Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các yếu tố giá tham khảo đến ý định mua của khách hàng đối với sản phẩm sữa bột dành cho em bé ở thị trường TP HCM (Trang 60 - 63)

Các biến độc lập và phụ thuộc sau khi đánh giá độ tin cậy thang đo được phân tích nhân tố EFA nhằm rút gọn biến quan sát và kiểm tra sự hội tụ của thang đo. Kết quả phân tích EFA biến độc lập và các biến phụ thuộc được trình bày dưới đây.

Phân tích EFA nhóm biến độc lập

Từ kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo ở phần trên, việc phân tích nhân tố trước tiên được tiến hành trên 30 biến quan sát (sau khi đã loại PH4, VH4, PC3, PC4, PCA4 ở phần phân tích trên) của các biến thuộc yếu tố của giá tham khảo bên trong và giá tham khảo bên ngoài. Kết quả đạt được hệ số KMO = 0.779 > 0.5 với mức ý nghĩa

Sig = 0.00 < 0.05, cho thấy các biến có tương quan chặt chẽ với nhau. Đồng thời tổng phương sai trích là 65.588% > 50% cho thấy 7 nhân tố này giải thích 65.588% sự biến thiên của tập dữ liệu và giá trị Eigenvalue = 1.007 > 1 dữ liệu rút trích thành 7 nhân tố như khái niệm ban đầu (phụ lục 7). Kết quả cho thấy tất cả biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố (factor loading) lớn hơn 0.5, ngoài trừ SE5 có hệ số tải nhân tố (factor loading) là 0.464<0.5 vì thế loại bỏ biến này và tiến hành phân tích nhân tố lần 2.

Phân tích nhân tố lần 2: Sau khi phân tích nhân tố lần 2 cịn lại 29 biến quan

sát sau khi đã loại SE5 ở phần phân tích nhân tố EFA (phụ lục 7) của các biến thuộc yếu tố của giá tham khảo bên trong và giá tham khảo bên ngoài. Kết quả đạt được hệ số KMO = 0.779 > 0.5 với mức ý nghĩa Sig = 0.00 < 0.05, cho thấy các biến có tương quan chặt chẽ với nhau. Đồng thời tổng phương sai trích là 62.897% > 50% cho thấy 7 nhân tố này giải thích 62.897% sự biến thiên của tập dữ liệu và giá trị Eigenvalue = 1.147 > 1 dữ liệu rút trích thành 7 nhân tố như khái niệm ban đầu (phụ lục 7). Kết quả bảng 4.2 cho thấy tất cả biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố (factor loading) lớn hơn 0.5. Do đó thang đo về khái niệm này đạt yêu cầu về giá trị hội tụ và độ tin cậy về các kiểm định nhân tố.

Bảng 4.2: Kiểm định KMO và Barlett’s nhóm biến phụ thuộc.

Kiểm định KMO và Barlett’s

Chỉ số KMO .772

Kiểm định Barlett’s 1998.203

Df 325

Sig. .000

Bảng 4.3: Kết quả phân tích EFA các thành phần của của các biến thuộc yếu tố của giá tham khảo bên trong và giá tham khảo bên ngoài.

Biến quan sát Nhân tố

1 2 3 4 5 6 7 PrH4 .789 PrH3 .752 PrH2 .742 PrH5 .717 PrH1 .682 CC2 .861 CC1 .818 CC3 .739 CC4 .733 PH1 .656 PH3 .649 PH6 .627 PH5 .605 PH2 .604 PCA3 .680 PCA2 .679 PCA1 .675 VH3 .766 VH1 .764 VH2 .658 SE3 .714 SE4 .708 SE1 .550 SE2 .542 PC1 .889 PC2 .859 Phương sai trích 20.737 33.132 41.091 47.578 53.423 54.487 62.897 Eigenvalues 5.392 3.223 2.069 1.686 1.520 1.317 1.147

Kết quả phân tích EFA lần 2 các biến độc lập đã trích xuất được 7 nhân tố như sau:

- Nhân tố lịch sử giá (PH) gồm các biến quan sát: PH1, PH2, PH3, PH5, PH6.

- Nhân tố lịch sử khuyến mãi (PrH) gồm các biến quan sát: PrH1, PrH2, PrH3, PrH4, PrH5.

- Nhân tố lịch sử mua sắm (VH) gồm các biến quan sát: VH1, VH2, VH3.

- Nhân tố đặc điểm của người tiêu dung (CC) gồm các biến quan sát: CC1, CC2, CC3, CC4.

- Nhân tố dịp mua sắm (PC) gồm các biến quan sát: PC1, PC2.

- Nhân tố môi trường cửa hàng (SE) gồm các biến quan sát: SE1, SE2, SE3, SE4.

- Nhân tố danh mục sản phẩm (PCA) gồm các biến quan sát: PCA1, PCA2, PCA3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các yếu tố giá tham khảo đến ý định mua của khách hàng đối với sản phẩm sữa bột dành cho em bé ở thị trường TP HCM (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)