Tương quan của các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 42)

Chương 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.3 Tương quan của các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng

hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2007 - 2014

Khả năng sinh lời của các NHTM bị chi phối bởi nhiều yếu tố nội tại và yếu tố vĩ mô. Trong phần này tác giả trình bày một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NHTM gồm: Quy mô vốn chủ sở hữu, quy mơ tín dụng, khả năng thanh khoản, dự phịng rủi ro tín dụng, chi phí hoạt động và thu nhập tổng sản phẩm quốc nội.

3.3.1 Quy mô vốn chủ sở hữu

Quy mô vốn chủ sở hữu được đo lường thông qua tỷ số: Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản ngân hàng (E/A).

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ BCTC của 19 NHTM

Hình 3.4: Quy mô vốn chủ sở hữu giai đoạn 2007 - 2014

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu diễn biến theo hình sin, trong giai đoạn 2008 - 2011, tỷ lệ vốn chủ sở hữu biến động cùng chiều với tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản. Trong giai đoạn còn lại của bài nghiên cứu tỷ lệ vốn chủ sở hữu biến động ngược chiều với tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng tài sản.

Tăng trưởng vốn chủ yếu diễn ra do thay đổi của quy định liên quan đến vốn điều lệ. Nghị định số 141/2006/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 22/11/2006 quy định đến năm 2008 các NHTM Nhà nước hoàn thành mức vốn pháp định 3.000 tỷ đồng và các NHTMCP hoàn thành mức vốn pháp định 1000 tỷ đồng. Đến cuối năm 2008, 17/19 các NHTM (trừ MDB vả NamABank) trong phạm vi nghiên cứu hoàn thành kế hoạch, tổng vốn chủ sở khối NHTM là 97.102 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản là 8,53%.

Theo quy định của Thông tư 13/2010/TT-NHNN ban hành ngày 20 tháng 05 năm 2010, 23 NHTM buộc phải tăng vốn điều lệ tối thiểu lên 3.000 tỷ đồng trong năm 2010. Tuy nhiên, đến tháng 12 năm 2010 vẫn có trên 10 NHTM trong tồn hệ thống chưa đáp ứng quy định, buộc NHNN phải lùi thời hạn này thêm 1 năm nữa. Vì thế trong 2 năm 2010, 2011 tổng vốn chủ sở hữu 19 NHTM tăng cao lần lượt là 165.100 tỷ đồng, 199.582 tỷ đồng tương ứng 70,03% và 105,54% so với năm 2008. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (EA) tăng đều qua các năm 2010 - 2013. Đến năm 2014 tổng vốn chủ sở hữu khối 19 NHTM là 266.456 tỷ đồng, tổng tài sản khối NHTM là 3.396.439 tỷ đồng, tỷ lệ EA chững lại ở mức là 7,85%; nguyên nhân là do vốn chủ sở các NHTM khơng tăng hoặc tăng rất ít.

3.3.2 Khả năng thanh khoản

Khả năng thanh khoản của một ngân hàng thể hiện qua chỉ tiêu định lượng: Tổng tài sản thanh khoản/Tổng tài sản ngân hàng (LIQ). Theo chuẩn CAMEL, chỉ tiêu thanh khoản đạt 30% được coi là an toàn, đảm bảo cho ngân hàng có thể đáp ứng được nhu cầu rút tiền hay thanh tốn tức thời với số lượng lớn.

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ BCTC của 19 NHTM

Hình 3.5: Tỷ lệ thanh khoản giai đoạn 2007 - 2014

Nhìn chung tỷ lệ thanh khoản của các NHTM giai đoạn 2007 - 2014 có xu hướng giảm. Từ năm 2008, đến 2010 thanh khoản hệ thống ngân hàng gặp khó khăn, nguyên nhân từ sự dư thừa thanh khoản trước những năm 2007 và cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới. Năm 2009, NHNN thực thi CSTT nới lỏng, nhưng trước tình trạng dư nợ tín dụng có dấu hiệu tăng mạnh hơn chỉ tiêu định hướng cả năm 2009 là 30%, NHNN có những động thái thắt dần tiền tệ chủ động ngăn ngừa lạm phát. Năm 2010, đang trong giai đoạn các NHTM thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì thơng tư 13/2010/TT-NHNN ra đời ngày 30 tháng 12 năm 2010 quy định vốn điều lệ tối thiểu của các NHTM phải đạt 3000 tỷ đồng. Áp lực thanh khoản càng tăng cao.

Năm 2011, tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản ngân hàng tăng nhẹ, do được ngân hàng Nhà nước hỗ trợ kịp thời thông qua tái cấp vốn và nghiệp vụ thị trường mở. Đến cuối năm 2011 tỷ lệ LIQ của khối NHTM là 26,21% tăng nhẹ so với năm 2010. Trong những năm tiếp theo tỷ lệ thanh khoản các NHTM suy giảm đến năm 2014 là 16,58%.

3.3.3 Quy mơ cấp tín dụng

Dư nợ cho vay được phân tích qua tỷ số: Dư nợ cho vay/Tổng tài sản ngân hàng (LOAN).

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ BCTC của 19 NHTM

Hình 3.6: Tỷ lệ dư nợ cho vay giai đoạn 2007 - 2014

Diễn biến của dư nợ tín dụng khá tương đồng với diễn biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu, trước năm 2012 tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản biến động cùng chiều với tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng tài sản, sau năm 2012 tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản và tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng tài sản biến động ngược chiều nhau. Trong giai đoạn nghiên cứu 2007 - 2014, tỷ lệ dư nợ cho vay tăng cao ở hai năm 2009, 2013 và giảm nhiều nhất là năm 2011. Yếu tố chính làm nên tăng trưởng tín dụng năm 2009 chính là chính sách nới lỏng tiền tệ của ngân hàng Nhà nước, cùng lúc đó Chính phủ đưa ra biện pháp kích thích tài khóa khiến nhu cầu đối với các khoản vay tăng cao. Năm 2011,bối cảnh kinh tế vĩ mơ nhiều khó khăn và NHNN quản lý chặt tăng trưởng tín dụng, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản và tín dụng của các NHTM đã suy giảm nhiều so với những năm trước, tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản là 52,46%. Nguyên nhân thứ nhất là do các NHTM buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt giới hạn tăng trưởng tín dụng trong cả năm 2011 là dưới 20%. Trong bối cảnh nền kinh tế suy

của các doanh nghiệp và vay vốn tiêu dùng của các cá nhân đều sụt giảm là nguyên nhân thứ hai. Hơn nữa, do lãi suất cho vay tăng lên quá cao, có thời điểm trên 25%/năm, đã vượt quá khả năng chịu đựng của khách hàng. Từ năm 2013, 2014 nền kinh tế đang trong q trình phục hồi, tăng trưởng tín dụng khối NHTM trong tầm kiểm sốt của NHNN lần lượt là 13,15% và 15,02%, tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản xoay quanh mức 58%.

3.3.4 Dự phịng rủi ro tín dụng

Dự phịng rủi ro tín dụng phản ánh thơng qua tỷ số: Tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng/Tổng dư nợ (LLR).

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ BCTC của 19 NHTM

Hình 3.7: Tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng giai đoạn 2007 - 2014

Tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng tài sản trong giai đoạn 2007 - 2014 gần như biến động khơng lớn xoay quanh mức 1,5%.

Khó khăn của nền kinh tế, trong hoạt động của mỗi ngân hàng đang dần thể hiện ở xu hướng gia tăng của nợ xấu. Tuy nhiên, ngân hàng Nhà nước vẫn tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động cho vay tại các ngân hàng cho nên nợ xấu năm 2009 được kiểm soát. Tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ tín dụng (LLR) của các NHTM ở mức 1,42% năm 2007, tăng lên 1,99% năm 2008. Nguyên nhân tỷ lệ

dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ tín dụng tăng là do nợ xấu tăng; cuộc suy giảm kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu các doanh nghiệp, vay vốn khó khăn và lãi suất vay cao, thị trường đầu ra thu hẹp, thua lỗ từ đầu tư vào thị trường chứng khốn…

Tháng 7 năm 2013, cơng ty quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) được thành với nhiệm vụ xử lý nợ xấu ngành Ngân hàng, tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ tín dụng các NHTM giảm nhẹ so với năm 2012 còn 1,59%, sang năm 2014 tiếp tục giảm cịn 1,53%.

3.3.5 Chi phí hoạt động

Chi phí hoạt động ngân hàng được xem xét thông qua chỉ số: Chi phí hoạt động/thu nhập hoạt động (COSR).

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ BCTC của 19 NHTM

Hình 3.8: Tỷ lệ chi phí hoạt động giai đoạn 2007 - 2014

Nhìn chung, tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động của các NHTM chia làm hai giai đoạn từ 2008 - 2011 có xu hướng giảm, từ năm 2012 - 2014 có xu hướng tăng. Giai đoạn thứ hai, do tốc độ tăng trưởng chi phí có xu hướng tăng trong khi tốc độ tăng trưởng thu nhập lại có xu hướng giảm qua các năm khiến cho tỷ lệ chi phí trên thu nhập hoạt động tăng.

Năm 2009, tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động của các NHTM là 59,77%, đến năm 2013 COSR tăng lên mức 68,87%, tỷ lệ này trong năm 2014 là 82,14%. Trong dài hạn, COSR có thể tiếp tục tăng do chi phí lao động tăng, chi phí chung cho các hoạt động khác đều tăng.

Tính đến 31/12/2014, có 18/19 NHTM trong phạm vi nghiên cứu có tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động lớn hơn 50%. Vì vậy trong những năm tiếp theo các ngân hàng này cần kiểm sốt chặt chẽ chi phí hoạt động, kết hợp với đẩy mạnh doanh thu, từ đó sẽ làm giảm tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động.

Trong khi đó chỉ có SaiGonBank có tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động ở mức dưới 50% và ở mức thấp so với các ngân hàng cịn lại.

3.3.6 Tăng trưởng GDP

Nguồn: World Bank

Hình 3.9: Tỷ lệ GDP giai đoạn 2007 - 2014

Năm 2007, kinh tế Việt Nam phát triển toàn diện GDP đạt mức 7,13%. Năm 2008, kinh tế thế giới trải qua cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại Suy thoái năm 1929. Nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, với tăng trưởng GDP chậm lại chỉ còn 5,66% năm 2008. Mặc dù giảm thêm xuống mức 5,40% vào năm 2009, nền kinh tế Việt Nam

vẫn là nền kinh tế phục hồi tốt nhất trong khu vực. Nỗ lực phấn đấu phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao hơn năm 2009, tăng tính ổn định kinh tế vĩ mô, nền kinh tế Việt Nam đã mạnh lên và tiếp tục tạo ấn tượng so với các nước châu Á trong năm 2010 với tăng trưởng GDP đạt 6,42%. Chương trình hỗ trợ này đã tăng thêm động lực phát triển cho nền kinh tế và nhờ đó, trong năm 2010, tăng trưởng GDP đã cao hơn các năm trước. Năm 2012, GDP đạt mức thấp nhất trong vòng 4 năm gần đây: Tăng trưởng tín dụng thấp và lãi suất cao khiến cho tiêu dùng, sản suất và đầu tư tư nhân gần như không tăng trưởng. Mức tăng trưởng 5,98% trong năm 2014 cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và mức tăng 5,42% của năm 2013 cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế.

3.3.7 Lạm phát

.

Nguồn: World Bank

Hình 3.10: Tỷ lệ lạm phát giai đoạn 2007 - 2014

Năm 2008, cuộc khủng hoảng giá lương thực và giá dầu toàn cầu gây ra lạm phát cao ở Việt Nam ở mức 23,12% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cao khiến nền kinh tế hoạt động không hiệu quả. ROA các NHTM sụt giảm so với năm 2007, còn 1,17%.

Sang năm 2009, trước tình hình lạm phát ở mức cao năm 2008, NHNN đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Tuy nhiên, việc thắt chặt tiền tệ không thể kéo dài trước nguy cơ kinh tế suy thoái do chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính tồn cầu. Từ tháng 09/2008, NHNN đã thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt hơn bao gồm việc cắt giảm lãi suất hoạt động. Chỉ số CPI giảm xuống đáng kể năm 2009, kết thúc năm ở mức 7,05% so với cùng kỳ năm trước. ROA của khối NHTM cũng được cải thiện, đạt 1,32%.

CPI trong năm 2011 đạt ngưỡng cao ở mức 18,68%. Chính sách tiền tệ nới lỏng cùng với tăng trưởng tín dụng và gia tăng cung tiền nhanh chóng là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến lạm phát. Chính sách tiền tệ đổi hướng từ mục tiêu ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế sang ưu tiên kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. NHNN đã thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, tập trung vào kiềm chế lạm phát. Chính sách tiền tệ thắt chặt đã giúp tỷ lệ lạm phát giảm xuống. Chỉ số này sau đó đã quay đầu giảm xuống chỉ cịn 9,09% vào năm 2012 chủ yếu xuất phát từ sức cầu nền kinh tế đang suy giảm mạnh. Chỉ số CPI năm 2013 giảm cịn 6,59%. Đến năm 2014, tiếp tục được kiểm sốt ở mức 4,09%.

Tóm tắt chương

Chương 3 trình bày q trình phát triển của hệ thống NHTM, số lượng cũng như kết quả kinh doanh của NHTM Việt Nam. Đồng thời tác giả phân tích thực trạng khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam thơng qua chỉ số lợi nhuận rịng trên tổng tài sản (ROA) và các yếu tố ảnh hưởng khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2007 - 2014. Theo đó, nhìn chung khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam có xu hướng giảm từ năm 2009 đến năm 2014. Về xu hướng ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng sinh lời của các NHTM gồm yếu tố dự phịng rủi ro tín dụng (được phân tích qua tỷ số dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ cho vay), khả năng thanh khoản (được phân tích qua tỷ số tổng tài sản thanh khoản trên tổng tài sản), quy mô vốn chủ sở hữu (được phân tích qua tỷ số tổng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản) có xu hướng giảm dần từ năm 2007 đến năm 2014. Tuy nhiên,

khi xem xét sự tương quan với chỉ số ROA thì yếu tố dự phịng rủi ro tín dụng biến động ngược chiều với biến động của ROA qua tất cả các năm.

Yếu tố quy mơ tín dụng (được phân tích qua tỷ số tổng dư nợ cho vay trên tổng tài sản), chi phí hoạt động (được phân tích qua tỷ số chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động) trong giai đoạn 2007 - 2014 có nhìn chung đều tăng và khi xét tương quan từng năm với ROA thì biến động ngược chiều với ROA từ năm 2011 đến năm 2014. Yếu tố vĩ mơ cịn lại: CPI, GDP có xu hướng giảm dần trong giai đoạn nghiên cứu. Phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời cho thấy xu hướng biến động của các yếu tố đều góp phần củng cố cho xu hướng giảm dần của ROA trong giai đoạn nghiên cứu 2007 - 2014.

Chương 4

KIỂM ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

4.1 Đề xuất mơ hình nghiên cứu

Các nghiên cứu trích dẫn ở chương 2 cho thấy, khả năng sinh lời ngân hàng (ROA) bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ, tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động, tỷ lệ tăng trưởng GDP.

Bài nghiên cứu sử dụng mơ hình nghiên cứu phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam dựa trên mơ hình nghiên cứu tại các NHTM của Malaysia (Ong Tze San & Teh Boon Heng (2013)) làm nền tảng và có thay đổi như sau:

ROAit = β0 + β1 EAit + β2 LIQit + β3 LOANit + β4 LLRit + β5 COSRit + β6 GDPt+ εit

Trong đó:

Biến phụ thuộc:

ROA: Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng tài sản

Các biến độc lập:

EA: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu LIQ: Tỷ lệ thanh khoản

LOAN: Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản

LLR: Tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ

COSR: Tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động

Biến kiểm soát:

GDP: Tỷ lệ tăng trưởng GDP.

4.2 Mơ tả biến

4.2.1 Biến phụ thuộc

ROA được tính tốn bằng cách lấy lợi nhuận ròng chia cho tổng tài sản. ROA là biến phụ thuộc duy nhất được chọn để đo lường lợi nhuận của ngân hàng. ROA càng cao thì càng tốt, điều này chứng tỏ ngân hàng kiếm được lợi nhuận nhiều hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)