạm phát
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (+), tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ (-), tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động (-), tỷ lệ thanh khoản (+) 4 Munther Al Nimer & các cộng sự (2013) Các yếu tố ảnh hưởng khả năng sinh lời của 15 NHTM của Jordan (2005 – 2011)
Khả năng thanh khoản Tỷ lệ thanh khoản (-)
5 Muhammad Sajid Saeed (2014) Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời tại 73 NHTM tại Anh (2006 - 2012)
Vốn chủ sở hữu, GDP, quy mô ngân hàng, dư nợ cho vay, quy mô tiền gửi, thanh khoản, GDP, lạm phát
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (+), tăng trưởng GDP (-)
3 Bashir (2001)
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời ngân hàng (ROA, ROE, NIM) tại 8 quốc gia khu vực Trung Đông (1993 - 1998)
Vốn chủ sở hữu, dư nợ cho vay, thu nhập ngoài lãi, tiền gửi, tổng tài sản, hình thức sở hữu, tăng trưởng GDP, lạm phát, thuế
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (+), và tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản (+)
Nghiên cứu trong nước
6 Tiến sĩ Nguyễn Thị Mỹ Linh và cộng sự (2013) Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời (ROA) 22 NHTM Việt Nam (2007 - 2013)
Vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, các khoản vay trên tổng tài sản, tỷ lệ thanh khoản, và tốc độ tăng trưởng kinh tế
Vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (+), các khoản vay trên tổng tài sản, tỷ lệ thanh khoản (+), và tốc độ tăng trưởng kinh tế 7 Thạc sĩ Trần Việt Dũng (2014) Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời (ROA, ROE, NIM) 22 NHTM Việt Nam (2006 - 2012)
Hình thức sở hữu ngân hàng, vốn chủ sở hữu, quy mô tài sản, rủi ro tín dụng, tăng trưởng GDP và lạm phát
Sở hữu nhà nước (-), nợ quá hạn trên tổng dư nợ (-), vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (+), tốc độ tăng trưởng kinh tế (+), lạm phát (-) 8 Tiến sĩ Trịnh Quốc Trung và cộng sự (2013) Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động (ROA, ROE) 39 NHTM Việt Nam (2005 - 2012)
Loại hình ngân hàng, tỷ lệ chi phí, tiền gửi trên cho vay, vốn chủ sỡ hữu, thị phần ngân hàng, quy mơ cấp tín dụng , rủi ro tín dụng
tỷ lệ chi phí trên doanh thu (-), nợ quá hạn trên tổng dư nợ (-),vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (+), dư nợ cho vay trên tổng tài sản (+)
Tóm tắt chương
Chương 2 tập trung vào cơ sở lý thuyết, kết quả thực nghiệm trong nghiên cứu trước đây về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại. Về mặt lý thuyết, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời ngân hàng được chia làm hai nhóm là các biến đại diện cho đặc điểm nội tại của ngân hàng (thể hiện ở các tỷ số tài chính của ngân hàng) và các biến đại diện cho yếu tố ngành và kinh tế vĩ mô. Các đặc điểm nội tại của ngân hàng là các yếu tố nội bộ chịu ảnh hưởng bởi các chính sách của nhà quản lý, như: Quy mô ngân hàng, vốn chủ sở hữu, khả năng thanh khoản, quy mơ cấp tín dụng, rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, chi phí hoạt động, năng lực quản lý. Các yếu tố ngành và kinh tế vĩ mô là những yếu tố khách quan, không chịu sự ảnh hưởng của các quyết định quản lý của ngân hàng, như: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội hàng năm, tỷ giá hối đoái, lãi suất, lạm phát.
Chương 3
THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM