Chương 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
5.2 Giải pháp cho các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng
5.2.4 Ngăn ngừa rủi ro tín dụng
ngân hàng cần có các biện pháp nhằm giảm đến mức thấp nhất rủi ro.
Dưới đây là một số kiến nghị tác giả đưa ra nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng: - Nâng cao chất lượng cơng tác thẩm định và đánh giá khách hàng: Thẩm định là khâu quan trọng nhất trước khi quyết định cho vay. Phân công cán bộ thẩm định cũng phải căn cứ vào trình độ, kinh nghiệm, thế mạnh của từng người. Trình độ, năng lực, kinh nghiệm cũng như đạo đức nghề nghiệp là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác thẩm định. Do đó cán bộ thẩm định cần:
+ Nắm vững mọi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như của ngân hàng Nhà nước. Thành thạo chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng nhất là nghiệp vụ tín dụng.
+ Có kiến thức tổng thể về kinh tế thị trường, nhanh nhạy nắm bắt thông tin, am hiểu về pháp luật. Hiểu biết nhất định trên một số lĩnh vực có liên quan đến nghiệp vụ tín dụng
+ Hàng năm ngân hàng cần tổ chức các đợt thi nghiệp vụ nhằm khuyến khích cán bộ tín dụng trao dồi nghiệp vụ, không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chun mơn.
+ Ngân hàng cần chú trọng tới công tác bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm và thường xuyên bám sát cơ sở, tiếp cận khách hàng để nắm kịp thời những biến động của khách hàng, từ đó có những cách thức đối phó cho phù hợp.
- Tăng cường cơng tác phịng ngừa nợ q hạn.
+ Biện pháp phòng ngừa khoản vay dẫn đến nợ quá hạn: Biện pháp này thực hiện ngay khi ngân hàng tiến hành kiểm tra việc thực hiện vốn vay, nếu thấy khách hàng bắt đầu có dấu hiệu dẫn đến rủi ro, dẫn đến nợ quá hạn thì ngân hàng cần xử lý một số biện pháp ngăn ngừa. Ngồi ra ngân hàng có thể u cầu khách hàng cung cấp thêm các tài sản đảm bảo độ tăng cường an toàn cho nguồn vốn của ngân hàng trong trường hợp tài sản thế chấp bị giảm giá trị, trong trường hợp này nếu cần thiết ngân hàng có thể tiến hành gia hạn nợ cho khách hàng.
+ Đối với các khoản nợ quá hạn thì ngân hàng cần xem xét lại các vấn đề trong quá trình thẩm định xem ngân hàng mắc những sai sót gì, trong khâu nào, vấn đề nào, xem xét lại khả năng tài chính của khách hàng và quá trình khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục đích khơng. Từ đó đưa ra những giải pháp xử lý mang lại hiệu quả cao trong thời gian ngắn.
+ Khi tiến hành thu hồi nợ quá hạn, ngân hàng nên sử dụng biện pháp khai thác khi khách hàng vay vốn có thiện chí trả nợ, ngân hàng có thể gia hạn nợ hoặc điều chỉnh hợp đồng tín dụng tương ứng với một chu kỳ sản xuất của khách hàng, cho phép khách hàng tự khắc phục khó khăn về tài chính để hồn trả nợ ngân hàng càng sớm càng tốt. Khi khách hàng khơng có thiện chí trả nợ như đã cam kết trong hợp dồng tín dụng thì ngân hàng mới tiến hành thanh lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ.
- Nâng cao hiệu quả của cơng tác kiểm tra, kiểm sốt:Kiểm tra, kiểm sốt là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng, đề phòng, ngăn ngừa và xử lý kịp thời, chính xác những hiện tượng có thể dẫn đến rủi ro trong hoạt động của ngân hàng. Do đó:
+Cán bộ tín dụng phải phát huy tối đa tính khách quan, nhìn nhận vấn đề theo tình hình thực tế, theo số liệu cụ thể của cơng tác kiểm tra.
+Kiểm tra, kiểm soát phải đảm kịp thời, thường xuyên, đánh giá sự việc một cách mau lẹ và đưa ra kết luận chính xác.
- Chủ động trích lập Quỹ dự phịng rủi ro theo qui định của pháp luật nhằm đảm bảo an tồn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Thường xuyên kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay.
- Thực hiện chính sách phân tán rủi ro theo ngành, không tập trung vốn vào một hoặc vài ngành kinh tế mà trải đều trên nhiều ngành từ sản xuất đến thương mại, dịch vụ, tiêu dùng cá nhân.
- Áp dụng các cơng cụ phái sinh để phịng ngừa hiệu quả hơn rủi ro tín dụng như: Chứng khốn hóa các khoản cho vay, hợp đồng trao đổi tín dụng (credit swap), hợp đồng quyền lựa chọn tín dụng, trái phiếu ràng buộc…