Kiến nghị đối với Chính phủ, ngân hàng Nhà nước và cơ quan chức năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 74 - 76)

Chương 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

5.3 Kiến nghị đối với Chính phủ, ngân hàng Nhà nước và cơ quan chức năng

5.3.1 Đối với ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan đảm trách việc phát hành tiền tệ, quản lý tiền tệ và tham mưu các chính sách liên quan đến tiền tệ cho Chính phủ như: Phát hành tiền tệ, chính sách tỷ giá, chính sách về lãi suất, quản lý dự trữ ngoại tệ, soạn thảo các dự thảo luật về kinh doanh ngân hàng và các tổ chức tín dụng, xem xét việc thành lập các ngân hàng và tổ chức tín dụng, quản lý các ngân hàng thương mại Nhà nước. Thơng qua vai trị của ngân hàng Nhà nước, tác giả đề xuất một số kiến nghị như sau:

- Ngân hàng Nhà nước nên xem xét áp dụng tấm đệm vốn chống lại chu kỳ (countercyclical capital buffer) theo như khuyến nghị của Basel III để phịng ngừa những trường hợp tăng trưởng tín dụng nóng như thời gian vừa qua. Cụ thể, tấm đệm này sẽ là một phần vốn thêm vào mức vốn yêu cầu, biến thiên trong khoảng từ 0% đến 2.5% tùy theo quyết định của NHNN dựa trên điều kiện kinh tế vĩ mô. Tấm đệm vốn này được hoạt động như một công cụ giám sát vĩ mô, được yêu cầu bởi cơ quan chức năng trong thời kỳ tăng trưởng tín dụng nóng, và sẽ giúp các NHTM tránh các cú sốc về vốn gặp phải trong thời kỳ khủng hoảng. Tuy nhiên, để triển khai tấm đệm vốn này cũng cần được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn về các chỉ số cảnh báo, thể thức thực hiện cũng như số lượng vốn yêu cầu.

- Ngân hàng Nhà nước cần phát huy những kết quả và nỗ lực đã đạt được, nâng cao năng lực trong việc điều hành chính sách tiền tệ theo hướng chủ động và linh hoạt nhằm thực hiện các mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định hệ thống để

tạo niềm tin cho nhân dân, cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Việc ổn định giá trị đồng tiền, quản lý tốt thị trường vàng, ngoại hối sẽ góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ, kiềm chế lạm phát, giảm mặt bằng lãi suất, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn, tiếp tục đẩy mạnh việc cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu nhằm lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng; thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy tín dụng với nơng nghiệp, nông thôn, hỗ trợ ngư dân.

- Ngân hàng Nhà nước cần rà soát, đánh giá những cơ chế liên quan đến vấn đề sở hữu chéo, tránh tạo lỗ hổng để một số cá nhân lời dụng sơ hở của pháp luật trục lợi, gây ảnh hưởng đến hoạt động ngành ngân hàng. Đồng thời, xem xét điều chỉnh những quy định tạo môi trường thuận lợi để duy trì, xây dựng niềm tin cho các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng nước ngồi hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

- Tiếp tục cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thương mại nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Đối với các ngân hàng thương mại có tình hình nợ xấu cao, thanh khoản yếu kém và tình hình tài chính yếu thì ngân hàng Nhà nước nên tiếp tục chỉ đạo cho sáp nhập và mạnh dạn cho phá sản những ngân hàng yếu kém. Nếu việc sáp nhập, phá sản được thực hiện triệt để sẽ giúp các ngân hàng thương mại hoạt động được tốt hơn, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng thương mại hoạt động ổn định, cạnh tranh lành mạnh.

5.3.2 Đối với Chính phủ

- Xây dựng một đến hai ngân hàng thương mại trụ cột, có tầm cỡ khu vực, làm trụ cột cho tồn hệ thống; tạo điều kiện cho các ngân hàng này tham gia mua, bán, sáp nhập với các tổ chức tín dụng phù hợp, tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức, phát hành riêng lẻ.

- Tiếp tục tạo điều kiện cho ngân hàng Nhà nước được phát huy và nâng cao tính độc lập, trách nhiệm của mình: tạo điều kiện cho Ngân hàng Nhà nước chủ động điều hành chính sách tiền tệ theo các tín hiệu của thị trường nhằm đảm bảo thực thi chính sách tiền tệ một cách hiệu quả hơn.

- Cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các chính sách kinh tế vĩ mơ: chính sách tiền tệ hiệu quả phải được xây dựng và thực thi đồng bộ với những chính sách kinh tế vĩ mơ khác như chính sách quản lý nợ, chính sách thu hút đầu tư, chính sách ngoại hối, chính sách thương mại nhằm tạo mơi trường cho hoạt động ngân hàng có hiệu quả, an toàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)