Kết quả kiểm định lựa chọn mơ hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 59)

Chương 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

4.4.3 Kết quả hồi quy và các kiểm định các giả thuyết hồi quy

4.4.3.1 Kết quả kiểm định lựa chọn mơ hình

Bảng 4.4: Kết quả hồi quy và các kiểm định các giả thuyết hồi quy

Biến độc lập Mơ hình

POOLED OLS FEM REM GLS

EA 0,0260*** 0,00687 0,0212** 0,0283*** (4,83) (0,68) (3,13) (4,04) LIQ 0,0121 0,0157* 0,0144* 0,0129* (1,95) (2,22) (2,26) (1,95) LOAN 0,0123* 0,0147* 0,0135** 0,0135** (2,61) (2,46) (2,67) (2,42) LLR -0,0178 0,0251 -0,00740 -0,0444 (-0,24) (0,22) (-0,08) (-0,47) COSR -0,0118*** -0,00907*** -0,0106*** -0,00976*** (-5,16) (-3,72) (-4,65) (-4,12) GDP 0,1123 0,133 0,1181 0,102 (1,35) (1,66) (1,51) (1,39) -cons -0,000455 -0,00356 -0,00226 -0,00205 ( -0,06) ( -0,43) (-0,30) (-0,27) N 152 152 152 152 R-sq 0,409 0,252 0,240 F Test 0,0017

Hausman Test, F(p-value) 0,4501

Breusch and Pagan

Lagrangian Test 0,003

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm Stata 12 Ghi chú: * , ** và *** chỉ hệ số có ý nghĩa thống kê ở các mức ý nghĩa lần lượt là 10%, 5% và

1%. Các số trong ngoặc chỉ sai số chuẩn của từng hệ số.

Trong bảng 4.4 trình bày kết quả hồi quy của 4 mơ hình: POOLED OLS, FEM, REM, GLS và các kiểm định để chọn ra mơ hình phù hợp nhất. Đầu tiên, kiểm định F để giúp lựa chọn giữa hai phương pháp POOLED OLS và FEM, giả thuyết H0: Mơ hình POOLED OLS hiệu quả hơn; với mức ý nghĩa 5%, ta có: F = 0,0017 < 0,05 nên bác bỏ giả thuyết H0 chọn FEM. Tiếp theo kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian về phương sai thay đổi trong mơ hình REM với giả thuyết H0: Phương sai của sai số qua các thực thể là không đổi; giúp lựa chọn giữa hai phương pháp POOLED OLS và REM. Kết quả Prob = 0,003 < 0,05 nên bác bỏ giả thuyết H0 và REM được chọn. Cuối cùng thực hiện kiểm định Hausman để giúp lựa chọn giữa

hai phương pháp FEM và REM phù hợp cho hồi quy dữ liệu mẫu, dựa trên giả định H0 khơng có sự tự tương quan giữa biến giải thích và yếu tố ngẫu nhiên được sử dụng. Kiểm định Hausman cho thấy p = 0,4501 > 0,05. Như vậy, giả thuyết H0được chấp nhận và REM được sử dụng để chạy hàm hồi quy tuyến tính. Ngồi ra, nghiên cứu cũng tiến hành kiểm định các vi phạm giả thuyết như phương sai sai số thay đổi và sự tự tương quan của sai số, kết quả kiểm định các vi phạm giả thuyết lần lượt như sau:

4.4.3.2 Kiểm định các vi phạm giả thuyết của mơ hình

Bảng 4.5: Kiểm định phương sai của sai số thay đổi và tự tương quan

Bảng A. Kiểm định phương sai của sai số thay đổi

Chi-Square 25,82 Prob.Chi-Square 0,5258 Bảng B. Kiểm định tự tương quan của sai số

Thống kê F 4,318 Prob.F(1,18) 0,0523

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm Stata 12

Trong phần này tác giả tiếp tục thực hiện hai kiểm định về phương sai của sai số thay đổi và tự tương quan. Bảng 4.5 A, trình bày kết quả của kiểm định White với giả thuyết H0: Khơng có hiện tượng phương sai thay đổi. Kết quả kiểm định White cho kết quả là: Prob = 0,5258 (với mức ý nghĩa alpha = 10%). Vậy, Prob > 0,1 nên chấp nhận giả thuyết H0, khơng có hiện tượng phương sai thay đổi. Bảng 4.5 B, nghiên cứu tiến hành kiểm định Wooldridge giả thuyết không bị tự tương quan trên dữ liệu bảng, với giả thuyết H0: Khơng có sự tự tương quan. Với mức ý nghĩa alpha = 0,1; kiểm định cho kết quả là: Prob = 0,0523. Vậy, Prob < 0,1 nên bác bỏ giả thuyết H0, có sự tự tương quan.

Qua kết quả kiểm định từng phần ở trên, ta thấy: Mơ hình có hiện tượng đa cộng tuyến được đánh giá là không nghiêm trọng và khơng có hiện tượng phương sai thay đổi. Tuy vậy, mơ hình có sự tự tương quan giữa các sai số. Hiện tượng này sẽ làm cho các ước lượng thu được bằng các phương pháp hồi quy thông trường trên

dữ liệu bảng không hiệu quả, các kiểm định hệ số hồi qui khơng cịn đáng tin cậy. Tác giả sử dụng sử dụng mơ hình hồi quy bình phương bé nhất tổng quát khả thi (Feasible General Least Square – FGLS). Phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi (FGLS) thực chất là phương pháp bình phương bé nhất thơng thường (OLS) áp dụng cho các biến đã được biến đổi từ một mô hình vi phạm các giả thuyết cổ điển thành một mơ hình mới thỏa mãn các giả thuyết cổ điển. Do đó các tham số ước lượng được từ mơ hình mới sẽ đáng tin cậy hơn. Chính vì những lý do trên, bài nghiên cứu chỉ sử dụng kết quả của mơ hình hồi quy với phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi (FGLS) để phân tích kết quả mơ hình.

Với biến phụ thuộc là ROA, sau khi dùng phương pháp FGLS để khắc phục hiện tượng tự tương quan giữa các sai số để đảm bảo ước lượng thu được vững và hiệu quả, ta có kết quả như sau:

ROAit= -0,00205 + 0,0283 EAit+ 0,0129 LIQit+ 0,0135 LOANit– 0,0098 COSRit + εit.

Bảng 4.6: So sánh kết quả phân tích thực tế và kỳ vọng

Tên biến Dấu của hệ sốtương quan Kỳ vọng Ý nghĩa thống kê EA + + Có ý nghĩa thống kê 1% LIQ + + Có ý nghĩa thống kê 10% LOAN + + Có ý nghĩa thống kê 5%

LLR - - Khơng có ý nghĩa thống kê COSR - - Có ý nghĩa thống kê 1%

GDP + + Khơng có ý nghĩa thống kê

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Với biến phụ thuộc là ROA, bốn biến độc lập (EA, LOAN, LIQ, COSR) tác động có ý nghĩa thống kê, hai biến độc lập (LLR, GDP) tác động khơng có ý nghĩa thống kê, cụ thể:

- Biến EA tác động cùng chiều (0,0283) và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%

Quy mơ vốn chủ sở hữu có mối tương quan dương với tỷ suất lợi nhuận của các NHTM. Kết quả nghiên cứu cho thấy đây là biến có ảnh hưởng nhiều nhất đến khả năng sinh lời ngân hàng. Cụ thể là, khi quy mô vốn chủ sở hữu tăng thêm 1% thì ROA của ngân hàng sẽ tăng thêm 2,83% và ngược lại. Mối quan hệ giữa quy mô vốn chủ sở hữu và ROA của các ngân hàng có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.

Các ngân hàng có vốn hóa tốt đối mặt với nguy cơ vỡ nợ thấp hơn. Hơn nữa, một cấu trúc vốn mạnh rất cần thiết cho các ngân hàng trong nền kinh tế đang phát triển, vì nó cung cấp thêm sức mạnh cho các ngân hàng có thể đứng vững trong thời kỳ khủng hoảng tài chính và tăng mức độ an toàn cho người gửi tiền khi phải đối mặt với các điều kiện kinh tế vĩ mô không ổn định. Kết quả nghiên cứu đã phản ánh đúng thực trạng của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn từ năm 2005- 2012, kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Để đảm bảo an toàn trong hoạt động cũng như tăng cường sức mạnh cạnh tranh cho các ngân hàng trong nước, NHNN ban hành quy định về an toàn vốn, dưới áp lực về kế hoạch tăng vốn điều lệ tối thiểu 3000 tỷ đối với các NHTM Việt Nam. Các ngân hàng thương mại có xu hướng tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu để nâng cao khả năng chống chịu các rủi ro tài chính, và các ngân hàng sẽ chủ động hơn trong các hoạt động, giúp lợi nhuận (ROA) của các ngân hàng tăng lên. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đây như: Ong Tze San & Teh Boon Heng (2012), Syafri (2012), Usman Dawood (2014), Faisal (2005), James W. Scott & José Carlos Arias (2011), Muhammad Sajid Saeed (2014) et.al.

- Biến LIQ tác động cùng chiều (0,0129) và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 10%

Đúng như những gì đã kỳ vọng khả năng thanh khoản có mối tương quan dương với khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam và có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 10% trong mơ hình. Khi khả năng thanh khoản của các ngân hàng tăng thêm 1% thì ROA sẽ tăng 1,29%. Như vậy, ngân hàng khả năng thanh khoản càng

cao thì sẽ có tỷ suất lợi nhuận càng cao. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đây của Ong Tze San & Teh Boon Heng (2013), Athanasoglou (2006), Sufian và Chong (2008), Vong và Chan (2009), Sufian (2011).

- Biến LOAN tác động cùng chiều (0,0135) và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%

Cho vay là hoạt động chính mang lại nguồn thu chủ yếu cho NHTM. Không ngạc nhiên khi kết quả mơ hình chỉ ra rằng tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản tương quan dương với lợi nhuận ngân hàng và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%, chứng tỏ cho vay đóng vai trị quan trọng trong việc nâng cao khả năng sinh lời của các NHTM. Mối quan hệ này được giải thích là khi dư nợ cho vay của các ngân hàng tăng thêm 1% thì ROA sẽ tăng 1,35%. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đây Bashir (2000), Husni Khrawish, et al. (2008), Syafri (2012).

- Biến COSR tác động ngược chiều (– 0,0098) và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%.

Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động có ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận các ngân hàng thương mại Việt Nam ở mức ý nghĩa 1%. Mối quan hệ này là tiêu cực, khi tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động tăng lên 1%, chỉ số lợi nhuận ngân hàng (ROA) giảm tương ứng 0,98%. Chi phí hoạt động cao làm giảm lợi nhuận ngân hàng (Ong Tze San & Teh Boon Heng 2013). Kết quả tương tự cũng đã được tìm thấy bởi Hess và Francis (2004). Ghoshet al.(2003).

Kết quả nghiên cứu đã phản ánh đúng thực trạng của hệ thống ngân hàng Việt Nam phải giai đoạn 2008 - 2014, giai đoạn diễn ra khủng hoảng tài chính kinh tế Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn, các ngân hàng phải tiến hành tổ chức, sắp xếp bộ máy quản trị bộ máy điều hành và các phòng ban nhằm nâng cao hiệu quả quản lý cũng như nhằm xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn các bộ phận các cấp.

- Biến LLR tác động khơng có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 10%.

Ảnh hưởng của dự phịng rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời khơng có ý nghĩa thống kê ở cả bốn mơ hình. Theo Heffernan và Fu (2008), khoản dự phòng này là sự phản ánh của ngân hàng đối với rủi ro cho vay, cụ thể là các khoản nợ quá hạn. Sự ảnh hưởng này chưa thật sự rõ ràng vì các ngân hàng có khẩu vị rủi ro khác nhau và những ngân hàng thích rủi ro sẽ mong muốn có lợi nhuận cao, trong khi những ngân hàng thận trọng với rủi ro thì sẽ cho vay ít hơn đồng thời thu lợi cũng ít hơn.

Tóm tắt chương

Sau khi sử dụng phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi (FGLS) để khắc phục hiện tượng tự tương quan bậc nhất và và phương sai của sai số thay đổi để đảm bảo rằng các ước tính thu được là khả thi và có hiệu quả, nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố đặc điểm của ngân hàng và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Cụ thể, các biến về quy mô vốn chủ sở hữu, cho vay, tăng trưởng tín dụng có ảnh hưởng tích cực đến khả năng sinh lời, trong khi biến về chi phí lại ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh lời.

Chương 5

GIẢI PHÁP CHO CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

5.1 Định hướng phát triển ngân hàng thương mại Việt Nam đến năm 2020

Đề án phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (ban hành kèm theo Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/05/2006) nêu rõ định hướng phát triển chiến lược sau năm 2010 xây dựng được hệ thống các TCTD hiện đại, đạt trình độ tiên tiến trong khu vực châu Á, đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng, có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Bảo đảm các TCTD, kể cả các TCTD Nhà nước hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc thị trường và vì mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận. Phát triển hệ thống TCTD hoạt động an toàn và hiệu quả vững chắc dựa trên cơ sở cơng nghệ và trình độ quản lý tiên tiến, áp dụng thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng thương mại. Phát triển các TCTD phi ngân hàng để góp phần phát triển hệ thống tài chính đa dạng và cân bằng hơn. Phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là huy động vốn, cấp tín dụng, thanh tốn với chất lượng cao và mạng lưới phân phối phát triển hợp lý nhằm cung ứng đầy đủ, kịp thời, thuận tiện các dịch vụ, tiện ích ngân hàng cho nền kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hình thành thị trường dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là thị trường tín dụng cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các loại hình TCTD, tạo cơ hội cho mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu hợp pháp, đủ khả năng và điều kiện được tiếp cận một cách thuận lợi các dịch vụ ngân hàng. Ngăn chặn và hạn chế mọi tiêu cực trong hoạt động tín dụng.

Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống ngân hàng. Tách bạch tín dụng chính sách và tín dụng thương mại trên cơ sở phân biệt chức năng cho vay của ngân hàng chính sách với chức năng kinh doanh tiền tệ của ngân hàng thương mại. Bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của TCTD trong kinh doanh. Tạo điều kiện cho các TCTD trong nước nâng cao năng lực quản lý, trình độ nghiệp vụ và khả năng cạnh tranh. Bảo đảm quyền kinh doanh của các ngân hàng và các tổ chức tài chính nước

ngồi theo các cam kết của Việt Nam với quốc tế. Gắn cải cách ngân hàng với cải cách doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp Nhà nước. Tiếp tục củng cố, lành mạnh hóa và phát triển các ngân hàng cổ phần; ngăn ngừa và xử lý kịp thời, không để xảy ra đổ vỡ ngân hàng ngồi sự kiểm sốt của NHNN đối với các TCTD yếu kém. Đưa hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân đi đúng hướng và phát triển vững chắc, an toàn, hiệu quả. Phương châm hành động của các TCTD là "An toàn - Hiệu quả - Phát triển bền vững - Hội nhập quốc tế".

Ngày 8/9/2009, tại Hà Nội, ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức “Hội thảo đánh giá sự phát triển của ngành ngân hàng giai đoạn 2001 - 2010 và định hướng phát triển 2011 - 2020” tiếp tục nhấn mạnh Việt Nam phấn đấu đến năm 2020 phát triển một hệ thống ngân hàng thương mại với qui mơ ở mức trung bình thế giới và khu vực. Từ đây đến năm 2020, xây dựng một hệ thống ngân hàng thương mại vững mạnh, cạnh tranh và năng động, hỗ trợ và đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế. Đồng thời, phải hướng tới một nền tảng công nghệ ngân hàng sẵn sàng đối mặt với những thách thức của tự do hóa và tồn cầu hóa.

Trong đó, hệ thống ngân hàng ổn định, vững mạnh và an tồn, đó là hệ thống có thể chịu được những cú sốc đột ngột bất lợi về kinh tế và tài chính xảy ra từ bên trong và bên ngồi hệ thống mà khơng gây ảnh hưởng đáng kể các chức năng trung gian và chức năng của nền kinh tế. Có một hệ thống ổn định, thì phải có các định chế tài chính hoạt động vững mạnh, hiệu quả và có hiệu lực, có các qui định quản lý thận trọng, có hệ thống thanh tra giám sát mạnh mẽ và cơ sở hạ tầng tài chính đáng tin cậy.

Các NHTM trong nước, có những đổi mới mạnh mẽ trong mơ hình tổ chức, mở rộng các hoạt động xuyên quốc gia và nếu đủ mạnh có thể từng bước thành lập một số tập đồn tài chính; đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực quản trị kinh doanh, quản trị rủi ro, năng lực tài chính; xây dựng những điều kiện tín dụng mới, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn; phát triển tín dụng vi mơ, các phương thức ngân hàng mới để đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn và những những dịch vụ tài chính của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)