CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.2 Mô hình hấp dẫn trong thương mại
2.2.3 Nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến nhân tố hấp dẫn hoặc cản trợ
a. Các chính sách khuyến khích, quản lý xuất khẩu
Các nhân tố về chính sách khuyến khích/quản lý xuất khẩu có tác động lớn đến KNXK của một quốc gia. Song, tùy vào các cơng cụ sử dụng khác nhau mà các chính sách này có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến xuất khẩu của một quốc gia. Các chính sách tác động đến xuất khẩu khá đa dạng nên trong khuôn khổ của bài nghiên cứu sẽ chỉ tập trung vào những chính sách tác động trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia. Cụ thể:
Các chính sách liên quan đến điều chỉnh những rào cản thương mại.
Theo các tài liệu của Tổ chức Thương mại thế giới (Diễn đàn về thương mại và phát triển của Liên hợp quốc - UNCTAD - từ năm 1994), thì có thể hiểu hệ thống các rào cản trong thương mại gồm hai loại: rào cản thuế quan và rào cản phi thuế quan, đây là những rào cản gây ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu một cách rõ ràng.
Rào cản thuế quan là loại rào cản phổ biến nhất và mang tính chất truyền thống trong thương mại quốc tế, được xác định và phân loại trên cơ sở các mức thuế áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu và xuất khẩu như thuế phi tối huệ quốc, thuế tối huệ quốc, thuế quan ưu đãi phổ cập, thuế quan áp dụng đối với khu vực thương mại tự do, thuế quan ưu đãi chuyên ngành... Hiện nay, do loại hàng rào thuế quan có bản chất mâu thuẫn với tiến trình tự do hố thương mại, nên loại rào cản này có xu hướng ngày càng bị hạn chế trong quan hệ thương mại. Vì vậy, tại các vịng đàm phán đa phương cũng như song phương, chủ đề được các quốc gia đặt lên hàng đầu và cũng là tiêu chí để các bên có thể thống nhất với nhau là cắt, giảm dần và loại bỏ các loại rào cản thuế quan.
Rào cản phi thuế quan bao gồm nhiều loại khác nhau, ví dụ: các biện pháp cấm; hạn ngạch về số lượng hoặc giá trị được phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu trong một thời
kỳ nhất định; giấy phép xuất - nhập khẩu; thủ tục hải quan; hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT); các biện pháp vệ sinh động - thực vật (SPS); các quy định về thương mại dịch vụ, về sở hữu trí tuệ, bảo vệ mơi trường; các quy định chuyên ngành về điều kiện sản xuất, thử nghiệm, lưu thông và phân phối các sản phẩm; các rào cản về văn hố; các rào cản địa phương…
Do trình độ và mức độ hội nhập của các quốc gia là khác nhau, mục đích sử dụng các loại rào cản trong thương mại cũng khác nhau (mục đích chính trị, an ninh quốc gia, bảo vệ việc làm, bảo vệ người tiêu dùng, khuyến khích lợi ích của quốc gia, để đáp lại các hành động thương mại khơng bình đẳng, để bảo vệ mơi trường...) nên về cơ bản, các quốc gia vẫn sử dụng kết hợp cả hai loại rào cản trên. Tuy nhiên, mức độ sử dụng các loại rào cản này của các quốc gia là khác nhau và ngày càng linh hoạt, tinh vi hơn.Khi các rào cản thương mại tăng lên như thuế nhập khẩu hay yêu cầu các tiêu chuẩn đối với hàng hóa nhập khẩu cao hơn thì sẽ dẫn đến việc hạn chế luồng hàng hóa xuất nhập khẩu. Ngược lại, khi các rào cản này giảm đi (khi các quốc gia tham gia vào khu vực mậu dịch tự do, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế, giảm thuế, quy định tiêu chuẩn linh hoạt…) sẽ tạo thuận lợi hơn cho luồng thương mại quốc tế, do vậy sẽ thúc đầy kim nghạch thương mại nói chung.
Điều này khớp với các nghiên cứu thực nghiệm đều chỉ ra thuế có tác động ngược chiều đến giá trị xuất khẩu. Với trường hợp cùa Việt Nam thì nghiên cửu của Đào Ngọc Tiến (2009) cũng chỉ ra rằng thuế có tác động tiêu cực tới tổng giá trị xuất khẩu song tác động ấy là không đáng kể so với các rào cản thương mại khác. Tuy vậy, cũng có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra những tác động trái chiều nhau của việc giảm rào cản thương mại thông qua tham gia hợp tác kinh tế hay các khu vực mậu dịch tự do. Như nghiên cứu của Céline Carrere (2003) chi ra giá trị trao đối thương mại giữa hai quốc gia sẽ chịu tác động có thể cả tích cực và tiêu cực bởi tham gia vào cùng một khối kinh tế. Theo như nghiên cứu đó, có khối kinh tể thúc đẩy xuất khẩu như NAFTA, ASEAN hay CACM, nhưng cũng có những khối kinh tế lại hạn chế xuất khẩu như MECOSUR.
Nghiên cứu cho trường hợp của Việt Nam thì Nguyễn Xuân Bắc (2010) đã chỉ ra việc tham gia khối ASEAN khơng có tác động đến trao đối thương mại của Việt Nam. Điều này được giải thích do trong khối dữ liệu các quốc gia được chon để nghiên cứu bao gồm khối EU và 15 nước là bạn hàng lớn của Việt Nam, thì các nước thuộc khối ASEAN chiếm thị phần giao dịch thương mại với Việt Nam tương đối nhỏ, chính vì vậy biến ASEAN dường như ko có tác động đến KNXK của Việt Nam. Trong khi đó nghiên cứu của K. Doanh Nguyen và Yoon Heo lại chỉ ra tác động của việc tham gia AFTA trong ASEAN tới xuất khấu của Việt Nam tới các nước trong khối là tích cực. Như vậy có thế thấy các nghiên cứu chưa thống nhất nhau ở điểm này.
Chính sách tỷ giá hối đối.
Tỷ giá hối đoái giữa hai tiền tệ là tỷ giá mà tại đó một đồng tiền này sẽ được trao đổi cho một đồng tiền khác. Nó cũng được coi là giá cả đồng tiền của một quốc gia
được biểu hiện bởi một tiền tệ khác. Đối với những nước có nền kinh tế đang phát triển
như Việt Nam, tỷ giá thường được xác định là giá của đồng ngoại tệ tính theo đơn vị nội tệ, hay nói cách khác tỷ giálà số lượng đơn vị tiền tệ cần thiết để mua một đơn vị ngoại tệ. Trong phạm vi bài nghiên cứu này, để có thể loại trừ được sự ảnh hưởng chênh lệch lạm phát giữa các nước và phản ánh đúng sức mua, sức cạnh tranh của một quốc gia, tỷ giá được sử dụng sẽ là tỷ giá thực.
Ta có thể nhận thấy, tác động của chính sách tỷ giá hối đoái tới KNXK thực ra chính là tác động mà những thay đổi trong mức tỷ giá hối đoái gây ra. Tỷ giá hối đoái tác động trực tiếp đến giá cả hàng xuất khẩu - nhân tố quan trọng trong việc xác định mức cầu của thị trường. Khi tỷ giá hối đoái giảm, giá đồng nội tệ tăng lên, lượng ngoại tệ thu về từ hoạt động xuất khẩu sẽ giảm xuống, doanh thu từ hoạt động xuất khẩu tính ra đồng nội tệ bị thu hẹp, xuất khẩu không được khuyến khích hay xu thế chung thường gặp là một sự sút giảm trong hoạt động xuất khẩu.Bên cạnh đó, khi tỷ giá hối đoái tăng, giá đồng nội tệ giảm xuống thì một tương lai tươi sáng lại mở ra cho các nhà xuất khẩu, do lượng ngoại tệ thu về đổi ra được nhiều ngoại tệ hơn, KNXK tăng lên, kích
thích hoạt động xuất khẩu tăng trưởng và phát triển với điều kiện các chi phí đầu vào của sản xuất hàng xuất khẩu không tăng lên tương ứng.
Trường hợp xét về hàng hóa của Việt Nam thì nghiên cứu thựcnghiệm của Đỗ Thái Trí (2006) cho tổng KNXK giai đoạn từ1995 đến 2004 cho các mặt hàng chủ lực trong giai đoạn từ 1989 đến 2006 đã chỉ ra tỷ giá hối đối thực có tác động ngược chiều đến giá trị xuất khẩu.
Khoảng cách giữa các quốc gia
Khoảng cách giữa các quốc gia được đề cập tới ở đây bao gôm cả khoảng cách theo nghĩa đen - khoảng cách địa lý và cả “khoảng cách” (sự khác biệt) ở một số điếm giữa nước xuất khẩu và nước đối tác như khống cách phát triển, khoảng cách về văn hóa, ngơn ngữ, ... Tác động của những khống cách này đến KNXK của quốc gia sẽ được trình bày dưới đây:
Khoảng cách địa lý
Khoảng cách địa lý giữa hai quốc ảnh hướng tới cước phí vận chuyến, rủi ro trong qua trình vận chuyến ... Khoảng cách càng gần thì cước phí càng nhỏ, rủi ro đối với hàng hóa trong vận chuyển càng giảm, như thế càng góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu. Đó là lý do tại sao các nước hay chú trọng đến giao lưu thương mại đối với các nước có cùng đường biên giới hay các nước trong cùng khu vực.
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm như của Céline Carrere (2003), Martínez-Zarzoso, I. và Nowak-Lehmann, D.F. (2004) đều cho kết quả tỷ giá là một trong những nhân tố quan trọng đối với tổng KNXK song phương. Đối với trường hợp cụ thể của Việt nam, các nghiên cứu của Do Thai Tri (2006) hay nghiên cứu của Nguyễn Xuân Bắc (2010) đều cho thấy tỷ giá có tác động ngược chiều đến dòng chảy xuất khẩu của Việt nam.
Khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế
Sự tương đồng về trình độ phát triển kinh tế có thể cản trờ hoặc hấp dẫn đối với thương mại giữa hai nước. Nếu hai nước có cùng trình độ phát triển thì nhu cầu về các mặt hàng chính, thị hiếu tiêu dùng, yêu cầu chất lượng sản phẩm cũng tương đương
nhau, do vậy hàng hóa của nước này dễ dàng đáp ứng các yêu cầu của nước kia và thuận lợi cho việc thúc đẩy xuất khẩu. Ngược lại, nếu hai nước có sự cách biệt lớn về trình độ phát triển như trường hợp các nước kém phát triển, hàng hóa của họ sẽ khó đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của các nước phát triền, do vậy hạn chế khả năng xuất khẩu.Tuy nhiên sự cách biệt lớn về kinh tế lại có thể thể hiện cho việc dư thừa các nhân tố sản xuất là khác nhau và theo lý thuyết H-O thì lại tăng luồng trao đổi thương mại hàng hóa với những mặt hàng có độ thâm dụng các yểu tố đầu vào khác nhau.