Chương 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
4.3 Phương pháp kiểm định mơ hình
Bước 1:Phân tích thống kê mơ tả
Thống kê mơ tả được sử dụng để mơ tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập nhằm có cái nhìn tổng qt nhất về mẫu nghiên cứu. Thông qua thống kê mơ tả có thể thấy được giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn của các biến nghiên cứu bao gồm các biến độc lập và biến phụ thuộc của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 - 2014.
Bước 2:Phân tích ma trận tương quan
Thực hiện phân tích tương quan để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc. Giữa biến độc lập và biến phụ thuộc phải có tương quan thì các biến đó mới được sử dụng để phân tích hồi quy.
Đồng thời, nghiên cứu sẽ kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mơ hình thơng qua hệ số nhân tử phóng đại phương sai (VIF), nếu hệ số lớn hơn hoặc bằng 10 thì hiện tượng đa cộng tuyến được đánh giá là nghiêm trọng (Gujrati, 2003).
Bước 3:Ước lượng hồi số hồi quy: OLS, FEM, REM. Thực hiện các kiểm định F, Hausman, Breusch and Pagan Lagrangian để chọn mơ hình hồi quy tối tốt nhất.
Bước 4: Kiểm định và khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi.
Kiểm định White là kiểm định thống kê kiểm tra xem phương sai thặng dư có bất biến hay không. Đầu tiên ta cần xem giả thuyết H0: Phương sai sai số thay đổi.
Nếu kết quả kiểm định White có giá trị >=10% thì chấp nhận giả thuyết H0, tức khơng có hiện tượng phương sai của sai số thay đổi.
Trong trường hợp có hiện tượng phương sai thay đổi sẽ được khắc phục bởi phương pháp Robust Error.
Bước 5: Kiểm định và khắc phục hiện tượng tự tương quan.
Khi có hiện tượng tự tương quan, các hàm ước lượng thông thường OLS, mặc dù khơng thiên lệch, khơng cịn có các phương sai nhỏ nhất giữa tất cả các hàm tuyến tính khơng thiên lệch. Nghĩa, chúng khơng cịn là ước lượng khơng thiên lệch
tuyến tính tốt nhất nữa. Phương pháp có ý nghĩa nhất để phát hiện hiện tượng tự tương quan xảy ra trong mơ hình là kiểm định của Wooldrigde.
Trong thực tế khi tiến hành kiểm định Wooldrigde, người ta thường áp dụng quy tắc kiểm định đơn giản sau:
- Nếu 10% < d thì kết luận mơ hình khơng có tự tương quan. - Nếu 0 < d < 10% thì kết luận mơ hình có tự tương quan.
Nếu có hiện tượng tư tương quan và phương sai của sai số thay đổi thì nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi (Feasible – FGLS). Wooldridge (2002) cho rằng phương pháp này rất hữu hiệu khi kiểm soát được hiện tượng tự tương quan và phương sai của sai số thay đổi.
Bước 6:Thảo luận kết quả nghiên cứu của mơ hình.
4.4 Kết quả nghiên cứu
4.4.1 Kết quả phân tích thống kê mô tả
Dữ liệu được thu thập từ 19 ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2007 - 2014 với các thông số về thống kê được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến
Biến Quansát Giá trị trungbình Độ lệchchuẩn Giá trị nhỏnhất Giá trị lớn nhất ROA 152 0,0114749 0,0071307 0,000111 0,047289 EA 152 0,1267721 0,0900562 0,042556 0,614083 LIQ 152 0,2353664 0,1065177 0,033777 0,505874 LOAN 152 0,5298685 0,1369904 0,156097 0,944218 LLR 152 0,0128609 0,0065521 0,001397 0,037018 COSR 152 0,6083647 0,2221579 0,176298 1,39315 GDP 152 0,059375 0,0059932 0,0525 0,0713
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm Stata 12
Bảng 4.2 cho ta thấy kết quả thống kê mô tả của biến phụ thuộc ROA và 6 biến độc lập trong giai đoạn 2007 - 2014.
Biến ROA có giá trị trung bình là 1,15%, theo chuẩn mực đánh giá năng lực tài chính của Moody’s thì các chỉ tiêu khả năng sinh lời được đánh giá tốt trong khung: ROA ≥ 1%, cho thấy các NHTM Việt Nam đã quản lý và sử dụng tài sản hiệu quả trong việc tạo ra thu nhập. Độ lệch chuẩn của ROA là 0,7%, khoảng biến thiên của biến lớn từ 0,01% đến 4,73% cho thấy sự không tương đồng về khả năng sinh lời giữa các ngân hàng.
Biến EA có giá trị trung bình là 12,67% và độ lệch chuẩn là 9,01%. Khoảng biến thiên của biến lớn từ 4,26% đến 61,40% cho thấy sự không tương đồng về quy mô tổng tài sản giữa các ngân hàng.
Biến LIQ có giá trị trung bình là 23,54% cho thấy các ngân hàng đáp ứng đủ thanh khoản. Biến LIQ có độ lệch chuẩn là 10,65%. Tuy nhiên khoảng biến thiên của biến LIQ lớn từ 3,37% đến 50,59% cho thấy sự không tương đồng về quy mô thanh khoản giữa các ngân hàng.
Biến LOAN có giá trị trung bình là 52,99% và độ lệch chuẩn là 13,70% cho thấy cho vay khách hàng chiếm tỷ trọng cao so với tổng tài sản của ngân hàng. Tuy nhiên khoảng biến thiên của biến LOAN lớn từ 15,61% đến 94,42% cho thấy sự không tương đồng về quy mô cho vay khách hàng giữa các ngân hàng.
Biến LLR có giá trị trung bình là 1,29% cho thấy nợ xấu chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay. Khoảng biến thiên từ 0,14% đến 3,70% cho thấy sự khơng tương đồng về rủi ro tín dụng giữa các ngân hàng.
Biến COSR có giá trị trung bình là 60,84% cho thấy tỷ lệ chi phí trên thu nhập chiếm tỷ trọng cao. Biến COSR có độ lệch chuẩn là 22,22% và khoảng biến thiên lớn từ 17,63% đến 139,32% cho thấy sự không tương đồng về tỷ lệ chi phí trên thu nhập giữa các ngân hàng.
Biến GDP có giá trị trung bình là 5,94% cho thấy nền kinh tế ở Việt Nam tăng trưởng cao và ổn định hơn so với các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Biến GDP có độ lệch chuẩn là 0,6% và khoảng biến thiên nhỏ từ 5,25% đến 7,13% cho thấy sự tương đồng về tăng trưởng kinh tế giữa các năm.