.3 Kết quả mơ hình hồi quy từ phần mềm Stata 12

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các nhân tố tới xuất khẩu thủy sản việt nam đến các nước thành viên TPP (Trang 70 - 74)

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ dữ liệu nghiên cứu từ phần mềm Stata 12)

Số liệu tính tốn dựa trên mẫu gồm dữ liệu của Việt Nam và 11 quốc gia đàm phán hiệp định TPP trong giai đoạn 2001 – 2014 với 154 quan sát.

Biến số Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn nhỏ nhất Giá trị Giá trị lớn nhất Tijt 154 194 344 0 1,710 GDPit 154 95.5 49.6 35.3 186 GDPjt 154 2,090 4,070 5.6 17,400 POPit 154 84,700,000 3,738,915 78,600,000 90,700,000 POPjt 154 61,800,000 86,800,000 337,074 319,000,000 DISjt 154 9,621 6,242 2,036 18,958 EDISjt 154 24,384 16,319 134 56,285 RERjt 154 10,096 7,277 23 25,477 BTA_FTAjt 154 0 0 0 1

Trong khi khoảng cách địa lý trung bình giữa Việt Nam và quốc gia nhập khẩu trong khối TPP là 9621 km thì khoảng cách về thu nhập bình quân đầu người cao nhất 56.285 USD, khoảng cách kinh tế cao nhất là giữa Việt Nam và Singapore vào năm 2014. Khoảng cách kinh tế giữa Việt Nam và các quốc gia có GDP bình qn đầu người cao trên thế giới như Mỹ, Úc, Brunei, Singapore là khá lớn khi hầu như các quốc gia này đều có GDP bình qn đầu người trên 40.000 USD/người. Tuy khoảng cách kinh tế khá lớn nhưng các quốc gia này đều nhập khẩu Thủy sản của Việt Nam.

Yếu tố GDP đại diện cho năng lực sản xuất trong nước, khả năng cung ứng hàng hóa xuất khẩu. Trong giai đoạn 2001-2006 nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua sự suy giảm vào giai đoạn 1993-2000 và tăng trưởng trở lại với tốc độ khá cao, trung bình cả giai đoạn này có mức độ tăng trưởng 7.5%. Tuy nhiên, từ 2008 cho tới nay do khủng hoảng kinh tế thế giới, nền kinh tế có dấu hiệu chững lại. Kinh tế Việt Nam tăng trưởng 8,46% năm 2007, khi khủng hoảng kinh tế diễn ra sau đó vào năm 2008, nền kinh tế đã có dấu hiệu lạm phát cao, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, dịng vốn nước ngồi giảm sút. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đã chậm lại từ năm 2011 (năm 2011 tăng 6,24%, năm 2012 tăng 5,25%, năm 2013 tăng 4,9% ) kéo theo tốc độ tăng trưởng của tất cả các ngành hàng đều sụt giảm, ảnh hưởng đến cung hàng hóa xuất khẩu. Bước sang năm 2014, nền kinh tế có những dấu hiệu phục hồi, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 5.98%, vượt chỉ tiêu so với kế hoạch đặt ra là 5.9%. Tuy nhiên, quy mô nền kinh tế Việt Nam vẫn còn khá nhỏ, các cân đối vĩ mơ trong nền kinh tế chưa vững chắc và cịn chịu khá nhiều tác đơng từ bên ngồi. Xét đến GDP của nước nhập khẩu (chính xác hơn là GDP bình qn đầu người của nước nhập khẩu) của một nước lớn thì dân số nước đó có khả năng chi trả nhiều hơn cho hàng hóa của các nước khác, khiến cho giá trị xuất khẩu vào nước đó tăng lên. Tuy nhiên, tác động của thu nhập nước nhập khẩu tới cầu nhập khẩu cịn bị ảnh hưởng bởi từng loại hàng hóa. Các nhóm hàng khác nhau sẽ có độ co dãn theo thu nhập khơng giống nhau. Trong giai đoạn 2001-2014, 11quốc gia thành viên TPP có sự cách biệt khá lớn giữa các nhóm nước có thu nhập khác

nhau. Điển hình, GDP thống kê năm 2014, nhóm nước có GDP thuộc top thế giời như Mỹ, Nhật Bản có mức GDP lần lượt là 17.419 tỷ USD và cao gấp…. lần so với các nước như Peru, Chile. Trong số 12 quốc gia thành viên hiện tại, Việt Nam là nền kinh tế “tý hon” trong khối, đứng áp chót bên trên Brunei. Với GDP danh nghĩa năm 2014 đạt 186 tỷ USD, Việt Nam có quy mơ nền kinh tế xấp xỉ New Zealand, bằng 1/25 GDP của Nhật Bản và 1/94 GDP của Mỹ.Thực tế xuất khẩu thủy sản tới các quốc gia có tốc độ tăng trưởng khác nhau, quy mơ khác nhau, có những nước tăng trưởng rất cao như Mỹ, Nhật Bản, nhưng lại có nước tăng trưởng thấp như Chile, Peru.

Yếu tố dân số đại diện cho lực lượng lao động của Việt Nam. Theo số liệu bảng thống kê cho thấy, dân số trung bình của các quốc gia thuộc khối TPP là 61.8 triệu người, và nước có dân số đơng nhất là Hoa Kỳ đạt mốc 319 triệu người vào cuối năm 2014. Trong giai đoạn 2001-2004, dân số Việt Nam tăng mạnh 1,47%. Dân số gia tăng làm tăng số lao động cho nền kinh tế, tăng khả năng sản xuất và lượng cung ứng hàng hóa. Tuy nhiên, khi xét đến chất lượng nguồn lao động thì chất lượng lao động của Việt Nam còn thấp do tỷ lệ lao động qua đào tạo chưa cao. Ngoài ra, dân số đơng cịn đồng nghĩa với thị trường tiêu thụ hàng hóa cao. Như vậy, ảnh hưởng của dân số Việt Nam đến xuất khẩu là không đáng kể. Quy mô dân số thuộc nhóm TPP cũng khá đa dạng, bên cạnh những quốc gia có dân số thuộc loại lớn nhất như hoa Kỳ, Nhật Bản, Việt Nam thì cũng có những quốc gia có mức dân số thấp như Brunei và Singapore.

Chính sách tỷ giá, theo cách phân loại của IMF (năm 2008), trong các quốc gia tham gia TPP, chỉ có duy nhất Brunei theo chế độ tỷ giá neo cứng đồng tiền quốc gia với một đồng tiền mạnh. Singapore, Malaysia và Peru theo chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý – tỷ giá được xác định bởi thị trường, khơng có mức tỷ giá cơng bố, ngân hàng Trung ương chủ động can thiệp để làm mềm sự biến động của tỳ giá. Trong khi đó, có tới một nưa số nước tham gia đàm phán hiệp định TPP bao gồm Chile, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Neww Zealand và Australia theo chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn – tỷ giá được định đoạt bởi cung – cầu thị trường. Trong giai đoạn 2001-2014, chính sách tỷ giá của

Việt Nam luôn giữ cho VND yếu so với ngoại tệ nhằm khuyến khích xuất khẩu, thể hiện ở tỷ giá danh nghĩa của hầu hết ngoại tệ tính theo VND đều tăng. Tuy nhiên do lạm phát trong nước cao, giá cả hàng hóa trong nước tăng nhanh hơn so với hầu hết các nước khác, làm cho tỷ giá thực tế của ngoại tệ và VND biến động phức tạp, nhiều giai đoạn đi chệch với mục tiêu khuyến khích xuất khẩu của chính phủ.

4.3 Kết quả lựa chọn mơ hình

4.3.1 Lựa chọn mơ hình

Như đã đề cập trong chương 3, bài nghiên cứu sẽ quy mơ hình theo ba phương pháp là hồi quy bình phương nhỏ nhất thơng thường (Pool OLS), hồi quy tác động cố định (FEM), hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM). Tiếp đến, sử dụng các kiểm định đã đề cập để chọn ra phương pháp hồi quy tối ưu.

 Trước hết, tôi sử dụng kiểm định F Testđể lựa chọn giữa phương pháp FEM và Pool OLS. Kết quả cho ta giá trị P_value nhỏ hơn mức ý nghĩa 5%, do đó giả thiết Ho bị bác bỏ, đồng nghĩa với kết quả ước lượng của mơ hình FEM được cho là hiệu quả hơn ước lượng OLS.

 Tiếp theo, kiểm định Breusch – Pagan Lagrangian multiplier để được sử dụng để lựa chọn giữa mơ hình REM và mơ hình pooled OLS. Kết quả giá trị P_value=0.0332 nhỏ hơn mức ý nghĩa 5%, giả thiết Ho bị bác bỏ, chứng tỏ có những ảnh hưởng ngẫu nhiên trong mơ hình. Như vậy, kết quả ước lượng của mơ hình REM sẽ hiểu quả hơn ước lượng OLS.

 Cuối cùng, để lựa chọn giữa hai mơ hình FEM và REM, tơi sẽ sử dụng kiểm định Hausman-Taylor. Theo kết quả trình trong bảng tổng hợp trên, kiểm định Hausman có giá trị P_value = 0.0195 nhỏ hơn mức ý nghĩa 5%, như vậy kết quả ước lượng của mơ hình FEM sẽ hiểu quả hơn ước lượng REM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các nhân tố tới xuất khẩu thủy sản việt nam đến các nước thành viên TPP (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)