Chương 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
3.1 Tổng quan về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
3.1.1 Quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam
Sự phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam có thể được đánh dấu từ sự ra đời của ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vào ngày 06/05/1951. Tuy nhiên, xét về hình thức quản lý kinh tế, quá trình này có thể chia làm 2 giai đoạn đoạn chính trước và sau tháng 05 năm 1990.
- Giai đoạn trước tháng 05 năm 1990: Hệ thống ngân hàng Việt Nam là hệ thống một cấp. Khơng có sự tách biệt giữa chức năng quản lý và kinh doanh. Ngân hàng Nhà nước vừa đóng vai trị là ngân hàng Trung ương, vừa là ngân hàng thương mại.
- Giai đoạn sau tháng 05 năm 1990: Cơ chế đổi mới ngân hàng được hồn thiện thơng qua việc công bố hai pháp lệnh Ngân hàng (Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và cơng ty tài chính) đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ một cấp sang hai cấp – Trong đó lần đầu tiên đối tượng nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động của mỗi cấp được luật pháp phân biệt rạch ròi:
+ Ngân hàng Nhà nước thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh tốn, ngoại hối và ngân hàng; thực thi nhiệm vụ của một ngân hàng Trung ương – là ngân hàng duy nhất được phát hành tiền; là ngân hàng của các ngân hàng và là ngân hàng của Nhà nước; NHTW là cơ quan tổ chức việc điều hành chính sách tiền tệ, lấy nhiệm vụ giữ ổn định giá trị đồng tiền làm mục tiêu chủ yếu và chi phối căn bản các chính sách điều hành cụ thể đối với hệ thống các ngân hàng cấp hai.
+ Cấp ngân hàng kinh doanh thuộc lĩnh vực lưu thơng tiền tệ, tín dụng, thanh tốn, ngoại hối và dịch vụ ngân hàng trong toàn nền kinh tế quốc dân do các Định chế tài chính ngân hàng và phi ngân hàng thực hiện.
+ Cùng với quá trình đổi mới cơ chế vận hành trong hệ thống ngân hàng là quá trình ra đời hàng loạt các ngân hàng chuyên doanh cấp hai với các loại hình sở hữu khác nhau gồm Ngân hàng thương mại quốc doanh, cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh hoặc văn phịng đại diện của ngân hàng nước ngồi, hợp tác xã tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân, cơng ty tài chính... Trong thời gian này, bốn ngân hàng thương mại quốc doanh lớn đã được thành lập gồm: ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam; ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam; ngân hàng Công thương Việt Nam; ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Thời kỳ 1991 đến nay là giai đoạn hệ thống ngân hàng Việt Nam có rất nhiều chuyển biến dần theo hướng một hệ thống ngân hàng hai cấp hiện đại qua các cột mốc chính sau:
+ Từ năm 1991, ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) được phép đi vào hoạt động và các ngân hàng nước ngồi được tham gia vào thị trường Việt Nam thơng qua việc mở các chi nhánh hoặc liên doanh với ngân hàng trong nước.
+ Năm 1993, Việt Nam bình thường hóa quan hệ tín dụng với các tổ chức quốc tế (Quỹ tiền tệ Quốc tế, ngân hàng Thế giới, ngân hàng Phát triển châu Á), quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và cộng đồng tài chính quốc tế được tái lập và khơi thông.
+ Ngày 02/12/1997, Quốc hội thông qua Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng, tạo nền tảng pháp lý căn bản hơn cho hệ thống ngân hàng tiếp tục đổi mới phù hợp với cơ chế thị trường và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
+ Cơng nghệ ngân hàng có bước phát triển mạnh mẽ; Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng được đưa vào vận hành chính thức từ tháng 5/2002, các dịch vụ ngân hàng điện tử xuất hiện (E-Banking, Internet banking,...).
+ Năm 2003: Thành lập ngân hàng Chính sách xã hội trên cơ sở ngân hàng phục vụ người nghèo để tiến tới tách bạch tín dụng chính sách với tín dụng thương mại theo cơ chế thị trường; tiến hành sửa bước 1 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
+ Năm 2004: Sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam.
+ Tháng 6 năm 2010, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XII đã thơng qua Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng mới, tạo nền tảng pháp lý cho việc tiếp tục đổi mới hoạt động ngân hàng đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
3.1.2 Ngân hàng thương mại Việt Nam
Trong suốt hai thập kỷ kể từ lần cải cách đầu tiên, ngành ngân hàng đã phát triển mạnh mẽ, ít nhất là ở số lượng các ngân hàng. Từ hệ thống một ngân hàng 1 cấp – ngân hàng Nhà nước đồng thời thực hiện chức năng của ngân hàng thương mại và ngân hàng Trung ương, hệ thống ngân hàng đã tăng lên con số 150 ngân hàng và hơn 1.100 tổ chức tín dụng phi ngân hàng chỉ trong vịng 24 năm. Sự phát triển tập trung vào hai giai đoạn và hai nhóm ngân hàng. Thập niên 90’ là thời đại của các NHTMCP và giai đoạn đầu những năm 2000 đánh dấu thời điểm tham gia của các ngân hàng nước ngoài.
Bảng 3.1: Số lượng các ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2007 - 2014
Loại hình ngân hàng 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 NHTM Nhà nước* 5 5 5 5 5 5 5 5
NHTM cổ phần 37 39 39 37 35 34 33 33 Ngân hàng liên doanh - 5 5 5 5 4 4 4
Chi nhánh ngân hàng
nước ngoài 33 35 36 53 50 50 53 47 Ngân hàng 100% vốn
nước ngoài 5 5 5 5 5 5 5 5 (*) Bao gồm cả các NHTMCP do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Nguồn: Tổng hợp từ BCTN NHNN Việt Nam
Số lượng các NHTM Nhà nước vẫn ổn định, từ bốn NHTM Nhà nước được thành lập ban đầu, chỉ có một ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long
được thành lập thêm vào năm 1997. Trong khi đó, số lượng các NHTMCP tăng mạnh trong thập kỷ 90’, lên đỉnh điểm với 51 ngân hàng trong năm 1996, nhưng đến năm 2014 đã giảm dần từ đó xuống cịn 33 ngân hàng do các quy định liên quan tới vốn điều lệ tối thiểu và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, dẫn đến việc sáp nhập và hợp nhất của một loạt các ngân hàng nhỏ và yếu kém. Có thể nói rằng việc hợp nhất ở ngành ngân hàng chắc chắn sẽ còn tiếp tục.
3.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam
Nhìn chung trong giai đoạn 2007 - 2014, tăng trưởng huy động và tăng trưởng tín dụng có xu hướng giảm. Sau sự gia tăng đột biến cả về tăng trưởng huy động và tín dụng trong hai năm 2009 - 2010 (tăng trưởng tổng huy động đạt 36,2% và tăng trưởng tín dụng đạt 37,5%), thì ở 2 năm tiếp theo tốc độ tăng trưởng của huy động lẫn tín dụng rất hạn chế; năm 2012 tăng trưởng tín dụng ở mức 8,8%, đây là năm đầu tiên từ năm 1992 tăng trưởng tín dụng ở mức 1 chữ số. Nguyên nhân là do sự khó khăn chung của nền kinh tế, chính sách tiền tệ thắt chặt của Chính phủ và do những yếu tố nội tại trong hệ thống ngân hàng. Năm 2013, nền kinh tế bắt đầu hồi phục, trước những tín hiệu khả quan chung của nền kinh tế, tăng trưởng huy động và tín dụng được cải thiện và dần đi vào ổn định trong năm 2014.
3.1.3.1 Hoạt động huy động vốn
Nguồn : Báo cáo thường niên NHNN 2007 - 2014
Tăng trưởng về huy động của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ năm 2008 đến 2014 không ổn định theo thời gian. Tiếp sau sự tăng trưởng nóng vốn huy động vào năm 2007_47,8%, hai năm 2008, 2009 tốc độ tăng trưởng huy động suy giảm, năm 2010 tăng trưởng huy động vốn khả quan đạt 36,2%. Từ năm 2011, huy động hệ thống ngân hàng tăng trưởng chậm lại. Mức tăng trưởng huy động năm 2011 so với cùng kỳ năm 2010 liên tục giảm trong điều kiện NHNN điều hành chặt chẽ chính sách tiền tệ theo chủ trương chung của Chính phủ, đồng thời thực hiện quyết liệt các biện pháp giảm đơ la hóa. Tính đến cuối tháng 12 năm 2011, tổng huy động vốn từ nền kinh tế của hệ thống ngân hàng tăng 12,4% so với cuối năm trước, thấp hơn mức 36,2% của năm 2010 và mức tăng bình quân 29,5% của giai đoạn 10 năm qua. Từ năm 2012 đến 2014 tăng trưởng vốn huy động ổn định xoay quanh mức 17% cho thấy kênh đầu tư tiền gửi tại hệ thống ngân hàng vẫn hấp dẫn.
3.1.3.2 Hoạt động cấp tín dụng
Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN 2007 - 2014
Sau sự suy giảm tăng trưởng tín dụng vào năm 2008, năm 2009 tín dụng tiếp tục tăng trưởng, tổng dư nợ tín dụng cho nền kinh tế của hệ thống ngân hàng năm 2009 tăng 37,5%, cao hơn nhiều so với mức tăng của năm 2008 chủ yếu do ảnh hưởng của các chính sách kích thích kinh tế. Trong 2 năm tiếp theo 2010, 2011 ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ theo hướng tăng trưởng với sự kiểm sốt khá chặt chẽ. Nhưng tín dụng thật sự gặp khó khăn trong năm 2012 do sức cầu của nền kinh tế chậm lại đáng kể, tình trạng tồn kho tăng mạnh. Đồng thời, rủi ro nợ xấu gia tăng do tình hình tài chính của doanh nghiệp suy giảm đã gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động ngân hàng. Năm 2012, cho vay đối với nền kinh tế tăng 8,8%, thấp nhất trong giai đoạn 2007 - 2014. Bắt đầu từ 2013, phù hợp với xu hướng hồi phục nhẹ của nền kinh tế, dư nợ tín dụng tăng so với năm 2012; phản ánh sự nổ lực và hiệu quả vốn tín dụng ngân hàng của NHNN trong cơng tác điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng, định hướng các TCTD nhằm tạo điều kiện thuận lợi giúp các doanh nghiệp và người dân tiếp cận nguồn vốn ngân hàng phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh và đời sống. Năm 2013, dư nợ tín dụng cho nền kinh tế tăng 12,7%; năm 2014 dư nợ tín dụng tăng 13,8% phù hợp nhu cầu và khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, không gây áp lực lên lạm phát.